fbpx

Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy – đại diện của thế hệ lãnh đạo F2 tỏa sáng

Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy đã góp phần thay đổi góc nhìn của nhiều người về thế hệ lãnh đạo F2, không chỉ khiến nhiều người ngưỡng mộ không vì khối tài sản khổng lồ mà còn với profile “khủng”, tài năng và tầm nhìn.

Đại diện của thế hệ lãnh đạo F2 tỏa sáng

Trong một công ty gia đình hoặc thậm chí là công ty đại chúng đi nữa, khi thế hệ F2 là người kế nghiệp, những vị lãnh đạo trẻ tuổi này thường được xem là không có ước mơ lớn cho tương lai xa của doanh nghiệp mà sẽ chỉ giữ nhịp kinh doanh bình thường, miễn cho công ty được ổn định và có xu hướng giữ lại cổ tức.

Nhưng “mẫu hình” trên không phải lúc nào cũng đúng. Hãy đến với câu chuyện của vị lãnh đạo lọt vào top xu hướng tìm kiếm của Google – Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy, gây bão trên khắp các nền tảng mạng xã hội với màn đàn – hát – nhảy trên sân khấu kỷ niệm 30 năm thành lập ngân hàng này vào tối 4/6.

@happy.live.books

Chủ tịch ACB – Trần Hùng Huy nhìn qua khịa cạnh 4M trong đầu tư. #xuhuong #tranhunghuy #ACB #kyniem30namthanhlapacb

♬ nhạc nền – Happy Live Bookstore – Happy Live Bookstore

Team marketing chạy cả tháng thua chủ tịch ACB hát 1 đêm

Ông Trần Hùng Huy sinh năm 1978, là con trai cả của ông Trần Mộng Hùng – một trong những người sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Ông giữ chức Chủ tịch ACB từ tháng 9/2012 khi mới 34 tuổi và đảm nhiệm vị trí này trong hơn 10 năm qua. Hiện tại, ông Trần Hùng Huy đang nắm giữ 115.730.000 cổ phiếu ACB, trị giá khoảng 2.900 tỷ đồng.

Chủ tịch ACB từng tốt nghiệp cử nhân với ba chuyên ngành quản trị kinh doanh, tài chính và kinh doanh quốc tế vào năm 2000, tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh vào năm 2002 tại Đại học Chapman, Hoa Kỳ. Đến năm 2011, ông bảo vệ xong luận án tiến sĩ kinh tế tại Đại học Golden Gate (Mỹ).

Khi ông Huy lên làm Chủ tich ACB, nhiều người nghĩ đó là một lựa chọn tạm thời khi ngân hàng này đang khủng hoảng và không ai muốn ngồi vào “ghế nóng”. Thế nhưng, sau đó 6 tháng, lần đại hội cổ đồng kế tiếp của năm 2013 và những kỳ họp tiếp theo, ông Huy vẫn tiếp tục ngồi “ghế nóng”. Có lẽ những kết quả kinh doanh ở ACB là lý do để cổ đông và các thành viên HĐQT tiếp tục lựa chọn vị chủ tịch tuổi ngựa (sinh năm 1978) “ngồi yên chiến mã”.

Ông là người trẻ tuổi nhất trong dàn lãnh đạo của ACB và cũng là vị chủ tịch ngân hàng đặc biệt, công khai tài khoản mạng xã hội Facebook chia sẻ về cuộc sống thường ngày và những hoạt động cùng ngân hàng ACB. Mỗi bài đăng đều thu về hàng nghìn lượt like và bình luận.

So với cha mình, ông Huy là một lãnh đạo gần gũi với nhân viên nhiều hơn. Trong nhiều hoạt động xã hội của ngân hàng, ông Huy tham gia rất nhiệt tình, thậm chí còn là người phát động, quảng bá như chương trình “nói không với đồ nhựa sử dụng một lần”.

Đặc biệt, sau tiệc kỷ niệm 30 năm thành lập ACB, màn thể hiện âm nhạc, vũ đạo của Chủ tịch Trần Hùng Huy đã gây “sốt” mạng xã hội. Từ khóa “Trần Hùng Huy” có thời điểm đứng đầu top xu hướng của công cụ tìm kiếm Google. Từ khóa “ACB” cũng đứng ở vị trí thứ 3.

Là chủ tịch một công ty, Trần Hùng Huy không thể nào so với một ca sĩ, vũ công chuyên nghiệp nhưng cái hay của màn nhảy “dưới mưa” đó là hình ảnh một vị lãnh đạo dám bước ra khỏi vùng an toàn. Chân dung lãnh đạo đã được truyền thông rõ ràng, xuyên suốt, câu chuyện thương hiệu trong sự kiện lần này phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu trẻ của ACB.

Nói về sàn chứng khoán, cùng với đà khởi sắc của nhóm ngân hàng, ACB gần đây giao dịch khá tích cực. Tuy nhiên, so với các mã cùng ngành, đà tăng của ACB có phần lép vế, chưa tạo ra ảnh hưởng mạnh. Nhưng trong tương lai xa, tầm nhìn từ ban lãnh đạo cùng con hào kinh tế Moat có thể lớn mạnh đến đâu lại là một ẩn số. 

Và nếu bạn là một nhà đầu tư đang tìm kiếm cho mình những doanh nghiệp có yếu tố cơ bản tốt để đầu tư, yếu tố lãnh đạo là điều không thể bỏ qua. Huyền thoại Warren Buffett cũng từng nhắc đến trong những bức thư gửi cổ đông rằng đạo đức và năng lực của ban quản lý là nhân tố quan trọng không thể không nhắc đến trong những tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp. 

4 tiêu chí “scan” ban lãnh đạo từ Phil Town

Nhìn ban lãnh đạo... nhìn thấy tương lai doanh nghiệp bạn đầu tư - Happy Live

Mọi công ty đều có người đứng đầu, nhưng điều đó không có nghĩa công ty đó đang có một người điều hành thực sự. Lãnh đạo là vấn đề về tầm nhìn và giá trị. Sau đây là 4 tiêu chí đánh giá ban lãnh đạo

1. Ban lãnh đạo có tinh thần phục vụ, không vị kỷ: Ban lãnh đạo một lòng phục vụ những cổ đông của công ty – như những người chủ thật sự, thương hiệu, nhân viên, cộng đồng, các nhà phân phối, khách hàng. Người lãnh đạo chỉ “ăn” khi mọi người đều đã có phần.

2. Đam mê:Ban lãnh đạo toàn tâm toàn ý vì công ty. Họ đam mê những gì công ty xây dựng nên, đam mê những gì công ty đại diện cho, niềm đam mê của họ có tính lây nhiễm, mọi nhân sự trong công ty đều thừa hưởng niềm đam mê ấy.

3. Danh dự: Ban lãnh đạo sẽ không bao giờ đánh đổi danh dự và danh tiếng để đổi lấy tiền bạc hay một sự biệt đãi.

4. BAG: Mục tiêu lớn đầy thách thức (Big Audacious Goal): Một ban lãnh đạo muốn làm thay đổi thế giới sẽ cuốn hút được nhiều người theo giúp đỡ. Nhiệt huyết của ông sẽ dẫn dắt toàn bộ tổ chức, và đó chính là khởi nguồn của một công ty tăng trưởng vượt trội, một nguồn lợi nhuận kếch xù.

Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp nhà đầu tư cá nhân vì tin tưởng hoàn toàn mù quáng vào ban lãnh đạo dẫn đến thua lỗ nặng nề.

Những sai lầm khi đánh giá ban lãnh đạo

1. Tin vào khả năng nhìn người “theo cảm tính” của mình

Có nhiều nhà đầu tư hoàn toàn tin tưởng vào khả năng nhìn người của mình. Nhưng chỉ với những lần tiếp xúc ít ỏi với những cuộc họp được sắp xếp trước, họ khó có thể đánh giá chính xác được ban lãnh đạo.

Mặc dù bên ngoài người lãnh đạo thể hiện những mặt tích cực, nhưng khó có thể đoán được bên trong họ đang có những kế hoạch mờ ám gì.

Tuy rằng những ban lãnh đạo có ý định lừa đảo nhà đầu tư không có quá nhiều, nhưng chỉ một lần gặp phải cũng có thể khiến nhà đầu tư phải khốn đốn.

Ngoài ra, có những trường hợp nhà đầu tư đánh giá ban lãnh đạo bằng cảm tính, họ bỏ qua một cơ hội đầu tư tốt chỉ vì không thích một điểm gì đó ở ban lãnh đạo, ví dụ như chưa hài lòng trong cách tiếp đãi mình, hoặc chỉ đơn giản là nhìn mặt khó ưa,…

2. Bỏ qua câu hỏi về giá cả và biên an toàn

Đây là sai lầm thường gặp nhất của nhà đầu tư cá nhân. Họ hoàn toàn tin vào những lời đừng mật của ban lãnh đạo, những lời hứa hẹn giúp đẩy giá cổ phiếu lên mà không quan tâm đến các yếu tố khác.

Chính vì chủ quan, họ chỉ nghe theo lời ban lãnh đạo và xuống tiền mua mà không cân đo kỹ lưỡng về biên an toàn, rủi ro và mô hình kinh doanh của công ty.

Với sự cả tin mù quáng như vậy, nhà đầu tư sẽ phải chịu hậu quả tất yếu từ thị trường chứng khoán.

___

Cuối cùng, để có một đánh giá toàn diện nhất, hãy nhìn vào 2 chữ M là Con hào kinh tế (Moat) và Ý nghĩa (Meaning). Như Phil Town chia sẻ: “Chỉ với Moat và Meaning, chúng ta đã kiếm được nhiều tiền rồi, khi thêm vào ban điều hành tốt, chúng ta sẽ khó bị tổn thương trong những thời kỳ công ty bị dẫn dắt bởi một kẻ phản bội, chỉ biết tiêu phí tiền bạc mà không làm nên công cán gì.”

Và đừng quên kết hợp 3 yếu tố này để lựa chọn một doanh nghiệp tuyệt vời và mua cổ phiếu ở mức giá hợp lý “biên an toàn” (MOS), bạn sẽ có thể tạo ra lợi nhuận lớn khi đầu tư chứng khoán.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đòi nợ – Phil Town

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề