fbpx

Ngày Đòi Nợ: Tận dụng cơn giao động của thị trường và tìm kiếm 1 biên độ an toàn

Ngày Đòi Nợ – Trong ngắn hạn, thị trường là một chiếc máy bỏ phiếu lựa chọn giữa mua và bán, còn trong dài hạn, thị trường là một chiếc bàn cân để cân rõ trọng lượng của từng doanh nghiệp.

ngay-doi-no-tan-dung-con-giao-dong-cua-thi-truong-va-tim-kiem-1-bien-do-an-toan-happy-live-1

Tìm kiếm biên độ an toàn và Mua tích trữ cổ phiếu 

Từ cuối thập niên 1990 đến 2008 Warren Buffett đã mua rất ít cổ phiếu. Hầu như ông chỉ ngồi với 45 tỉ đô la. Kiên nhẫn chờ đợi đến khi “Ngài Thị Trường” quan ngại sâu sắc về tương lai và kéo giá của những công ty đại chúng tuyệt vời xuống tới mức giá ông sẵn lòng mua. 

Tháng 5 năm 2008, Buffett đã nói với các cổ đông tại cuộc Họp Berkshire rằng ông mong thị trường chứng khoán có thể trượt 50% để ông có thể đẩy toàn bộ tiền mặt vào cuộc chơi.

Rồi thị trường sụp đổ và vào tháng 10 năm 2008 ông đã đầu tư 20 tỷ đô.

Nhưng đây mới là phần kinh điển của câu chuyện: Khi giá cổ phiếu mà Buffett đã và đang nắm giữ lao dốc, giá cổ phiếu của Berkshire cũng rớt theo, Buffett đã bị tấn công, một lần nữa, với lý do là ông đã quá lớn tuổi và tụt hậu về thông tin. Bằng chứng ư? Giá của các cổ phiếu ông sở hữu đang đi xuống.

Đây không phải là lần đầu tiên ông bị cáo buộc vì không nắm bắt thông tin. Vào những năm cuối thập niên 1960 ông đang cầm trong tay rất nhiều tiền mặt của Hiệp hội Buffett. Việc ông không đếm xỉa đến ý kiến các cổ phiếu đang có giá cao đã làm các thành viên trong hiệp hội khó chịu đến mức Buffett phải giải tán hiệp và trả tiền lại cho các thành viên.

Sau quyết định chuyển chiến lược mua tích trữ cổ phiếu của mình sang Berkshire Hathaway, nơi ông không còn lo nghĩ đến việc đối phó với bạn đồng hành tư duy ngắn hạn suốt ngày than vãn vì Buffett không mua mua/ bán bán gì cả. Nhưng có lẻ các nhà đầu tư có tư duy ngắn hạn đã hối tiếc vì Buffett đã biến Berkshire thành cổ máy đầu tư thành công nhất thế giới. 

10.000 đô la đầu tư vào Berkshire vào năm 1969 có giá trị 40 triệu vào hiện tại.

Một lần khác vào cuối những năm 1990, khi các quỹ tương hỗ kiến bộn tiền bằng các mua cổ phiếu thuộc lĩnh vực công nghệ, Buffett bị cáo buộc là quá lỗi thời. Nhưng khi bong bóng dot – com nổ tung, Nasdag rớt giá 85%, ý tưởng và phong cách đầu tư của ông càng trở nên phổ biến hơn.

Sự thật là: Mua tích trữ cổ phiếu là điều gì đó mà người ta hoặc hiểu ngày hoặc sẽ không bao giờ hiểu, cho dù họ biết rằng chiến lược có hợp lý ra sao hay những người thực hành nó đã kiếm được nhiều tiền đến thế nào.

Giá cả khác Giá trị

ngay-doi-no-tan-dung-con-giao-dong-cua-thi-truong-va-tim-kiem-1-bien-do-an-toan-happy-live-2

Vâng, dĩ nhiên chiến lược mua tích trữ cổ phiếu còn nhiều thứ để bàn chứ không đơn giản chỉ là việc mua cổ phiếu và cầu cho giá của chúng giảm. Những gì Warren Buffett và rất nhiều tỉ phú đô la khác biết chính là giá cổ phiếu không phải lúc nào cũng thể hiện đúng giá trị của một doanh nghiệp. Nói cách khác, bạn phải học cách nhìn xa hơn việc chỉ nhìn vào giá cổ phiếu hàng ngày trên thị trường, bạn phải nhìn vào giá trị của một doanh nghiệp.

Bí mật duy nhất của mua tích trữ cổ phiếu là đảm bảo rằng giá trị của một doanh nghiệp phải thực sự cao hơn cái giá trên thị trường mà bạn bỏ ra để mua nó.Tôi thề rằng tất cả bí mật chỉ có vậy. Nếu bạn thực hiện đúng điều này, bạn chỉ có thể giàu lên mà thôi. Số đông các nhà đầu tư mắc sai lầm khi nghĩ rằng cái giá mà họ bỏ ra để mua cổ phiếu nhất định phải có mối liên hệ mật thiết nào đó với giá trị thực của công ty mà họ mua. Ắt hẳn họ đã mua xe cũ một vài lần trong đời. Họ không hề mơ hồ giữa giá tiền của chiếc xe với giá trị của chiếc xe đó, đúng chứ?

Người bán chào giá 5.000 đô la cho chiếc Toyota cũ của anh ta không có nghĩa rằng nó thực sự đáng giá 5.000 đô la. Nếu bạn đủ thông minh, bạn sẽ xem xét kỹ chiếc xe, bạn cần biết chắc động cơ của chiếc xe còn hoạt động và thân xe không phải thảm họa. Bạn sẽ hỏi dò những chiếc xe cùng mẫu được bán với giá bao nhiêu và dùng nó làm tham chiếu về giá cả, và bạn chỉ mua khi mức giá chào bán là hợp lý.

Tại sao các nhà đầu tư lại không làm điều tương tự khi họ mua cổ phiếu? Bởi vì họ không biết cách tính toán giá trị của một công ty giống như họ có thể làm đối với một chiếc xe hơi. Chà, vậy thì trong quyển sách Ngày Đòi Nợ chúng ta sẽ khắc phục và học cách tính giá trị của một công ty.

Phil Town sẽ chỉ bạn cách tính giá trị và bảo đảm rằng nó cao hơn giá mua trong Chương 4, còn bây giờ, bạn chỉ cần hiểu rằng: giá chỉ là số tiền mà bạn bỏ ra; chỉ có vậy thôi. Nó chẳng có ý nghĩa quái nào khác ngoài điều đó. Nếu bạn muốn biết giá trị của thứ bạn đã mua, chà, đó là một câu hỏi hoàn toàn khác. Giá là cái bạn bỏ ra, nhưng giá trị là cái bạn thu được. Hai thứ đó có thể, và thường, khá là khác nhau. Chúng ta sẽ bắt đầu bài học về cách thức mua tích trữ các công ty bị định giá thấp hơn giá trị thực và kiếm bộn tiền bằng câu thần chú: giá cả không đồng nhất với giá trị.

Kết luận: Phương pháp đầu tư giá trị của Warren Buffett chỉ thực hiện tốt khi nhà đầu tư duy trì được cái đầu lạnh và kiên nhẫn (tất nhiên là phải kèm theo định giá chính xác giá trị doanh nghiệp). Phương pháp thành công này giúp ông duy trì tỷ suất lợi nhuận trung bình hàng năm lên tới 20% và kéo dài hơn 50 năm qua, giúp ông trở thành biểu tượng của giới đầu tư tài chính. Không chỉ riêng Warren Buffett mà nhiều nhà đầu tư giá trị nổi tiếng khác cũng đều đưa ra một lời khuyên giá giống nhau khi thị trường suy thoái: Không margin, tập trung vào mục tiêu dài hạn và tận dụng các cơ hội mua “giá rẻ”.

Happy Live team biên soạn/Ngày Đòi Nợ

Có thể bạn quan tâm ấn phẩm bán chạy nhất của Happy Live

Ngày đòi nợ – Phil Town

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề