fbpx

Chứng khoán Đông Nam Á tệ nhất từ năm 2016

Sau khi leo lên mức kỷ lục trong năm nay, chứng khoán ở Việt Nam, Philippines, Indonesia hiện mất sức nóng và lao dốc, hãng tin Bloomberg viết.

Ảnh: Gettyimages, nguồn Bloomberg 

Chỉ số MSCI Asean giảm 0,5% trong tháng này, đang trên đà tiến đến đợt giảm hằng tháng lần thứ ba và cũng là đợt lao dốc dài nhất từ tháng 11.2016. Chỉ số MSCI Asean giảm 8,4% trong bốn tháng kết thúc vào tháng 11.2016.

Các nhà đầu tư mua cổ phiếu Đông Nam Á để tìm nơi trú ẩn an toàn trước nỗi lo chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc giờ đây đối mặt với nhiều vấn đề trong nước, đã và đang kéo trượt thị trường khu vực đi xuống trong bối cảnh lãi suất trái phiếu Mỹ lên cao.

Nhà quản lý danh mục đầu tư Alan Richardson tại Samsung Asset Management cho hay sự sụt giảm được “thúc đẩy bởi các thị trường vốn và dòng vốn” và không ảnh hưởng đến các nguyên tắc tăng trưởng cơ bản. Samsung Asset Management có kết quả đầu tư 5 năm tốt hơn 94% các hãng khác. Chuyên gia này còn cho hay chứng khoán Việt Nam đã đạt đỉnh, khi chỉ số VN-Index tăng lên mức kỷ lục hôm 9.4 và giảm 13% kể từ lúc đó.

Nhà đầu tư ngoại rút vốn khỏi chứng khoán Thái Lan, Indonesia nhiều nhất trong năm nay 

Thị trường chứng khoán Indonesia và Thái Lan đối mặt dòng vốn thoái nước ngoài lớn nhất ở Đông Nam Á trong năm nay vì mối lo chính trị, kinh tế trong nước. Trước đó, chứng khoán khu vực đã tăng từ mức thấp năm 2016, đẩy định giá lên mức cao nhất từ năm 2009 trước khi lo ngại về lạm phát và lãi suất tăng chiếm ưu thế, gây ra đợt bán tháo toàn cầu trong tháng 2. Cổ phiếu của hai nước này vẫn còn đắt đỏ hơn nhiều nước châu Á khác.

Dù vậy, khu vực Đông Nam Á vẫn còn nhiều giá trị và cơ hội, giám đốc chiến lược thị trường châu Á và thị trường mới nổi Jonathan Garner tại Morgan Stanley cho hay. Ông nhấn mạnh thị trường Thái Lan và Singapore. Hai nước này có “tình hình tài khoản vãng lai tương đối tốt, định giá hợp lý và cổ tức khá cao trên thị trường”.

Hiện thu nhập doanh nghiệp ở Đông Nam Á được cho là sẽ tăng trưởng mạnh hơn các doanh nghiệp ở phần còn lại của châu Á. Chỉ số chuẩn khu vực giao dịch ở mức cao hơn 15 lần so với doanh thu tương lai 12 tháng của doanh nghiệp, trong khi số liệu này của chỉ số MSCI Asia Pacific là 13,2 lần.

Chỉ số Straits Times của Singapore cũng cho thấy khả năng phục hồi. Chỉ số chuẩn có mức tăng hằng tháng lớn nhất trong sáu tháng, tăng nhờ cổ phiếu ngân hàng tăng. Ngân hàng được xem là những bên hưởng lợi khi Mỹ tăng lãi suất và tăng trưởng Singapore khỏe mạnh.

Nguồn: Theo bloomberg (link) https://www.bloomberg.com/news/articles/2018-04-29/once-winners-southeast-asia-stocks-set-for-worst-rout-since-16

 

 

 

Các viết cùng chủ đề