fbpx

Chuyện ông già thông thái rao bán cây táo trên phố Wall

Ngày xưa có một ông già thông thái sở hữu một cây táo. Cây táo này cần ít công chăm sóc mà vẫn mang lại thu hoạch mỗi năm $100 cho ông. Nhưng rồi một ngày kia ông già muốn chuyển sang trồng loại cây khác và quyết định bán cây táo đi. Ông rất thích dạy những người khác những bài học bổ ích và ông đăng quảng cáo trên mục cơ hội kinh doanh của tờ Wall Street nói rằng ông sẽ bán cây táo cho lời đề nghị tốt nhất.

Một vài lời đề nghị

Người đầu tiên đáp lại lời quảng cáo của ông già đưa ra lời đề nghị trả $50, anh ta có thể nhận được số tiền đó nếu chặt cái cây đi và bán nó cho người mua gỗ. Ông già đưa ra lời nhận xét cho lời đề nghị đó: “Anh không biết là mình đang nói về cái gì đâu. Đấy là cái giá phải trả cho gỗ thông hoặc gỗ táo khi nó ngừng ra quả hoặc giả nếu giá gỗ táo quá cao nên bán cái cây này làm gỗ còn giá trị hơn so với trồng nó để lấy quả. Nhưng tôi dám chắc là anh không hiểu vấn đề này nên anh không thấy được rằng cái cây của tôi còn giá trị hơn thế nhiều.”

Người đầu tiên đề nghị trả $50

Người tiếp theo đến trả giá $100 cho cái cây. Cô này nói: “Với giá đó tôi có thể kiếm lại được khi bán vụ thu hoạch táo đầu tiên, táo trên cây cũng sắp chín rồi.”

Ông già nghe vậy liền đáp lại: “Cô khác người đầu tiên đến đây ít nhất là ở chỗ cô thấy cái cây này có giá trị hơn chỉ là gỗ thế nhưng $100 vẫn chưa phải là giá hợp lý. Cô không xem xét đến giá trị của những mùa vụ sau nữa ư? Hãy mang tiền của cô đi nơi khác đi.”

Người thứ ba đến gặp ông già, anh nhà mới tốt nghiệp trường kinh doanh. “Tôi sẽ bán cây táo ở trên mạng và tôi đã tính toán rằng cái cây này còn có thể sống hơn mười lăm năm nữa. Nếu tôi bán cây táo này trong mỗi năm với giá $100 thì tôi sẽ thu được tổng cộng là $1.500.”

Nghe vậy ông già nói một cách tiếc nuối cho anh chàng: “Ôi thế này thì anh là người biết ít thực tế nhất trong những người tôi đã gặp.”

“Chắc chắn là anh sẽ bán được $100 khi bán cây táo đi trong 15 năm nữa nhưng khi đó nó không còn giá trị như hiện nay. Nếu anh gửi $41,73 vào ngân hàng với lãi suất 6% một năm thì tổng số tiền anh sẽ nhận được sau 15 năm là $100, mặc định là lãi suất ngân hàng không thay đổi. Vậy nên tôi khuyên anh nên mang $1500 của mình mà đi đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp có lãi suất cao cho an toàn và hãy quay lại trường mà học thêm về tài chính đi.”

Sau đó một thời gian dài, một nhà vật lý giàu có đến gặp ông già và nói: “Tôi không biết nhiều về cây táo nhưng tôi biết mình thích gì, tôi sẽ trả ông theo giá thị trường. Người trước tôi đã trả $1500 và tôi nghĩ đấy cũng là giá trị của nó”

“Thưa tiến sĩ, chắc hẳn ông cho rằng mình là một nhà tư vấn đầu tư đầy hiểu biết. Nếu như có thị trường kinh doanh cây táo với vài quy tắc thì giá cả chắc hẳn phải nói cho ngài điều gì đó về giá trị của chúng. Nhưng không có thị trường nào như thế và tôi chắc rằng nếu có thì cũng chẳng nói nào người ta lại mua được với giá cả của người mua thất bại trước đó cả. Thế thì mời ngài mang tiền về và tự mua cho mình một chuyến nghỉ ngơi đi.”

nhà vật lý giàu có không biết nhiều về cây táo trả theo giá thị trường

Người tiếp theo là một sinh viên kế toán. Khi ông già hỏi sẽ trả giá bao nhiêu thì cậu sinh viên xin được xem số sách của ông trước, ông già cũng đã giữ gìn sổ sách rất cẩn thận nên vui vẻ mang ra.

Sau khi xem xét kỹ càng cậu sinh viên nói: “Sổ sách của ông chỉ ra rằng ông mua cái cây này với giá $75 mười năm trước đây, hơn nữa ông cũng không tạo ra khấu hao sử dụng. Tôi không biết có đúng với các nguyên lý kế toán không nhưng cứ cho là có đi, giá cái cây này trong sổ sách là $75 và tôi sẽ trả ông giá đó.”

Ông già nói với giọng trách mắng: “Ôi những sinh viên như cậu biết nhiều mà cũng thật ít. Giá trị cái cây trong sổ sách đúng là $75 nhưng những kẻ ngốc cũng nhận ra rằng nó còn giá trị hơn số tiền đó. Tốt nhất là cậu nên về trường mà tìm thêm những quyển sách dạy cậu cách sử dụng các con số cho hiệu quả đi.”

Đàm đạo về doanh thu

Người cuối cùng đến tìm ông già là một nhà môi giới chứng khoán trẻ mới tốt nghiệp trường kinh doanh. Háo hức được kiểm tra kỹ năng của mình, cô xin được xem sổ sách. Vài giờ sau cô quay lại nói với ông già rằng mình đã sẵn sàng đưa ra giá cho cây táo dựa trên nguyên tắc doanh thu. Lần đầu tiên thấy hứng thú ông yêu cầu cô tiếp tục nói.

Cô gái trẻ giải thích rằng những quả táo bán được với giá $100 nhưng đó không phải là lợi nhuận cây táo mang lại. Có những khoản cần phải chi như phân bón, công cắt tỉa cành, hái táo, chở táo đến thị trấn để bán.

Phải cần người để làm những công việc này và phần lương để trả những người này cần được trừ khỏi doanh thu có được từ cây. Hơn nữa, giá mua hay chi phí của cây cũng là một khoản chi phí. Một phần của giá cây được tính vào cuộc đời hữu ích của cây hàng năm. Cuối cùng, cần phải tính đến tiền thuế. Và cô đi đến kết luận là cái cây chỉ mang lại lợi nhuận là $50 một năm.

“Thế mà tôi vẫn nghĩ là mình kiếm được $100 từ cái cây cơ đấy”.

Cô gái trẻ giải thích: “Là vì ông chưa trừ doanh thu đi các khoản chi phí theo nguyên lý kế toán chung. Ông không cần phải viết hết những hóa đơn để kiểm tra với kế toán viên vì đó cũng là một khoản chi phí. Ví dụ như nếu ông mua một các xe đẩy để chở táo ra chợ bán thì nó cũng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, mỗi năm một phần giá ban đầu sẽ được trừ vào doanh thu. Một phần đó sẽ được tính vào những năm sau cho dù ông chỉ chi có một lần. Nhân viên kế toán gọi đó là khấu hao. Tôi thấy rằng ông chưa bao giờ đưa nó vào lúc tính toán lợi nhuận.”

“Tôi cho rằng cô đúng đó, hãy nói thêm cho tôi biết xem nào”.

“Tôi cũng đã xem lại sổ sách của ông trong vài năm gần đây và thấy rằng trong một số năm cây ra ít quả hơn những năm khác, giá cũng khác mà chi phí vẫn y nguyên. Ví dụ trong ba năm trở lại đây doanh thu hàng năm từ cây là $45. Đó chỉ là một nửa tính toán thôi.”

“Thế nửa còn lại là gì?”

“Đây là phần rất khó, doanh thu hàng năm từ cây chỉ là $45, nếu ta coi giá trị của cây tính theo từng năm thì 100% giá trị của nó được thể hiện qua doanh thu hàng năm. Nhưng nếu chúng ta đồng ý coi nó như một tổng công ty vì nó đem lại doanh thu trong những năm tới nữa thì chúng ta phải tính doanh thu trung bình hằng năm. Nói cách khác, tôi sẽ phải đầu tư vốn vào cái cây và tính toán cụ thể xem cần đầu tư bao nhiêu để có được thu nhập $45 một năm. Chúng ta gọi đó là giá trị vốn của cây”.

“Cô có ý gì không?”.

“Tôi sắp nghĩ ra rồi. Nếu nó đem lại tổng doanh thu ổn định và có khả năng đoán trước được thì nó cũng giống như trái phiếu chính phủ Mỹ vậy. Nhưng doanh thu ở đây không ổn định vì thế ta cần tính đến các yếu tố rủi ro và không chắc chắn. Nếu như trên thị trường táo có cung lớn thì ông phải hạ giá bán mà chi phí vẫn như vậy. Hoặc giả sử có vị bác sĩ nào đó phát hiện ra rằng ăn một quả táo mỗi ngày có thể dẫn tới bệnh tim. Có thể có một đợt hạn hán làm cây bị bệnh và chết đi. Đấy là điều rủi ro. Và thậm chí chúng ta cũng không rõ chi phí mà chúng ta phải bỏ ra có đáng hay không?”.

Ông già đáp lại: “Cô thật là một người cực đoan. Cũng có khả năng là táo trên thị trường sẽ khan hiếm và giá táo sẽ tăng. Tôi có thể bán táo với giá thấp hơn giá người mua sẵn sàng trả và vì thế tôi có thể tăng giá mà không cần giảm lượng bán ra. Cũng còn một cách khác làm tăng sản lượng của cây. Cái cây này có thể cho cả một vườn cây ăn quả. Bất cứ biện pháp nào trong số này cũng đều có thể làm tăng doanh thu”.

Ông già nói tiếp: “Doanh thu có thể tăng lên nhờ giảm chi phí những thứ cô vừa nhắc tới. Có thể kéo dài thời gian có quả cho đến lúc bán, quản lý vốn tốt hơn, giảm thiệt hại do táo bị hỏng. Làm giảm chi phí sẽ thúc đẩy mối quan hệ giữa số lượng bán ra và doanh thu mà theo kiểu tài chính đó là lợi ích cận biên. Và đến lượt nó lại thúc đẩy cho vốn đầu tư”.

Cô gái khẳng định lại: “Tôi cũng nhận thấy những điều như ông vừa nói. Lúc này thì chúng ta đang nói về rủi ro và những phân tích đầu tư cần phải là công việc tỉnh táo. Chúng ta không biết chắc chắn điều gì sẽ xảy ra. Nếu ông muốn có tiền ngay bây giờ thì tôi cam đoan là ông đang sống cùng rủi ro đấy”.

“Tôi biết rõ điều đó chứ và tôi cần phải nhìn đến tương lai qua phần ảm đạm đó chứ không phải đến khi sự việc xảy ra rồi mới nhận được bài học cho mình. Và nguồn vốn của tôi cũng chỉ có hạn thôi, tôi phải lựa chọn giữa cái cây này và mảnh đất trồng dâu tây ở phía cuối đường kia. Tôi không thể mua cả hai được và việc bán cái cây này lại lấy đi của tôi những món đầu tư khác. Điều này có nghĩa là tôi phải so sánh giữa cơ hội và rủi ro”.

“Để xác định tỷ suất lợi nhuận thì phải xem xét những cơ hội đầu tư khác để so sánh với đầu tư cho cây táo, cụ thể là trên thị trường nông sản nơi mà yếu tố vừa nhắc đến ở trên có vai trò quan trọng. Tôi đã đánh giá những gì mình tìm được trên cơ sở những gì chính ta vừa bàn bạc sẽ tác động như thế nào đến cái cây. Dựa trên những đánh giá, tôi tính ra suất lợi nhuận của cây táo bằng 20%”.

Cô nói tiếp: “Nói cách khác, giả định là doanh thu trung bình trong ba năm gần đây ( đây chỉ là ví dụ điển hình) là số doanh thu tôi sẽ nhận được, tôi sẵn sàng trả giá cho cái cây để nhận được 20% tiền lãi từ việc đầu tư. Tôi không bằng lòng với mức lãi thấp hơn vì thay vào đó tôi có thể mua mảnh đất trồng dâu tây. Bây giờ để tính ra giá chỉ cần chia $45 doanh thu mỗi năm cho 20% doanh thu”.

Ông già háo hức: “Chà, tôi không hợp với những phép chia lắm. Thế cô có cách tính nào khác đơn giản hơn không?”

Cô gái chắc như đinh đóng cột: “Ồ, có chứ. Chúng ta có thể dùng cách của những người ở phố Wall như chúng ta vẫn tính. Đó là tỷ số giá/lãi (P/E). Để có được tỷ số này, chỉ cần chia $100 cho suất lợi nhuận. Nếu tôi chắc chắn rằng mình sẽ có được 8% lợi nhuận, lấy 100 chia cho 8 kết quả là 12,5 thì tỷ số giá/lãi của tôi sẽ là 12,5/1. Nhưng vì tôi muốn kiếm những 20% từ vụ đầu tư của mình nên tôi sẽ lấy $100 chia cho 20 được $5 và lúc đó tỷ số giá/lãi phải trả là 5/1. Nói cách khác, tôi sẽ chỉ sẵn lòng trả cho ông 5 lần thu nhập ước tính hàng năm của cây táo. Tôi đề nghị mức giá $225”

Ông già ngồi xuống và ông nói rằng ông rất ngưỡng mộ bài giảng nói trên. Ông sẽ phải suy nghĩ về bài giảng đó và hỏi có có thể đến thăm ông vào một ngày kia.

Đàm đạo về tiền mặt

Ngày hôm sau khi cô gái trẻ quay trở lại, cô thấy ông già ngồi giữa một đống giấy tờ với những cột chi chít số và một chiêc máy tính.

Ông cất lời chào: “Rất vui được gặp lại cô, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể làm việc với nhau được rồi”

“Thật dễ khi thấy rằng những người ở phố Wall các cô kiếm được nhiều tiền như thế nào từ việc mua đồ của người khác với giá trị thấp hơn giá trị thực của nó. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ thuyết phục được cô đồng ý rằng cái cây của tôi có giá cao hơn những gì cô đã tính toán”

“Tôi sẵn sàng tiếp thu ý kiến, ông nói đi”

“Con số $45 mà cô nhắc đến được gọi là lợi nhuận hay thu nhập tôi kiếm được trong quá khứ. Tôi không chắc là nó nói với cô điều gì quan trọng”.

Cô gái phản đối: “Có chứ, lợi nhuận đo được hiệu quả kinh tế”

“Đủ rồi, nhưng nó không nói cho cô biết cô sẽ nhận được bao nhiêu tiền. Tôi đã xem xét kỹ lại cả ngày hôm qua sau khi cô đi khỏi và những chứng nhận cổ phiếu mà tôi đang có không đem lại lợi ích cho tôi. Và tôi cũng ghi chép lại doanh thu hàng năm để xem rằng nó thế nào. Bây giờ tôi biết rằng doanh thu làm tăng giá trị cổ phiếu của tôi nhưng không có lãi suất thì tôi không thể dùng chúng được. Điều này thì trái ngược với cái cây này.”

Ông già tiếp tục nói: “Cô chỉ ra rằng doanh thu của tôi thấp hơn vì những thứ tôi không bao giờ phải dùng đến như khấu hao phương tiện chuyên chở. Tôi nghĩ ý kiến về doanh thu này được những nhân viên kế toán tính ra.”

Cô gái thấy tò mò và hỏi tiếp: “Vậy thì điều gì là quan trọng?”

Ông trả lời: “Đó là tiền, tôi đang nói về những đồng tiền cô đang tiêu, đang tiết kiệm và đưa cho con cái cô. Cái cây này sẽ mang lại doanh thu lợi nhuận cho cô sau khi trừ đi chi phí. Và trong tương lai chúng ta phải tính toán đến nó chứ không phải trong quá khứ”.

Cô nhắc nhở: “Nhưng ông cũng đừng quên những rủi ro mà chúng ta nhắc tới.”

“Rất đúng, nếu chúng ta đồng ý về các khoản doanh thu và chi phí trong tương lai và thu nhập là $45 trong những năm gần đây thì chúng ta có thể tính được dòng tiền trong năm tới. Cô nghĩ thế nào nếu có 25% cơ hội lượng tiền là $40, 50% cơ hội là $25 và 25% cơ hội là $60?”

“Nếu lấy trung bình là $50 là tốt nhất, ông tiếp tục nói, sau 10 năm đó ta sẽ chỉ nhận được $40 và chỉ thế thôi vì bác sĩ chăm sóc cây nói rằng nó không thể cho nhiều quả hơn thế được.”

Ông kết thúc: “Bây giờ những gì ta cần phải làm là tính xem cô phải trả bao nhiêu để nhận được $50 trong một năm tới, hai năm tới, năm năm lần thứ nhất tới cho đến khi chúng ta tìm ra được số tiền cô phải trả đế nhận được $40 mỗi mười năm sau đó. Sau hai mươi lần như vậy cái cây này có thể trở thành gỗ được rồi.”

Cô gái thốt lên: “Thật đơn giản, ông muốn giảm giá hiện tại của những gì sẽ nhận được trong tương lai bao gồm cả giá trị bỏ đi của cây khi nó thành củi. Dĩ nhiên là ông phải quyết định tỷ lệ đó”.

“Đương nhiên rồi, đó là những gì tôi làm với những biểu đồ và hình vẽ cũng như cái máy tính này”. Cô gái gật đầu đồng tình khi ông đưa ra bảng biểu chiết khấu và trong đó cho thấy rằng mỗi Đôla nhận được sau này đáng giá bằng hôm nay dựa trên những giả thuyết khác nhau về tỉ lệ chiết khấu. Ví dụ như với tỉ lệ là 8% thì $1 trong một năm tới bằng $0,93 hôm nay lý do đơn giản chỉ là vì $0,93 hôm nay được đầu tư sẽ thành 1 Đôla trong năm tới.”

“Cô nên gửi tiền vào một tài khoản tiết kiệm với lãi suất 5% nhưng cô cũng có thể mua trái phiếu chính phủ Mỹ với lãi suất 8% tùy thuộc vào tỷ lệ lãi suất. Với tôi thì những cái đó là tỷ lệ không có rủi ro. Nếu như cô đầu tư vào những nơi khác nhưng nó làm cô mất đi cơ hội kiếm được 8% mà không có rủi ro. Chiết khấu 8% chỉ bù cho cô giá trị thời gian của số tiền cô đầu tư vào cái cây chứ không phải vào trái phiếu chính phủ. Thế nhưng chu kỳ tiền mặt từ cái cây này không phải là không có rủi ro, đây là điều đáng buồn, vì thế chúng ta cần phải dùng tỷ lệ chiết khấu cao hơn để bù rủi ro trong đầu tư của cô.”

Hãy coi, cứ $50 và những khoản thu khác cô nhận được mỗi năm từ giờ trở đi được chiết khấu 15%. Đó là tỷ lệ được áp dụng cho các khoản đầu tư với mức độ rủi ro ngày càng lớn. Cô có thể kiểm tra lại điều này với ông hàng xóm của rôi, người vừa bán mảnh đất trồng dâu tây hôm qua. Theo những con số mà tôi tính toán được thì giá trị hiện thời của lợi nhuận hàng năm theo dự tính là 268,05 Đôla và giá trị của gỗ là 2,44 Đôla, tổng cộng ta có 270,49 Đôla. Tôi sẽ lấy con số 270 Đôla cho chẵn. Cô có thể thấy tôi cho phép mức độ rủi ro là bao nhiêu bởi vì nếu tôi khấu trừ 8% thì nó sẽ trở thành 388,60 Đôla”.

Sau vài phút lĩnh hội, người phụ nữ trẻ nói với ông: “Hôm qua ông thật ranh mãnh khi đã để tôi như là dạy ông điều gì đó. Một người trồng táo như ông học ở đâu ra về tài chính nhiều như vậy thế?”

Ông già cười và nói: “Sự khôn ngoan đến từ kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau mà”.

Cô gái đáp lại: “Tôi rất thích bài học nhỏ này. Nhưng hãy để tôi nói cho ông một vài điều những người trong ngành tài chính đã bảo tôi, cho dù chúng ta tính ra các giá trị dựa trên phương thức chiết khấu chu kỳ tiền mặt ông thích hay cách tư bản hoá thu nhập tôi đã đề xuất miễn là áp dụng cả hai phương thức một cách hoàn hảo thì chúng ta có thể đạt đến cùng một mục đích.”

Ông già thốt lên: “Dĩ nhiên rồi! Những người thông minh không chỉ đơn giản nhìn vào khoản thu nhập cũ mà họ sẽ bắt chước những nhà quản lý lập dự án trong tương lai cho chu kỳ tiền mặt của họ. Câu hỏi đưa ra là phương pháp nào dễ bị áp dụng sai nhất?”

“Tôi thích cách sử dụng của tôi hơn, dùng tiền mặt chứ không dùng thu nhập vì tôi không phải loanh quanh với những chi phí như khấu hao máy móc và những tài sản dài hạn khác. Cô có thể đưa ra những giả định võ đoán về cuộc đời hữu ích của một thứ nào đó và khấu hao nó nhanh thế nào. Đó là điều tôi cho rằng cô đã làm sai trong khi tính toán.”, ông nói tiếp.

“Được đấy, ông già nhiều mánh khóe” Cô gái nói- “Ông cũng biết rằng có hàng tá lỗi trong những phép tính của ông. Khi chu kỳ tiền mặt tích cực và ổn định thì sẽ rất dễ khấu trừ nhưng sẽ chẳng giúp được gì khi ông có nhiều khoản chi không hồi lại được. Ví dụ như vài năm sau cái cây cần được tỉa cành và phun xịt thuốc rất nhiều mà những thứ này lại không được chỉ ra trong chu kỳ của ông. Nhân công và các loại hóa chất cho cây dùng trong lần duy nhất đó làm cho những tính toán của ông không đúng nữa.”

Cô tiếp tục: “Nhưng tôi nói cho ông biết điều này, tôi sẽ trả ông $250. Phân tích của tôi cho thấy rằng tôi đang trả giá cao hơn giá trị của cây này nhưng tôi rất thích cái cây đó, tôi nghĩ rằng sự thoải mái khi ngồi dưới tán cây tuyệt vời này cũng đáng giá thứ gì đó.”

Ông già đồng ý: “Vậy là xong thỏa thuận rồi nhé. Tôi chưa bao giờ nói rằng tôi trông đợi lời đề nghị trả giá cao nhất mà chỉ là lời đề nghị tốt nhất thôi.”

Bài học

Câu chuyện về ông già và cái cây trên đây đã giới thiệu một số biện pháp thay thế trong việc xác định tài sản sinh lợi cho dù đó là tài sản đơn lẻ hay cả một doanh nghiệp kinh doanh. Lời đề nghị trả giá $50 đầu tiên dựa vào giá trị tận dụng cuối cùng của cây khi nó làm củi hay đôi khi nó còn được gọi là giá trị bỏ đi của cây. Phương pháp này không phù hợp cho việc định giá một tài sản hữu ích, một doanh nghiệp hay một cố phiếu (cho dù nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trong những năm 80 lại quen với điều ngược lại).

Giá tiếp theo là $100 dựa trên doanh thu trong một năm mà bỏ quên mất doanh thu trong tương lai. Dự định bán cây táo trên Internet với giá $1500 là việc định giá quá mức mà bỏ qua khái niệm giá trị thời gian của đồng tiền bằng việc chỉ đơn giản cộng các lượng tiền mặt cho doanh thu các năm sau. Cả hai cách tiếp cận này đều không được coi là các phương thức định giá thích hợp.

Giá ông tiến sĩ đưa ra dựa theo kỹ thuật định giá theo thị trường trong đó có xem xét đến những người sẵn sàng mua khác trả giá ở mức nào. Nhưng phương pháp đó chỉ hữu ích khi một thức cũng giống như những thứ khác tương tự được mua bán trên các thị trường phát triển hợp lý. Thậm chí khi đó nó vẫn chỉ là vòng tròn luẩn quẩn vì nó dùng câu hỏi “ theo những người khác thì thứ này đáng giá bao nhiêu”.

Cuối cùng thì thỏa thuận giữa người mua là cô gái và ông già thành công khi họ cùng đồng ý về hai phương pháp họ sử dụng là tư bản hóa doanh thu và chiết khấu chu kỳ tiền mặt có lý nhất (cần chú ý là nếu được áp dụng hoàn hảo thì cả hai đều đem lại kết quả như nhau). Người mua ở đây thích sử dụng doanh thu hơn vì những quy tắc kế toán về doanh thu phản ánh thực tế kinh tế khác tốt. Ông già lại không tin tưởng lắm vào những quy tắc đó vì càn phải trừ đi mức chiết khấu kế toán trong doanh thu, ông không chắc là những thứ này phản ánh đúng thực tế của nền kinh tế.

Cho dù nhiều người cho rằng mức độ hợp lý khác nhau nhưng cả hai cách này đều cho thấy rằng việc định giá không phải là trò chơi của kẻ ngốc. Người mua và cả ông già đều thông minh đúng đắn khi biết tầm quan trọng của những đánh giá sắc sảo trong phân tích kinh doanh. Khi một loại hình đầu tư trở nên không chắc chắn thì đánh giá của bạn phải nhạy bén tương xứng.

Lựa chọn một trái phiếu chỉ số hay nhiều người cùng mua đòi hỏi bạn phải có một chút ít kiến thức hoặc phán đoán. Chọn một cố phiếu cổ điển hay cổ phiếu chính thì cần nhiều kiến thức hơn và chọn loại cổ phiếu mới được đưa vào thị trường cần nhiều kiến thức nhất. Xét về thị trường táo, cây táo và ông già vừa bán đi giống như một việc mua bán cổ điển hay còn gọi tắt là GE, DuPont, United Technologies. Nó lớn lên, sinh lợi và cũng được ghi chép bao quát lại.

Một khía cạnh khác là chỉ những việc kinh doanh mới đi vào hoạt động có ghi chép trên giấy tờ- kế hoạch kinh doanh ở đây là cây táo tương đương với một túi hạt giống. Thậm chí ngay cả khi đã có nguyên liệu thì việc cần thực hiện vẫn ở phía trước. Có thể bạn vẫn có cơ sở để ước lượng những gì đến trong tương lai như dựa vào chất lượng hạt giống, đất trồng, phân bón và người làm, nhưng bạn lại phải lệ thuộc nhiều vào phán đoán so với trường hợp cái cây trưởng thành.

Câu chuyện này còn để lại một số bài học nữa, đó là phương pháp là những công cụ hữu ích nhưng những phán đoán đúng không chỉ đến từ các công cụ đó mà còn đến từ cả kinh nghiệm nữa. Và kinh nghiệm thì lại đến từ những phán đoán sai lầm trong quá khứ, hãy nghe các chuyên gia nói và cố gắng nghe cũng như hiểu được cả những thứ họ không nói với bạn. Một giả định sai lầm có thể dẫn bạn đi ngày càng xa sự thật. Cuối cùng là bạn không bao giờ là quá trẻ để học được điều gì đó.

Lương tri chất phác

Ông già và người mua cuối cùng có cùng quan điểm tư duy phân tích kinh tế. Tư duy này tập trung vào những doanh nghiệp đơn lẻ nhưng phải được hình thành trên cơ sở một vài điều kiện chung, các nhà kinh tế gọi đó là điều kiện kinh tế vĩ mô, bao gồm: lãi suất, thuế, lạm phát và giá trị theo kỳ hạn của đồng tiền.

Nguồn: Sách Để suy nghĩ như Benjamin Graham và đầu tư như Warren Buffett

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề