fbpx

Có bước vào hay không? – 7 câu hỏi mà nhà đầu tư nên cân nhắc trước khi “xâm nhập” vào Thị trường Chứng khoán (phần 2)

 Để trở thành một nhà đầu tư giỏi, chúng ta cần một khuôn khổ vững chãi cho cả việc mua và bán cổ phiếu. Khi đã có những khía cạnh để tạo nên những khoản đầu tư tuyệt vời. Quyết định đầu tư vào đâu chỉ là nữa trận chiến đầu – phần dễ “xơi”. Chúng ta cũng cần đến một khuôn khổ mẫu vững chãi cho quyết định bán.

Bán cổ phiếu còn khó hơn cả quyết định mua – do đó, cần được chống đỡ bằng một khuôn khổ vững chãi. Câu hỏi đặt ra là: Khi nào thì chúng ra có thể “thâm nhập” vào thị trường chứng khoán? Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu 4 câu hỏi được đặt ra trước khi quyết định “thâm nhập” vào thị trường chứng khoán. Và tiếp theo đây là 4 câu hỏi tiếp theo!

5. Tôi có sẵn sàng trích một phần lớn giá trị tài sản ròng để đầu tư vào doanh nghiệp này không?

Có rất nhiều loại tài sản bạn có thể lựa chọn để đầu tư như: chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu kho bạc Mỹ, trái phiếu, chứng khoán, bất động sản, doanh nghiệp tư nhân, vàng, bạc,… Tuy nhiên, nếu kiểm tra chỉ số của toàn bộ thị trường chứng khoán trong hơn 100 năm qua, bạn sẽ nhận thấy đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp mang đến lợi nhuận cao hơn phần lớn các loại tài sản dễ tiếp cận khác. Và hơn hết sẽ rất tuyệt vời nếu bạn sẵn sàng trích một phần lớn giá trị tài sản ròng để đầu tư vào doanh nghiệp của mình.

Có bước vào hay không? - 7 câu hỏi mà nhà đầu tư nên cân nhắc trước khi "xâm nhập" vào Thị trường Chứng khoán (phần 2)

6. Bất lợi có nằm ở mức tối thiểu không?

Còn gì tuyệt vời hơn khi bất lợi trong việc đầu tư vào doanh nghiệp năm ở mức tối thiểu. Nếu một doanh nghiệp mà bạn hiểu rõ đang chào bán với giá thấp hơn hoặc bằng một nửa so với giá trị nội tại cơ sở của nó, từ hai đến ba năm kể từ bây giờ với RỦI RO BẤT LỢI ở mức TỐI THIỂU, thì hãy mạnh dạn đầu tư ngay.

7. Doanh nghiệp có con hào kinh tế không?

Con hào kinh tế (MOAT) là cách nói ví von, vì nếu ví doanh nghiệp là một tòa lâu đài, thì người chủ và quản lý doanh nghiệp ấy phải có chức năng và nhiệm vụ xây dựng được nhiều con hào rộng, nước sâu và cắm thật nhiều chông (sắt) để cho “quân địch” không tiến tới xâm chiếm thành trì (doanh nghiệp) của mình.

Khi đầu tư chứng khoán thì: Đằng sau mỗi mỗi một cổ phiếu luôn là những câu chuyện thực thụ về mỗi doanh nghiệp!

Mỗi cổ phiếu khi ta đầu tư vào, ta phải hỏi: Doanh nghiệp này mô hình kinh doanh của họ là gì? Và lợi thế cạnh tranh hay con hào kinh tế MOAT cụ thể gì không?

Có bước vào hay không? - 7 câu hỏi mà nhà đầu tư nên cân nhắc trước khi "xâm nhập" vào Thị trường Chứng khoán (phần 2)

Con hào kinh tế theo nghĩa hiểu đó là cực kì quan trọng và như Buffett, huyền thoại đầu tư, đã nói: “Hãy mua một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh và hiểu đơn giản để những thằng khờ cũng có thể điều hành”.

8. Nó có được ban lãnh đạo tài năng và trung thực điều hành không?

Nếu công ty vĩ đại của chúng ta không bị điều hành bởi một kẻ phản bội chỉ suy nghĩ về lợi ích của hắn, chứ không phải lợi ích của những cổ đông (chúng ta), nhân viên (đôi khi cũng là chúng ta), môi trường (cũng liên quan đến chúng ta), cộng đồng (có ta trong đó), hay bất cứ điều gì khác. 

Điều chúng ta cần tìm để nhận diện ban điều hành lãnh đạo tốt là:

Có tinh thần phục vụ, không vị kỷ

Ban lãnh đạo một lòng phục vụ những cổ đông của công ty–những chủ nhân thực sự, thương hiệu, nhân viên, cộng đồng, các nhà phân phối, khách hàng. Người lãnh đạo chỉ “ăn” khi mọi người đều đã có phần.

Đam mê

Có bước vào hay không? - 7 câu hỏi mà nhà đầu tư nên cân nhắc trước khi "xâm nhập" vào Thị trường Chứng khoán (phần 2)

Ban lãnh đạo toàn tâm toàn ý vì công ty. Họ đam mê những gì công ty gầy dựng nên, đam mê những gì công ty đại diện cho, và niềm đam mê của họ có tính lây nhiễm, mọi nhân viên trong công ty đều thừa hưởng niềm đam mê ấy.

Danh dự

Ban điều hành sẽ không bao giờ đánh đổi danh dự và danh tiếng để đổi lấy tiền bạc hay một sự biệt đãi.

BAG

Mục tiêu đầy thách thức (Big Audacious Goal – tôi mượn khái niệm này từ quyển sách “Từ tốt đến vĩ đại” của Jim Collin). Một vị CEO muốn làm thay đổi thế giới sẽ cuốn hút được nhiều người theo giúp đỡ. Nhiệt huyết của ông sẽ dẫn dắt toàn bộ tổ chức, và đó là khởi nguồn của lợi nhuận kếch xù.

Người ta chỉ nên cân nhắc quyết định mua nếu đáp án cho tất cả bảy câu hỏi trên là chữ CÓ vang dội. Nếu doanh nghiệp mà bạn hiểu rất rõ chào giá bằng hoặc thấp hơn một nửa so với giá trị nội tại cơ sở của nó, từ hai đến ba năm kể từ bây giờ. Còn không, hãy lượt bỏ mê cung này. Bạn sẽ có cơ hội tốt hơn trong tương lai

Nguồn: Sách Nghệ Thuật Đầu Tư Dhandho” – Mohnish Pabrai (Phương pháp đầu tư rủi ro thấp, lợi nhuận cao).

 

Có thể bạn quan tâm: Nghệ thuật đầu tư Dhandho 
(Phương pháp đầu tư rủi ro thấp, lợi nhuận cao
)

ĐỌC THỬ 
ĐẶT NGAY

 

Các viết cùng chủ đề