fbpx

Có nên bám trụ công việc mình ghét?

Khoảng 2/3 số người lao động thuộc khắp các lĩnh vực, từ công nhân nhà máy tới bác sỹ, phi công, nói rằng họ không ưa thích hoặc rất không hài lòng với công việc. Lý do chính? Nhiều người trong chúng ta cảm thấy mình không được coi trọng, phải làm quá nhiều những thứ vô nghĩa thay vì những chủ đề mà mình yêu thích.

Bạn có đang chán nản, thậm chí căm ghét công việc mà mình từng yêu thích? Nhưng chúng ta có thể xoay ngược tình thế, xoá bỏ cảm giác chán nản và vỡ mộng nếu bạn chủ động tạo ra một số thay đổi. Với một vài bước đi thận trọng cùng sự phân tích thấu đáo bản thân và một cuộc nói chuyện nghiêm túc với sếp, bạn có thể chuyển công việc mà bạn chán ghét thành công việc bạn yêu thích, hoặc ít nhất là có thể thích nghi.

Làm công việc mình ghét

Làm công việc mình ghét

Làm công việc mình ghét

Làm sao để xoay ngược tình thế?

Nếu bạn đang ghét công việc của mình thì việc đầu tiên bạn cần biết rằng đó không phải là lỗi của bạn, ít nhất là không phải hoàn toàn do lỗi của bạn. Một phần là do lỗi của xã hội đã dựng lên khái niệm về một công việc lý tưởng, Tiến sỹ Paul White, một nhà tâm lý học Mỹ, cố vấn và tác giả sách, cho biết.

“Mọi người bước vào công việc và nghĩ rằng họ có thể cứu thế giới. Họ có thể dùng tài năng của mình để giải quyết các vấn đề,” White nói. “Có rất ít công việc đòi hỏi phải làm việc với những đề lớn và cần năng lực sáng tạo, đặc biệt là với những vị trí khởi điểm.”

"Mọi người bước vào công việc và nghĩ rằng họ có thể cứu thế giới. Họ có thể dùng tài năng của mình để giải quyết các vấn đề,"
“Mọi người bước vào công việc và nghĩ rằng họ có thể cứu thế giới. Họ có thể dùng tài năng của mình để giải quyết các vấn đề,”

Bước đầu để xoay ngược tình thế, theo White, là tự chủ. Hãy cân nhắc xem liệu kỳ vọng của bản thân, ít nhất là với công việc hiện tại, có quá cao không, và điều chỉnh sự kỳ vọng trong công việc.

Tiếp đến, phân tích tại sao bạn lại ghét công việc, Scott Eblin, người chuyên huấn luyện lãnh đạo và tác giả cuốn “Overworked and Overwhelmed: The Mindfulness Alternative”, nói. Hãy nhớ lại tại sao bạn lại đến với công việc lúc đầu và nhắc bản thân những điều mình thích từ nó.

Điều đó sẽ giúp bạn nhận ra những điểm trong công việc bạn muốn thay đổi. Từ đó, tạo ra “các bước khả thi” để thay đổi công việc, Eblin nói. “Đừng nghĩ rằng bạn sẽ chuyển từ ghét sang yêu thích công việc của mình chỉ sau một đêm,” ông nói. “Đầu tiên bạn chỉ cần hài lòng 20-30% và cố gắng tiếp tục cải thiện từ đó.”

Đã đến lúc phải mạo hiểm

Mạo hiểm

Đây không phải là một việc quá khó nếu bạn bắt đầu bằng những bước nhỏ trước, theo George Elfond, CEO của Rallyware, một công ty phần mềm có trụ sở ở San Francisco với nhiệm vụ giúp đào tạo nhân viên mới.

“Có những chi tiết nhỏ nhưng mang lại thay đổi lớn tới hạnh phúc của bạn,” Elfond nói. Những thứ đơn giản như dự trữ đồ ăn nhẹ ở bàn làm việc, tận hưởng một ly cà phê lúc nghỉ trưa hoặc làm một công việc khác ngoài văn phòng cũng có thể lập tức tạo nên những ngày tốt đẹp liên tiếp.

Khi đã thay đổi được những thứ nhỏ thì giờ là lúc đến những thứ lớn. Nếu bạn đã không thích công việc của mình thì bây giờ là lúc bạn chấp nhận rủi ro để thay đổi nó, theo Elfond.“Tiến về phía trước và hãy mạnh dạn thử nghiệm,” Elfond nói. “Liệu bạn có gì để mất nếu bạn đang thấy rất chán ghét công việc hiện tại?”

Điều đó có nghĩa cố gắng ra khỏi phạm vi kiểm soát của người sếp mà bạn không thích. Có thể là yêu cầu một công việc tạm thời ở một phòng ban khác, hay tình nguyện làm những công việc mà từ đó bạn sẽ được làm việc với một sếp khác. Sếp bạn có thể bị xúc phạm nhưng Elfond nói rằng bạn không mất quá nhiều nếu mối quan hệ của bạn với sếp hiện tại vốn đã không tốt.

Nếu một số khía cạnh trong công việc của bạn đang trở thành quán tính và nhàm chán, hãy tập trung vào những thứ bạn có thể kiểm soát. Liệu có những công việc nào mà bạn có thể tránh hoặc có bàn giao cho người khác? Ví dụ trong trường hợp của các bác sỹ, họ có thể dành thời gian với bệnh nhân nhiều hơn và giảm thời gian cho các công việc hành chính vốn có thể được giao cho các đồng nghiệp khác.

Tóm lại, vấn đề là bạn phải trao đổi với quản lý và đồng nghiệp của mình và làm những gì bạn có thể để điều chỉnh công việc hàng ngày của mình – Thomas Calvard, giảng viên quản lý nguồn nhân lực tại Đại học Edinburgh, nói. “Hãy chủ động đề xuất những thay đổi với sếp của bạn,” Calvard nói. Phần lớn các nhà quản lý không biết bạn đang không hài lòng với một số khía cạnh trong công việc của bạn. Nếu cho họ biết, có thể bạn sẽ được linh động hơn trong việc xác định công việc hàng ngày của mình. “Chúng ta đang nói về việc khiến mọi người nhớ lại họ yêu thích điều gì từ công việc của mình, và có lẽ cách tốt nhất để làm điều này là xác định lại công việc của họ là gì, cách thực hiện ra sao.” 

Ngày nào cũng là ngày tốt nhất

Ngày nào cũng là ngày tốt nhất

Với Anita Bowness, từ phòng tư vấn kinh doanh của Saba Software ở Ottawa, Canada, thì có một giải pháp đơn giản cho bất kỳ ai muốn xoay ngược tình thế với công việc mà họ ghét.“Hãy nghĩ về ngày tốt nhất của bạn ở công sở – thời gian mà bạn cảm thấy hạnh phúc nhất,” Bowness nói. “Sau đó hãy nghĩ xem làm sao để có được điều này mỗi ngày.”

Ở công ty cũ của Bowness, bà đã không hứng thú với công việc phải làm mỗi ngày. Bà trở thành nạn nhân của tình trạng “vượt phạm vi công việc” – khi bị giao cho những công việc liên quan đến công nghệ thông tin, khi mà chuyên môn của bà thiên về mảng nhân sự hơn.

Một ngày nọ, sếp đã gọi bà ra và nói chuyện và hỏi rằng sao bà không hết mình với công việc. Khi đó, Bownness đã hỏi sếp rằng liệu công việc của bà có thể được thay đổi không, để bà được làm nhiều hơn những công việc mà bà yêu thích. Cuối cùng, quản lý của Bowness đã chuyển bà tới một vị trí khác, nơi mà bà thấy công việc trở nên giá trị hơn đối với mình.

Bây giờ, ở vị trí quản lý, Bowness thường yêu cầu những người báo cáo công việc cho mình làm phân tích về ngày làm việc tốt nhất. “Nhiều người cảm thấy công việc không đáp ứng mong muốn của họ,” Bowness nói. “Điều đó không phải là không thể thay đổi. Chúng ta có thể tìm ra cách để khiến công việc thỏa mãn mong muốn của mọi người.”

Nguồn: BBC Việt Nam 

Có thể bạn quan tâm: TỦ SÁCH KHỞI SỰ – KHỞI NGHIỆP – LÀM GIÀU

Bộ sách Khởi sự - Khởi nghiệp - Làm giàu

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề