fbpx

“Con Hào Kinh Tế” cầm trịch trong Nghệ Thuật Đầu Tư DhanDho

Khi đối mặt với những đối thủ “khó xơi”, làm sao để tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn? “Con Hào Kinh Tế” phải đủ rộng thì bạn mới có đủ không khí để thở trên thị trường đầu tư.

Lợi thế của doanh nghiệp thể hiện qua “con hào kinh tế”

Thay vì hoa mỹ danh từ cho có vẻ chuyên nghiệp, chúng ta quay lại với định nghĩa cơ bản nhất cho con hào. Thời xa xưa ở những nước phương Tây, một lãnh chúa cai trị một vùng đất nhất định sẽ luôn sở hữu 1 tòa lâu đài nguy nga.

Tòa lâu đài này không chỉ thể hiện sức mạnh và sự giàu có của lãnh chúa ấy mà còn là chiếm hạm cuối cùng của ông ta. Việc tạo một phòng thủ kiên cố và lâu dài cho tòa lâu đài là điều ưu tiên hàng đầu. Một trong những cách thông minh nhất chính là đào một con hào thật sâu và rộng bao quanh lâu đài ấy. 

  • Lợi thế của con hào:

Thứ nhất: Trừ phi bên trong lâu đài cho phép, hầu như không có đường nào để tiếp cận được lâu đài.

Thứ hai: Vì từ vị trí trên cao bên trong lâu đài khi tấn công ra bên ngoài thì luôn thuận lợi hơn bên còn lại.

Qua cách diễn đạt của Warren Buffett thì con hào kinh tế mang hình ảnh trừu tượng, phản ánh lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp. 

Theo cách dễ hiểu hơn, doanh nghiệp có tồn tại và tiếp tục phát triển lâu dài hay không thì phụ thuộc chủ yếu vào “con hào kinh tế” mà công ty xây dựng ngay từ điểm xuất phát.

Câu chuyện minh họa cho tầm quan trọng của việc xác định “con hào kinh tế” 

Tóm tắt câu chuyện của Papa Patel – một người đàn ông với hai bàn tay gần như “trắng” cùng gia đình lập nghiệp nơi xứ lạ quê người từ một khu nhà nghỉ 20 phòng. Papa Patel bắt đầu tham gia vào thị trường đầu tư với một số vốn “khiêm tốn” chỉ khoảng 5000 USD; chưa kể, ông còn phải chịu trách nhiệm cho 1 khoản nợ kha khá từ việc mua khu nhà nghỉ này.

Nếu Papa Patel không nhận thức được việc xây dựng “con hào kinh tế” của mình ngay từ những ngày đầu thì liệu có ai đoán được gia đình ông sẽ đi đâu và về đâu không?

“Con hào kinh tế” là nền tảng cần củng cố trong suốt thời gian doanh nghiệp hoạt động. Papa Patel đưa ra chiến lược hạn chế tối đa những chi phí không cần thiết trong việc vận hành nhà nghỉ.

  • Cụ thể:

Ông và vợ đã chịu trách nhiệm chăm sóc và điều hành khu nhà nghỉ này thông qua các chức vụ lớn nhỏ khác nhau. Khách hàng khi mới bước vào nhà nghỉ thì sẽ ấn tượng ông với tư cách là một lễ tân, khi họ kêu đồ ăn thì lại phát hiện ông cũng là một phục vụ và khi một thiết bị trong căn phòng của họ bị hư hỏng thì ông lại xuất hiện với tư cách là một thợ sửa chữa.

Một ông chủ tuy chỉ sở hữu một nhà nghỉ bình dân nhưng tại sao lại chấp nhận bẩn tay với nhiều công việc khổ cực khác nhau?

Chính điều đó đã tạo cho ông lợi thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ cạnh tranh lúc bấy giờ. Chi phí vận hành nhà nghỉ giảm đi rõ rệt vì ông không cần tốn tiền thuê thêm nhân viên bên ngoài.

Chi phí trung bình cho một nhân viên không bằng cấp vào năm 1973 là khoảng 5 – 8 USD một giờ nếu Papa Patel chỉ tuyển tối đa 3 nhân viên cho vị trí tiếp tân, phục vụ và dọn dẹp vệ sinh.

Bảng 1:

Chi phí trung bình Papa Patel chi trả cho mỗi nhân viên (USD) vào năm 1973

1 ngày ông sẽ phải tốn:

40 – 56 USD 

1 tháng ông sẽ phải tốn:

1.200 – 1.680 USD

1 năm ông sẽ phải tốn:

14.400 – 20.160 USD

 

Bảng 2:

Chi phí trung bình Papa Patel chi trả cho cả 3 nhân viên (USD) vào năm 1973

1 ngày ông sẽ phải tốn:

120 – 168 USD 

1 tháng ông sẽ phải tốn:

3.600 – 5.040 USD

1 năm ông sẽ phải tốn:

43.200 – 60.480 USD

 

  • Kết luận: 

Papa Patel sẽ phải tăng giá phòng và dịch vụ để có thể sinh lợi nhuận, việc làm này vô tình khiến mô hình kinh doanh của ông tương tự như các đối thủ khác. 

Dựa vào việc  các đối thủ của ông có “con hào kinh tế” là số năm trong nghề + tệp khách hàng trung thành thì Papa Patel sẽ có thể dẫm vào vết xe đổ của chủ cũ nhà nghỉ ông mới mua.

Có phải “con hào kinh tế” là trọng điểm trong nghệ thuật đầu tư Dhandho?

Trong quyển “Nghệ thuật đầu tư Dhandho”, tác giả có sử dụng lời chia sẻ của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett để nhấn mạnh sự thiết yếu của một “con hào kinh tế” rộng và bền vững.

Trích: “Chìa khóa để đầu tư không nằm ở đánh giá mức độ ảnh hưởng đến xã hội, hoặc sẽ tăng trưởng bao nhiêu, mà là xác định lợi thế cạnh tranh của công ty, và trên hết là độ bền vững của lợi thế đó. Các sản phẩm và dịch vụ có “con hào kinh tế” rộng và bền vững xung quanh sẽ đem đến phần thưởng cho các nhà đầu tư.”

  • “Quả ngọt” cho người biết xây dựng “con hào kinh tế” hợp lý:

Việc tránh thất thoát chi phí không cần thiết, điển hình là thuê thêm người ngoài, Papa Patel đã có thể hạ thấp mức thuê cho mỗi phòng trong nhà nghỉ đủ để hấp dẫn đối tượng khách hàng mà ông nhắm đến. 

Ông đã thành công trong việc duy trì chất lượng nhà nghỉ với kinh phí “khiêm tốn” nhưng lại vô cùng “khít” với tiêu chuẩn của khách hàng. 

Ngoài ra, việc quản lý tài chính cá nhân của ông cũng được thực hiện một cách khoa học để giảm thiểu tối đa sự bất hợp lý trong chi tiêu.

Nếu bạn muốn biết ông đã quản lý như thế nào thì chỉ cần nghiên cứu chương đầu của  “Nghệ thuật đầu tư DhanDho” nha.

Kết Luận

Các doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn, dù mới thành lập hay đã hoạt động lâu đời trên thương trường đều phải tích cực củng cố “con hào kinh tế” của mình. 

Bây giờ, chúng ta quay lại câu hỏi: Liệu “con hào kinh tế” có phải là trọng điểm trong “Nghệ thuật đầu tư Dhandho”?

Câu trả lời là đúng nhưng chưa đủ, cũng giống như toán cơ bản, chúng ta phải học hết cộng – trừ – nhân – chia thì mới có thể áp dụng vào thực tế để tính toán những con số chi thu hằng ngày. 

Vậy bài học đầy đủ từ “Nghệ thuật đầu tư Dhandho” bao gồm những gì? Hãy bắt đầu tìm hiểu cùng tôi nhé.

Tác giả: Happy Live Team

Có thể bạn quan tâm: Nghệ thuật đầu tư Dhandho
(Phương pháp đầu tư rủi ro thấp, lợi nhuận cao
)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề