fbpx

Đai gia đứng sau thỏa thuận 15.000 tỷ mua Vinhomes và kỳ vọng tăng trưởng lạc quan 5,3% năm 2020

Trái với diễn biến tiêu cực của thị trường trong ngày 15/06, NĐT nước ngoài bất ngờ mua ròng 13.966 tỉ đồng toàn thị trường. Và đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của giao dịch thỏa thuận “khủng” 201,2 triệu cổ phiếu VHM tại mức 75.000/cp, trị giá 15.099 tỉ đồng, tương đương 650 triệu USD. Và theo thông tin từ tập đoàn VinGroup, nhóm nhà đầu tư ngoại này do quỹ đầu tư Mỹ KKR đứng đầu, trong đó có Temasek, công ty đầu tư Singapore.

Đây là một trong những khoản đầu tư trực tiếp đầu tiên của Temasek tại Việt Nam trong những năm gần đây. Với tỷ lệ sở hữu 6% cổ phần Vinhomes, nhóm nhà đầu tư ngoại này đã trở thành cổ đông lớn nắm trên 5% vốn của Vinhomes. Tuy nhiên, VinGroup vẫn sẽ là cổ đông kiểm soát tại Vinhomes với 71% cổ phần công ty.

Đai gia đứng sau thỏa thuận 15.000 tỷ mua Vinhomes và kỳ vọng tăng trưởng lạc quan 5,3% năm 2020

Bên cạnh đó, quỹ đầu tư GIC thuộc chính phủ Singapore nắm 5.85% vốn của Vinhomes. Ở chiều ngược lại, danh tính của nhóm NĐT nội bán ra lượng cổ phiếu 15 nghìn tỉ nói trên vẫn chưa được tiết lộ danh tính. Theo các nguồn tin báo chí trong khu vực, VinGroup đã nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ các tập đoàn châu Á và các quỹ toàn cầu cho các mối quan hệ đối tác. Và việc bán cổ phần đã tạo cơ hội cho tập đoàn VinGroup huy động vốn cải tổ các hoạt động kinh doanh đang phát triển.

KKR và Temasek là ai?

Temasek là quỹ đầu tư trực thuộc Chính phủ Singapore, quản lý danh mục trị giá 231 tỷ USD tính đến ngày 31/3/2019. Tại Việt Nam, Temasek đã từng đầu tư vào Hoàng Anh Gia Lai (thông qua trái phiếu chuyển đổi), VNG (100 triệu USD)…

Trong khi đó, KKR là một công ty đầu tư toàn cầu hàng đầu, quản lý nhiều loại tài sản thay thế, bao gồm vốn cổ phần tư nhân, năng lượng, cơ sở hạ tầng, bất động sản và tín dụng, với giá trị tài sản đang quản lý là 207 tỷ USD tính tới 31/03/2020.

Đối với KKR, đây là cổ đông lớn của Masan Consumer từ năm 2011 với giá trị đầu tư ban đầu 159 triệu USD. Năm 2013, KKR tiếp tục rót thêm 200 triệu USD nâng tỷ lệ sở hữu lên 18,04%.

KKR từng rất thành công đối với khoản đầu tư tại Masan Group (mã MSN, sàn HoSE) giai đoạn 2017-2018. Cụ thể, tháng 4/2017, KKR đã thông báo rót 150 triệu USD để mua 7,5% cổ phần của Masan Nutri-Science, công ty phụ trách mảng thức ăn chăn nuôi của Masan Group. Đồng thời, KKR còn chi 100 triệu USD để mua lại khoảng 4,7% cổ phần của Masan Group từ Quỹ PENM Partners.

Tháng 10/2018, KKR thoái khoản đầu tư tại Masan Group, thu về 209 triệu USD, lãi gấp đôi chỉ sau hơn 1 năm đầu tư. Theo dữ liệu giao dịch, mức giá giao dịch thỏa thuận mà KKR mua vào hồi tháng 4/2017 là 42.000 đồng/cổ phần, còn giá bán ra là 89.200 đồng.

Dựa vào đâu mà nhóm NĐT ngoại này lại quyết định “chơi lớn” với Vinhomes?

Cùng quay lại với thương vụ đình đám vừa qua, một quyết định đầu tư của các quỹ thường không đơn giản khi phân tích. Nhưng nhìn chung là nó dựa trên sự kỳ vọng. Nơi nào có kỳ vọng tăng trưởng, nơi đó đó tiền sẽ chảy về. Vì thế, chúng ta sẽ cùng nhìn về kỳ vọng tăng trưởng đó của Vinhomes, ở một mức độ đơn giản hơn.

Vinhomes hiện là nhà phát triển bất động sản có quy mô tài sản lớn nhất trên thị trường Việt Nam.

Thống kê cho thấy, 14 doanh nghiệp bất động sản nhà ở niêm yết chứng khoán đang sở hữu gần 22.000 ha đất sẵn sàng cho phát triển dự án. Trong đó, dẫn đầu là Vinhomes với khoảng 14.500 ha, hơn 50%.

Đai gia đứng sau thỏa thuận 15.000 tỷ mua Vinhomes và kỳ vọng tăng trưởng lạc quan 5,3% năm 2020

Đồng thời, trong một báo cáo nhà đầu tư hồi tháng 2, Vingroup cũng định hướng Vinhomes mở rộng sang mảng bất động sản khu công nghiệp, coi đây là động lực tăng trưởng mới trong tương lai với sự chuyển dịch mạnh mẽ của chuỗi cung ứng toàn cầu, làn sóng di chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Như vậy, Vinhomes sẽ có 3 trụ cột phát triển gồm bất động sản nhà ở, văn phòng và khu công nghiệp.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Vinhomes năm 2019, doanh thu của Vinhomes tăng trưởng 66%/năm và lợi nhuận tăng trưởng 136%/năm trong 3 năm gần đây.

Trong một cái nhìn thoáng qua, thì đây quả là những con số đáng để nhận được sự quan tâm của các quỹ đầu tư lớn.

Sau tất cả, sự kiện này cho thấy điều gì?

Sự kiện này cho thấy Việt Nam vẫn là điểm sáng nổi bật trên thị trường vốn khu vực nhờ triển vọng phát triển và tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Theo báo cáo thường niên kinh tế 2020 của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), trong kịch bản lạc quan, GDP của Việt Nam trong năm 2020 sẽ tăng khoảng 5,3%. Trong đó, những yếu tố có thể hỗ trợ cho tăng trưởng trong phần còn lại của năm có thể kể đến bao gồm:

Hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu EU (EVFTA và IPA) đã được hoàn tất kí kết và thông qua;

Tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm đang được đẩy nhanh;

Cơ hội đón nhận làn sóng dịch chuyển đầu tư nhằm phân tán rủi ro từ thương chiến Mỹ – Trung;

Môi trường lạm phát ở mức trung bình, tạo điều kiện tốt cho việc thực thi các chính sách vĩ mô hỗ trợ tăng trưởng…

Nguồn: Happy Live tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm

Tủ sách tinh hoa chứng khoán – Đầu tư hiệu quả trong mọi thị trường

Tủ sách tinh hoa chứng khoán - Đầu tư hiệu quả trong mọi thị trường

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề