fbpx

Dầu đá phiến Mỹ đã thay đổi cuộc chơi dầu mỏ thế giới như thế nào?

Cuộc cách mạng đá phiến đã chứng minh sự kết hợp giữa tinh thần kinh doanh, quyền sở hữu tài sản và thị trường vốn – những yếu tố làm nền tảng cho sức mạnh của Mỹ. Theo nghĩa đó, cuộc cách mạng đá phiến còn nâng cao cả quyền lực mềm của Mỹ.

Mỹ trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới

Năm 2008, khi Hội đồng tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (NIC) xuất bản cuốn Global Trends 2025 (Xu hướng toàn cầu năm 2025), một dự báo quan trọng là cạnh tranh năng lượng sẽ trở nên gay gắt hơn. Nhu cầu của Trung Quốc đang tăng lên, và những nguồn cung khác từ các nước không phải thành viên OPEC, như Biển Bắc, lại đang suy giảm. Sau 2 thập niên giá dầu duy trì ở mức thấp và tương đối ổn định, năm 2006, giá dầu bất ngờ tăng vọt lên mức hơn 100 đô la Mỹ một thùng. Nhiều chuyên gia đã đề cập đến “đỉnh dầu” (peak oil) – quan điểm cho rằng các nguồn dự trữ dầu đã đạt mức cao nhất – cùng dự đoán rằng sản xuất dầu sẽ tập trung vào vùng Trung Đông với chi phí thấp nhưng nguy cơ bất ổn lại cao, nơi ngay cả Ả Rập Saudi cũng được cho là đã thăm dò hết sản lượng dầu tiềm năng của mình, và không có mỏ dầu lớn nào khác nữa có thể được tìm thấy.

Mỹ bị coi là ngày càng phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, và điều này, cùng với việc giá dầu tăng cao, được nhìn nhận như một hạn chế đáng kể đối với ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ. Quyền lực đã rơi vào tay các nhà sản xuất dầu.

Các nhà phân tích của NIC đã không bỏ qua khả năng sẽ có một đột phá bất ngờ về công nghệ, nhưng họ tập trung sai vào loại công nghệ. Khi nhấn mạnh tiềm năng của những dạng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và nước, họ đã bỏ qua điều quan trọng nhất.

Đột phá công nghệ thực sự chính là cuộc cách mạng năng lượng đá phiến. Dù khoan ngang và dùng thủy lực không còn mới mẻ, ứng dụng của những công nghệ này vào khai thác dầu đá phiến lại khác. Tính đến năm 2015, hơn một nửa khí đốt tự nhiên được sản xuất tại Mỹ đến từ đá phiến.

dầu đá phiếu

Bước đột phá về dầu đá phiến đã biến Mỹ từ một nước nhập khẩu năng lượng thành nhà xuất khẩu năng lượng. Bộ Năng lượng Mỹ ước tính rằng với 25 nghìn tỉ mét khối khí đá phiến có thể khai thác được, cùng với những nguồn dầu và khí khác, Mỹ có thể đủ năng lượng dùng cho hai thế kỷ. Cơ quan Năng lượng Quốc tế hi vọng Bắc Mỹ sẽ tự chủ về năng lượng trong những năm 2020. Các nhà máy được xây dựng để tiếp nhận khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu đã được chuyển đổi thành các cơ sở chế biến khí hóa lỏng để xuất khẩu.

Sản lượng dầu của Mỹ đã gấp hơn hai lần trong vòng 10 năm qua. Trong đó, Texas là tâm điểm của sự bùng nổ dầu đá phiến, đặc biệt là khu vực Permian Basin. Nhờ vậy, vào tháng 2/2018, Mỹ đã vượt Arab Saudi về sản lượng dầu thô lần đầu tiên trong hơn 20 năm qua, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết.

Sản lượng dầu của Mỹ tiếp tục tăng trong tháng 6 và tháng 8, lên gần 11 triệu thùng/ngày, đưa Mỹ lên cao hơn một bậc so với Nga lần đầu tiên kể từ tháng 2/1999, IEA ước tính.

Theo dự báo của cơ quan này, Mỹ sẽ không “thoái vị” trong ngắn hạn. Sản lượng dầu thô của nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn sẽ cao hơn Nga và Arab Saudi trong cả năm 2019.
Theo dự báo của cơ quan này, Mỹ sẽ không “thoái vị” trong ngắn hạn. Sản lượng dầu thô của nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn sẽ cao hơn Nga và Arab Saudi trong cả năm 2019.

Cuộc chơi thay đổi

Thị trường thế giới cũng đã có nhiều biến đổi. Trước kia, thị trường khí đốt gặp nhiều hạn chế về mặt địa lý vì phải phụ thuộc vào đường ống dẫn khí. Điều này đã khiến Nga có được nhiều quyền lực, và Nga đã dùng nó để áp đặt ảnh hưởng về cả chính trị và kinh tế lên các nước láng giềng Châu Âu của mình. LNG đã làm gia tăng sự linh hoạt của thị trường khí đốt và làm suy yếu ảnh hưởng của Nga. Năm 2005, mới chỉ có 15 quốc gia nhập khẩu LNG; ngày nay, con số đó đã tăng gấp 3.

Hơn nữa, quy mô nhỏ của những giếng dầu đá phiến khiến chúng phản ứng tốt hơn với những dao động của giá cả thị trường. Trong lĩnh vực dầu và khí đốt truyền thống, sẽ rất khó để bắt đầu hoặc ngừng những khoản đầu tư nhiều năm trị giá hàng tỉ đô la, thế nhưng, các giếng dầu đá phiến lại nhỏ hơn, rẻ hơn và cũng dễ dàng hơn để bắt đầu hoặc dừng lại khi giá cả biến động. Điều này có nghĩa là Mỹ đã trở thành cái gọi là “nhà sản xuất chi phối” (swing producer) với khả năng giúp làm cân bằng cung cầu trong thị trường dầu khí thế giới.

Cuối năm 2014, giá dầu bắt đầu giảm mạnh, buộc Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) phải khởi động cuộc chiến giá để giành lại thị phần đã bị mất vào tay Mỹ và các nước sản xuất khác.

Như Giáo sư Meghan O’Sullivan từ Đại học Harvard đã chỉ ra trong cuốn sách mới của bà Windfall, cuộc cách mạng dầu đá phiến gây ra một số tác động đối với chính sách đối ngoại Hoa Kỳ. Bà cho rằng sự dư thừa năng lượng này đã nâng tầm quyền lực Mỹ. Sản xuất năng lượng đá phiến đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế và tạo ra nhiều việc làm hơn. Giảm nhập khẩu giúp cân bằng cán cân thanh toán. Thu nhập đến từ các nguồn thuế mới làm giảm gánh nặng cho ngân khố quốc gia. Năng lượng rẻ hơn giúp nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, đặc biệt là đối với những ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng như hóa dầu, nhôm, thép.

Cuộc cách mạng đá phiến còn đem lại những ảnh hưởng chính trị trong nước. Một trong số đó là về mặt tâm lý. Đã từng có thời điểm rất nhiều người cả ở Mỹ và nước ngoài tin vào sự suy giảm quyền lực của Mỹ. Việc Mỹ ngày càng phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu thường được dẫn ra như một bằng chứng. Cuộc cách mạng đá phiến đã thay đổi hoàn toàn điều đó, chứng minh sự kết hợp giữa tinh thần kinh doanh, quyền sở hữu tài sản và thị trường vốn – những yếu tố làm nền tảng cho sức mạnh của Mỹ. Theo nghĩa đó, cuộc cách mạng đá phiến còn nâng cao cả quyền lực mềm của Mỹ.

Những người hoài nghi thì cho rằng việc giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu sẽ khiến Mỹ xa rời khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, đây là một sự hiểu sai về kinh tế học của năng lượng. Một biến động lớn như chiến tranh hay tấn công khủng bố ngăn cản dòng chảy dầu và khí đốt qua khu vực eo biển Hormuz sẽ đẩy giá năng lượng lên rất cao tại Mỹ cũng như các đồng minh ở Châu Âu và Nhật Bản. Hơn nữa, Mỹ có rất nhiều lợi ích khác ở khu vực này ngoài dầu mỏ, bao gồm việc chống phổ biến vũ khí hạt nhân, bảo vệ Israel, quyền con người và chống khủng bố.

Mỹ có thể thận trọng với việc mở rộng ảnh hưởng quá mức tại Trung Đông, nhưng điều này phản ánh trải nghiệm của Mỹ trong cuộc xâm lược Iraq tiêu tốn tiền của hay những rối loạn của những cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập, chứ không phải ảo tưởng rằng dầu đá phiến đã tạo ra sự độc lập về năng lượng và chính trị. Khả năng của Mỹ trong việc sử dụng cấm vận dầu mỏ để buộc Iran đàm phán kết thúc chương trình vũ khí hạt nhân của họ không chỉ phụ thuộc vào việc Ả Rập Saudi có sẵn lòng thay thế Iran xuất khẩu 1 triệu thùng dầu một ngày hay không, mà còn phụ thuộc vào những kỳ vọng chung mà cuộc cách mạng dầu đá phiến đã tạo nên.

Những lợi ích khác mà năng lượng đá phiến mang đến cho chính sách đối ngoại Mỹ còn bao gồm việc làm giảm khả năng của những quốc gia như Venezuela sử dụng dầu để mua phiếu tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức khu vực của các nước vùng Carribbean, và cả việc Nga cũng sẽ mất dần khả năng ép buộc các quốc gia láng giềng bằng cách đe dọa ngừng cung cấp khí đốt. Nói một cách ngắn gọn, địa chính trị năng lượng đang chứng kiến một sự chuyển dịch vô cùng lớn.

Permian Basin – Tâm điểm của ngành dầu mỏ thế giới

Trong những năm gần đây, những hãng sản xuất dầu lớn như BP và ExxonMobil phải chi hàng tỷ USD để có được một “miếng bánh” tại khu vực Permian Basin.

Bang Texas có thể sẽ sản xuất được nhiều dầu hơn Iran hay Iraq. Nếu Texas là một quốc gia thì đây sẽ là nước sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới.

“Tất cả là nhờ những cải tiến về công nghệ với nguồn vốn đầu tư dồi dào”, một cựu quan chức dưới thời cựu Tổng thống George W.Bush nói.

Hiện tại, Texas đang cố kiểm soát sự bùng nổ của dầu đá phiến. Với tốc độ khai thác “vũ bão”, khu vực Permian Basin nhanh chóng bị cạn kiệt đường ống dẫn đầu, nhân công và nguồn cung. Nói cách khác, Permian đang trở thành nạn nhân bởi chính sự thành công của mình.
Hiện tại, Texas đang cố kiểm soát sự bùng nổ của dầu đá phiến. Với tốc độ khai thác “vũ bão”, khu vực Permian Basin nhanh chóng bị cạn kiệt đường ống dẫn đầu, nhân công và nguồn cung. Nói cách khác, Permian đang trở thành nạn nhân bởi chính sự thành công của mình.

Sản lượng tại khu vực này có thể tiếp tục tăng nhưng sẽ không nhiều như nhiều dự đoán trước đó.

Với những lo ngại liên quan đến Permian, EIA đã hạ dự báo tăng trưởng sản lượng dầu của Mỹ trong năm 2019 xuống còn 11,5 triệu thùng/ngày, nhưng vẫn cao hơn sản lượng dự báo của Nga và Arab Saudi.

Nguồn: NHD

Các viết cùng chủ đề