Đầu tư chứng khoán: 3 bài học “xương máu” được đổi bằng rất nhiều tiền bạc, thời gian, trí tuệ
Tôi đã từng tham gia thị trường chứng khoán từ những ngày sơ khai (thị trường OTC) cho đến bây giờ. Trải qua nhiều cuộc biến động của thị trường, tôi rút ra 3 bài học “xương máu” được đổi bằng rất nhiều tiền bạc, thời gian, trí tuệ…
Ngày đầu tiên khi biết đến thị trường chứng khoán là lúc chúng tôi vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường đại học. Thị trường lúc đó rất sơ khai, thị trường giao dịch chính là OTC, chứ mấy ai hiểu thị trường chứng khoán là gì.
Cứ mua rồi bán, có những cổ phần mua 1x bán 6x. Thời đấy, đám sinh viên Học viện Ngân hàng, có những bạn năm thứ 3 đã thành đại gia hay những tay cò OTC chuyên nghiệp. Đa phần các nhà đầu tư lúc ấy chỉ quan tâm mua được hay không mà không quan tâm đến giá mua là bao nhiêu? Đơn giản, hàng hóa hồi ấy rất hiếm, cứ mua là thắng và việc mua bán rất giản đơn không có nhiều sản phẩm cấu trúc phức tạp như bây giờ.
Những năm 2006- 2007, các nhà đầu tư thường dồn sự quan tâm hơn vào những mã chuẩn bị lên sàn. Các trụ sở chính của các công ty chuẩn bị niêm yết luôn đông nghịt khách hàng nhưng không phải đến giao dịch sản phẩm hay ký kết hợp tác mà chủ yếu là đến giao dịch chuyển nhượng cổ phần. Văn phòng hội đồng quản trị công ty luôn hoạt động hết công suất vì lượng giao dịch cổ phần bị quá tải.
Lúc ấy, tôi còn nhớ, nhiều công ty chứng khoán còn bố trí cả bếp ăn cho các nhà đầu tư. Sàn chứng khoán lúc nào cũng chật kín các nhà đầu tư. Thời ấy, đi đâu cũng sôi sục chứng khoán, từ chị bán rau đến chủ cửa bán bún…cũng bàn luận về chứng khoán. Nhà nhà mua cổ phần, người người chơi chứng khoán. Thị trường giao dịch từ OTC đến sàn. Câu chuyện thời sơ khai và cũng là hoàng kim của chứng khoán Việt Nam trước khi rơi vào downtrend.
Nhà đầu tư lúc đó không quan tâm đến việc doanh nghiệp ấy kinh doanh thế nào, mà chỉ quan tâm đến mua OTC giá thế này lên sàn sẽ cao gấp bao lần.
Thế nhưng, ai học được chữ ngờ, thị trường sụt giảm khiến “bay màu” nhiều người đầu tư theo “hệ” cảm xúc. Sau này, tôi gặp lại khá nhiều người “chơi” chứng khoán thời điểm đó, có người không tham gia nữa. Ngược lại, có người đã đầu tư học/nghiên cứu và đã trở thành những chuyên gia uy tín.
Mỗi lần điều chỉnh như vậy, theo tôi là một lần sàng lọc các nhà đầu tư, từ đấy cùng với các chính sách vĩ mô của nhà nước sẽ làm thị trường trong sạch hơn.
Năm 2020, lịch sử lặp lại. Thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2020 bỗng sôi động đã khiến rất nhiều nhà đầu tư say sóng, nhiều nhà đầu tư F0 mới tích cực tham gia. Lại một lần nữa, khi thị trường tăng trưởng nóng, với hàng loạt nhà đầu tư tham gia nhưng không tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như doanh nghiệp.
Giai đoạn 2019 – 2022, xuất hiện nhiều nhà tư vấn online định hướng việc sinh lời từ kinh doanh chứng khoán “đơn giản” cũng như quãng thời gianlàm việc tại nhà kéo dài trong thời kỳ Covid 19 đã làm tăng trưởng số lượng lớn các nhà đầu tư F0 mới gia nhập thị trường. Cả xã hội sôi sục, các admin room kín hoạt động không ngừng nghỉ. Giờ đây, khi công nghệ thông tin phát triển, công nghệ cũng đã được các công ty chứng khoán đưa vào áp dụng, nhiều nhà đầu tư không cần đến sàn mà vẫn mở được tài khoản và giao dịch.
Mạng xã hội, công cụ giao tiếp online phát triển, Các nhà đầu tư tìm đến các room chia sẻ tin tức, nghe các nhà tư vấn online qua Facebook, Youtube, Tiktok và ra quyết định đầu tư theo mà không hề quan tâm đến sức khỏe doanh nghiệp.
Độ nóng ở mỗi văn phòng ngày nào cũng rực rỡ, sáng đến chào nhau bằng câu “nay vào con gì nhỉ”. Dòng tiền từ các nhà đầu tư F0 tiếp tục được đổ vào thị trường, đến mức có những thời điểm, thị trường suýt chạm mốc 1.500 điểm. Có những Youtuber còn hùng hổ kêu gào thị trường sẽ lên 2xxx.
Nhiều lần, các chuyên gia đã cảnh báo nếu các tốc độ tăng nóng, các nhà đầu tư lao vào như những con thiêu thân mà bỏ qua sức khỏe của doanh nghiệp sẽ dẫn đến hệ lụy đổ vỡ của thị trường.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư lúc này đâu có quan tâm đến những lời cảnh báo. Những lời đường mật từ các admin nhóm kín nghe hấp dẫn hơn: “Hôm nay, họ nhà này sẽ tím, mai họ nhà kia sẽ tăng”. Khi thị trường có dấu hiệu xuống, các lái lại định hướng “bắt đáy” dẫn đến nhiều nhà đầu tư đã mất trắng.
Một lần nữa, nhiều người chơi chứng khoán đã phải thua lỗ nặng. Có những người đã mất đến 90%, thậm chí là 100% giá trị tài khoản.
Tròn 10 năm, thị trường chứng khoán Việt Nam lại trải qua một đợt biến động lớn đến như vậy. Lần này còn nhanh hơn và khốc liệt hơn so với 10 năm trước. Một lần nữa, đây là bài học cho các nhà đầu tư, cần cẩn trọng và tỉnh táo khi tham gia giao dịch.
Qua những cuộc biến động, tôi đúc kết được ba bài học. Đó là:
Có thể bạn quan tâm
Bộ Sách Tuyệt Đỉnh Kungfu Chứng Khoán 2023
Trọn bộ 26 ấn phẩm giúp bạn có thể Rèn tuyệt kỹ – Luyện nội công chinh phục thị trường chứng khoán