fbpx

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 1: HỆ THỐNG ĐẦU TƯ HOÀN CHỈNH

Có thể nói phương pháp đầu tư 4M chính là bí quyết của các nhà đầu tư dài hạn hàng đầu trên thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam.

Có rất nhiều người dù không được đào tạo bài bản về các kiến thức tài chính, dù vẫn là nhà đầu tư nhỏ lẻ họ vẫn chiến thắng thị trường và làm giàu từ chứng khoán. Đó là bởi vì họ có một hệ thống đầu tư chuẩn mực, biết vận dụng các công cụ phân tích, và biết tuân thủ các nguyên tắc trong đầu tư. 

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 1: HỆ THỐNG ĐẦU TƯ HOÀN CHỈNH

Dưới đây là hệ thống đầu tư hoàn chỉnh mà Phil Town dành hàng chục năm để đọc, thực hành, trải nghiệm nhiều phương pháp và hệ thống đầu tư khác nhau, và tìm ra cho mình một hệ thống chuẩn mực nhất mà bản thân Phil Town đã áp dụng thành công. Hệ thống đó bao gồm:

Bước 1 của phương pháp đầu tư 4M: TÌM KIẾM

TÌM KIẾM chính là bước đầu tiên để biến một thị trường đang suy giảm mạnh trở thành một dịp để làm giàu.

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 1: HỆ THỐNG ĐẦU TƯ HOÀN CHỈNH

Bạn phải biết mình đang tìm kiếm điều gì: bạn sẽ quan tâm tới những doanh nghiệp tuyệt vời. Và bạn phải tìm kiếm một điều rất cụ thể đó chính là 3 chữ M: 

  • Meaning – Ý nghĩa: Một doanh nghiệp trong một ngành mà bạn hiểu rõ
  • Moat – Con hào kinh tế: Một lợi thế cạnh tranh vững chắc của doanh nghiệp
  • Management – Ban điều hành: Một CEO mà bạn tin tưởng

Bước 2 của phương pháp đầu tư 4M: XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ

Khi muốn XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ của một doanh nghiệp bạn sẽ phải trả lời 2 câu hỏi: 1. Mua tích trữ cổ phiếu nào cụ thể? và 2. Khi nào mua tích trữ?

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 1: HỆ THỐNG ĐẦU TƯ HOÀN CHỈNH

Rất khó tìm được một doanh nghiệp hoàn hảo để bạn đầu tư – thậm chí là không bao giờ có. Chưa kể số lượng doanh nghiệp tuyệt vời mà bạn có thể hiểu rõ về giá trị của chúng để mua tích trữ không phải là quá nhiều. Một khi đã tìm ra đúng doanh nghiệp, thì việc xác định khi nào nên mua tích trữ là một công việc dẽ dàng: Bạn cần đợi và mua tích trữ khi giá cả hạ xuống.

Việc xác định giá trị của doanh nghiệp là vấn đề then chốt trong mua tích trữ cổ phiếu. Những người giàu lên nhờ mua các công ty, họ chỉ có thể giàu lên nếu biết được giá trị của công ty đó

Để đưa ra quyết đinh mua/bán, bạn cần biết được mức giá hiện tại so với giá trị thực của doanh nghiệp. Và theo một cách tự nhiên thì bạn không muốn phải mua một món hàng với mức giá quá cao so với những gì nó mang lại. Bạn muốn mua với giá hợp lý, có khi là giá khuyến mãi.

Hãy ghi nhớ: Giá cảgiá trị là hai thứ khác nhau hoàn toàn

Bước 3 của phương pháp đầu tư 4M: THEO DÕI

Khi một trong số các công ty tiềm năng trong danh sách của bạn đạt đến tiêu chuẩn ở một mức giá nhất định, nó sẽ nằm trong danh sách theo dõi của bạn. Danh sách theo dõi của bạn sẽ là một danh sách các công ty mà bạn muốn sở hữu khi cơ hội đến. Danh sách theo dõi của bạn có thể không dài, thậm chí chỉ có một cái tên duy nhất. 

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 1: HỆ THỐNG ĐẦU TƯ HOÀN CHỈNH

Bạn cần ghi cả giá mà bạn sẵn lòng mua, đây chính là Giá mua tích trữ (Stockpile Price) của bạn. Có thể là giá với biên độ an toàn (MOS) hay giá thu hồi vốn đầu tư (Payback Time). 

Tất cả những gì có trong bước này đó là kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn

Bước 4 của phương pháp đầu tư 4M: MUA VÀO

Khi giá ở mức bạn muốn MUA, hãy MUA VÀO

Nhưng, hãy quyết định số tiền mặt bạn có thể chi ra ở công ty này

Trong khi giới siêu giàu thường kiếm bộn tiền bằng việc tập trung vào một doanh nghiệp/công ty, họ thường là những người nội bộ của công ty, người mà có ảnh hưởng lâu dài tới sự thành công của doanh nghiệp/công ty. Thì chúng ta lại muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư nhưng lại chẳng thu lại được bao nhiêu. Càng sở hữu nhiều, bạn càng phải làm nhiều để cập nhật tin tức. Nếu bạn có quá nhiều, bạn sẽ bắt đầu phạm sai lầm và mất tiền vì bạn không nắm chắc mọi thứ. 

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 1: HỆ THỐNG ĐẦU TƯ HOÀN CHỈNH

Thời gian để theo dõi và vốn để đầu tư là hai yếu tố quyết định số doanh nghiệp bạn có thể mua

Bạn cần ít nhất 10.000 đô la để bắt đầu đa dạng hóa, và bạn nên đợi đến lúc có 20.000 đô la trước khi bạn thực sự mua công ty thứ 2.

Bảng phía trên cho thấy số vốn mà bạn cần có trước khi chuyển sang công ty tiếp theo. Cột thứ ba là phần trăm trên tổng số vốn của bạn đầu tư vào lần mua đầu tiên.

Ở bước tiếp theo, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều thứ cần phải nắm bắt khi bạn sở hữu một doanh nghiệp.

Bước 5 của phương pháp đầu tư 4M: SỞ HỮU

Nắm quyền sở hữu công ty của bạn cũng giống như bạn đang theo dõi đối tượng của mình, nhưng chuyện không chỉ có thế. Giờ thì bạn đã là người trong cuộc. Bạn sẽ phải đối mặt với cảm xúc. Quy luật Cảm xúc Đầu tư – Emotional Rule of Investing – gọi tắt là ERI

Quy luật tâm lý đầu tư ERI: Nếu bạn mua công ty này, ngay lập tức sau khi bạn mua, giá sẽ giảm, giảm, giảm. Nhưng nếu bạn không mua, giá sẽ tăng, tăng, tăng, cho đến khi bạn mua, lúc đó giá sẽ lại giảm, giảm, giảm.

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 1: HỆ THỐNG ĐẦU TƯ HOÀN CHỈNH

Là một nhà mua tích trữ, chúng ta muốn giá nó tiếp tục giảm, đúng chứ? Càng giảm nhiều càng hay, miễn là phần cốt lõi của công ty không đổi.

Bước 6 của phương pháp đầu tư 4M: MUA TÍCH TRỮ

Bạn đã sở hữu doanh nghiệp của mình và hãy theo dõi nó, chờ đợi thời cơ để mua thêm ở mức giá tuyệt vời. Hãy nhẫn nại, bạn chỉ mới đặt 25% tổng vốn đầu tư trong doanh nghiệp. Bạn muốn mua thêm. Bạn đã sẵn sàng mua tích trữ. Bạn mong mỏi giá nó giảm xuống. Nếu giá vẫn tiếp tục đi xuống với và chẳng có bất kỳ sự thay đổi nào về cốt lõi của doanh nghiệp, hãy cóp nhặt (dành dụm) thêm nhiều vốn và mua tích trữ cổ phiếu của doanh nghiệp nhiều nhất có thể.

Bạn bắt đầu mua với mức mua vào 25% trên tổng vốn định đầu tư vào doanh nghiệp. Lần mua tiếp theo bạn cũng giữ tỉ lệ mua như lần đầu 25%. Lần thứ ba lại tiếp tục 25%. Còn 25% vốn cuối cùng bạn có thể tùy chọn cách chia (Bạn có thể mua một lần rồi kết thúc hoặc nếu giá có vẻ còn xuống nữa bạn có thể chia nhỏ và mua dần).

Lưu ý: Đừng mua quá lắt nhắt để chi phí giao dịch không phải là vấn đề lớn.

Bước 7 của phương pháp đầu tư 4M: BÁN

Thời điểm tốt nhất để bán một công ty tuyệt với không bao giờ đến

Khi Warren Buffett phát biểu như vậy, ông đứng ở vị thế người sở hữu toàn bộ công ty và vì ông phải giữ và đầu tư dòng tiền thu được từ doanh nghiệp. Chúng ta không ở vai trò đó. Co dù có hội tốt nhất để bán ra sẽ không bao giờ xảy ra, nhưng đối với những nhà đầu tư nhỏ lẻ, bán ra là điều khó tránh khỏi. Có 3 trường hợp ta sẽ chọn cách bán ra: 

  1. Bán ra khi bạn cần tiền mặt
  2. Bán ra khi công ty thay đổi về các lợi thế kinh doanh cốt lõi theo hướng tệ đi
  3. Bán ra khi giá vượt quá xa Giá niêm yết (Sticker Price – Giá trị thực)

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 1: HỆ THỐNG ĐẦU TƯ HOÀN CHỈNH

Bước 8 của phương pháp đầu tư 4M: LẶP LẠI ĐẾN KHI GIÀU CÓ

Tất cả những gì bạn cần là tiền, nhiều tiền hơn nữa. Hãy lặp lại các bước cho đến khi bạn trở nên giàu có.

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, không thiếu những nhà đầu tư đã thành công trong việc áp dụng phương pháp 4M giúp xác định doanh nghiệp có tiềm năng tốt và rủi ro thấp trong tất cả thị trường, đặc biệt với thị trường downtrend việc kiểm tra rủi ro tài chính của doanh nghiệp là một điều bắt buộc phải chính xác từ những nhà đầu tư. Trong trường hợp nếu bạn vẫn chưa thể khai thác báo cáo tài chính, định giá hay xác định rủi ro tài chính một cách hiệu quả thì hãy tham gia lớp học Kungfu Chứng Khoán của thầy Thái Phạm – người đã có kinh nghiệm hơn 17 năm trên thị trường với phương pháp đầu tư kết hợp nhuần nhuyễn giữa phân tích cơ bản (FA) và phân tích kỹ thuật (TA). 

>> Đăng ký và nhận ưu đãi học phí của Kungfu Chứng Khoán tại đây: http://bit.ly/khoa-hoc-kungfu-chung-khoan

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(Phương pháp đầu tư 4 chữ M giúp xác định giá trị, giá cả của công ty, biên an toàn và thời điểm mua cổ phiếu hợp lý)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề