fbpx

Phương pháp 4M Phần 31 – Bước 6: Phương pháp Sàn & Trần (FACs – FLOORS AND CELLINGS) giúp bạn kiếm được tiền

Phương pháp Sàn & Trần (FACs – Floors and Cellings) sử dụng những xu hướng lặp đi lặp lại của giá cổ phiếu để dự đoán chiều hướng của nó trong tương lai.

Bắt đầu mua công ty khi chúng ta có biên độ an toàn về giá – MOS- nghe thật dễ dàng, nhưng trong thực tế chúng ta sẽ gặp vấn đề: Nếu ta cứ canh ngày có giá MOS là mua, chúng ta sẽ nhanh chóng mua hết số tiền chúng ta đã phân bổ để mua tích trữ công ty đó, do đó bỏ lỡ cơ hội mua với giá giảm sâu hơn trong tương lai cũng như lỡ cơ hội tích lũy. Nhưng nếu chúng ta không mua hàng ngày cho đến khi hết vốn, làm sao chúng ta biết được khi nào mua tích thêm khi chúng ta đã hoàn thành ngay tổng số vốn cần giải ngân đúng lần mua đầu?

Chúng ta có thể mua tích trữ dần dần nhờ vào phương pháp Trần và Sàn (FACs – Floors and Cellings), tức đỉnh là đáy.

Vậy Phương Pháp Trần & Sàn là gì?  Cách ứng dụng như thế nào vào thực tế

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 31 - Bước 6: PHƯƠNG PHÁP TRẦN VÀ SÀN (FACs - FLOORS AND CELLINGS)

Phương pháp mua tích trữ FACS – Sàn và Trần sử dụng những xu hướng lặp đi lặp lại của giá cổ phiếu để dự đoán chiều hướng của nó trong tương lai. Phương pháp FACs rất hữu hiệu trong việc xác định thời điểm để mua tích trữ vào lúc đại hạ giá theo giá mua tích trữ thoả mãn Biên an toàn (MOS).

Phương pháp Sàn và Trần dựa trên kinh nghiệm rằng những “ông lớn” các quản lý quỹ kiểm soát dòng tiền lớn trên thị trường, có những mức giá mục tiêu cụ thể ghim trong đầu họ từ trước. Phương pháp này thuần về tâm lý. Nhưng cho dù thế nào, thì nó rất thật.

Nếu một “ông lớn” có ý nghĩ trong đầu rằng ông ta sẽ mua ở giá 75 đô la ngay khi giá cổ phiếu chạm mức đó thì giá nảy lên từ mức giá đó 2 lần trước, vì vậy đối với anh ta, 75 đô la là ột mức Sàn thực sự, mức giá đó phải nói là cứng như “đá hoa cương”.

phuong-phap-4m-phan-31-buoc-6-phuong-phap-san-tran-facs-floors-and-cellings-giup-ban-kiem-duoc-tien-happy-live-1

Nhìn vào đồ thị biến thiên của bất kỳ cổ phiếu nào, bạn sẽ để ý thấy giá cổ phiếu không bao giờ đi lên mãi mà sẽ có những đoạn đi xuống một chút. Ngày cả trong thị trường giá lên, vẫn thường có những lúc cổ phiếu xuống giá một đoạn trước khi trở về quỹ đạo hướng lên.

Ngôn ngữ phố Wall dùng để gọi những khúc xuống ngắn này là “pull backs” tạm dịch sự tháo lui, sụt giảm hay sự điều chỉnh đứt đoạn.

Lý do cho những đoạn thoái lui thường xuyên này đã được xây dựng trong tâm lý và cảm xúc của những nhà đầu tư kiếm soát giá cổ phiếu – những “ông lớn” khét tiếng. Họ trở nên sợ hãi (hoặc tham lam). Nếu giá cổ phiếu liên tục tăng, những “ông lớn” đang nắm cổ phiếu đó bắt đầu thấy lo lắng, họ sợ cổ phiếu đạt đỉnh giá. Họ biết quá rõ là cần tốn bao nhiêu thời gian cổ phiếu mới lên lại vùng giá cao kể từ lần chạm đỉnh trước, và thông tin này làm phần tâm lý giao dịch của họ hưng phấn. Vì những “ông lớn” cần thời gian thoái vốn, họ cần phải chuẩn bị cho một cuộc đại đào tẩu. Để làm thế họ bắt đầu bán ra bán ra cũng giúp họ kiếm lợi nhuận.

Phương pháp mua giữ Sàn và Trần gọi là giá lặp đi lặp lại là “Sàn”, ví như khi bạn ngã xuống thì bạn sẽ ngã xuống sàn đất phải không? Khi giá nhiều lần rơi xuống mức đó và nảy lên lại mà không bị tụt xuống dưới mức đó, chúng ta biết chúng ta chạm giá sàn rồi. Giá càng nảy lên nhiều lần từ sàn, chứng tỏ sàn càng chắc.

Cũng có một mức giá mà khi giá cổ phiếu tăng đến mức đó thì nó sẽ giảm xuống, hoặc sẽ giữ nguyên. Theo phương pháp FACs, đó là “Trần”, ví như bạn cũng không bao giờ nhảy qua trần nhà được vậy.

Đến một lúc nào đó giá cổ phiếu rồi cũng sẽ phá Trần và lên cao hơn nữa thì Trần (Ceiling) cũ sẽ thành Sàn (Floor) mới. Giống như trong nhà cao tầng, Trần của bạn sẽ là Sàn của tầng trên, và Sàn của bạn là Trần của tầng dưới.

Và cứ như thế, giá cổ phiếu dường như di chuyển luân phiên trong khoảng Sàn đến Trần. Sau đó nó sẽ phá Trần và lên tiếp, hoặc có thể sẽ đổ sập và rơi xuống Trần cũ, để xem nó có đủ vững để trở thành Sàn mới hay không.

Đến một lúc nào đó giá cổ phiếu rồi cũng sẽ phá Trần và lên cao hơn nữa thì Trần (Ceiling) cũ sẽ thành Sàn (Floor) mới. Giống như trong nhà cao tầng, Trần của bạn sẽ là Sàn của tầng trên, và Sàn của bạn là Trần của tầng dưới.

Và cứ như thế, giá cổ phiếu dường như di chuyển luân phiên trong khoản Sàn đến Trần. Sau đó nó sẽ phá Trần và lên tiếp, hoặc có thể sẽ đổ sập và rơi xuống Trần cũ, để xem nó có đủ vững để trở thành Sàn mới hay không.

Còn một điều khác để đánh giá: xu hướng. Xu hướng chính là hướng chung của giá nhìn trên một khoảng thời gian dài.

Đường xu hướng có thể được vẽ tại đỉnh và đáy trên đường zig zag tạo nên bởi biến động giá theo xu hướng. Giá cao nhất của đường chéo xu hướng tạo nên một đường tưởng tượng trên biểu đồ giá gọi là Ngưỡng kháng cự, và giá thấp nhất của đường chéo xu hướng tạo nên một đường tưởng tượng trên cùng biểu đồ gọi là Ngưỡng hỗ trợ. Những đường này khác với đường Sàn và Trần vì chúng là đường chéo chứ không phải đường ngang, nhưng chúng được dùng với cùng mục đích: dự đoán nơi nào giá sẽ đảo chiều.

Chúng ta cũng có thể gọi các mức giá này là Sàn và Trần. Nhưng giá trị của chúng khác nhau về mặt thời gian. Đường xu hướng là đường chéo tưởng tượng hình thành qua thời gian dài. Đường Sàn và Trần là đường ngang tưởng tượng hình thành qua thời gian ngắn.

phuong-phap-4m-phan-31-buoc-6-phuong-phap-san-tran-facs-floors-and-cellings-giup-ban-kiem-duoc-tien-happy-live-3

 

Ví dụ về xác định các mức Trần và Sàn

Hình bên dưới là ví dụ đơn giản về phương pháp FACs của cổ phiếu FPT, đồ thị được biểu diễn ở dạng đồ thị đường để đơn giản hóa cho những ai chưa quen với đồ thị nến.

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 31 - Bước 6: Phương pháp Trần và Sàn (FACs - Floors and Cellings)

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(mua tích trữ cổ phiếu và làm giàu dưới tác động của lãi kép)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề