(Phiên thứ 6 ngày 21/12/2018)
Chào các bạn hữu buổi sáng thứ 6 cuối tuần:
1) Như vậy là những dự báo về đà sụt giảm của phố Wall và thị trường CK ở các nước phát triển (DMs – Developed markets) như Nhật/Mỹ/Anh/Đức/Pháp/Ý đã đúng.
Phố Wall tiếp tục chứng kiến đợt sụt giảm về 2 ngưỡng hỗ trợ tôi có đề cập là 22.500 và ngưỡng hỗ trợ mạnh tiếp theo là 18.500 (hình số 1 minh họa)
Tất cả những tin tức trên báo chí (hình 2,3) chỉ “tô điểm” thêm cho đồ thị và đi lý giải nó mà thôi. Media daily thường nhật thì đổ lỗi cho phố Wall giảm điểm vì lo lắng chính phủ Mỹ bị đóng cửa, rồi thì ảnh hưởng dư chấn của FED tăng lãi suất chưa bồ câu lắm (mà bản chất là gần như >88% xác suất probability hiện tại là FED tối đa tăng đúng 3 lần lãi suất nữa trong 3 năm từ 2019-2021 để đạt mốc lãi suất trung tính dự báo là 3.1% trên cơ sở data proven về nền kinh tế Mỹ. Bản chất là 3 lần trong 3 năm thì mới chỉ bằng 3/4 của 4 lần tăng chỉ nội 1 năm 2018. Mà như vậy thì nhìn đúng bản chất như hôm qua tôi có nói: Thời tiền rẻ đã qua, nhưng thời tiền đắt cũng không hẳn, mà 3 năm tới sẽ là thời của TIỀN THẬT xuống chiếu bạc và việc luân chuyển tư bản toàn cầu sẽ quyết định tài sản nào sẽ “đâm hoa kết trái”)
Nhìn vào chart tuần (Weekly) thì cơ bản là ở vùng 22.500 này phố Wall xác suất cao là sẽ có một nhịp hồi phục tương đối.
Chúng ta có thể nhìn vào chỉ số tương lai mới đóng cửa (DJ futures, S&P500 futures hình 3) thì thấy mức độ hồi phục rất mạnh, đặc biệt là futures của S&P 500 thì hồi phục tới +9%. ((Xác định là hình bị lỗi, hồi có 0.9%)
Ngưỡng hỗ trợ cứng tiếp theo của chỉ số công nghiệp Dow Jones là ở mốc 18.500 điểm. Mốc này có lẽ chưa giảm tuồn tuột về đây ngay được mà có khi mất cả 4-5 tháng để hoàn tất. Trên tất cả nhìn đồ thị mà nói thì phía trước của Dow Jones u ám, mờ mịt trên daily chart và weekly thì cũng confirm Dow now is DOWN (Dow giảm)
2) Nói về mức độ tương quan giữa Dow Jones, Mỹ nói riêng và DMs nói chung so sánh với các thị trường EMs (mới nổi) và FMs (cận biên) như Việt Nam chẳng hạn thì thực ra không có tương quan quá nhiều.
Mối quan hệ này bản chất giống như mối quan hệ giữa một cổ phiếu Bluechip biến động giá và hàng loạt cổ phiếu Penny biến động giá.
Nên nhớ năm 2018 từ tháng 4/2018 –> nay thì các “cổ phiếu penny” EMs và FMs này đã sụt giảm “đi trước” 30% về giá trị. Thì nay đến lượt DMs như Dow Jones “đi sau” 30% từ đỉnh cao 26.000 điểm là rất bình thường. Trong năm 2018, Dow Jones đã mặc thị trường EMs, FMs chỉnh sâu 30% nó vẫn duy trì sự ổn định từ 23.400 -> 26.000 điểm (tạo mô hình 2 đỉnh).
Không có gì lên cao mãi và cũng không có gì xuống mãi. Trong thực tế có một câu nói tôi rất thích đó là “Không có gì mới dưới ánh sáng mặt trời”. Mọi thứ vận động về giá liên quan tới tài sản đều có thể dự báo được (P/S: Tôi là một trong những người cảnh báo đầu tiên trong group này về Bitcoin $BTC khi giá của nó mới ở mức 12.500 USD/Coin -> liên tục cho tới khi nó đạt đỉnh 19K rồi vỡ về 3-4K ngày hôm nay)
Hiểu rõ bản chất của sự tương quan này để thấy một điều: Mỗi thị trường đều có những “câu chuyện” khác nhau về luồng tư bản vận động. DJ tăng không có nghĩa VNIndex sẽ tăng và ngược lại. Vì phải xem luồng tư bản (đặc biệt tư bản nước ngoài – FII Capital chảy như thế nào, rút ra hay bơm vào thị trường đó).
Và thêm một yếu tố nữa đó chính là YẾU TỐ NỘI TẠI của thị trường ấy về: GDP growth, triển vọng tăng trưởng ngắn hạn, lạm phát, tỉ giá, lãi suất.
Ngoài ra, tôi cũng đồng tình với phù thủy Mark Minvervini (hình 5) rằng ông ấy nói chỉ số DJI chỉ là chỉ số bình quân, trung bình của 30 cổ phiếu thuộc rổ index chứ nó không phải từng cổ phiếu cụ thể. Mỗi cổ phiếu cụ thể sẽ có câu chuyện riêng, và ông có nói trong tweet khác của mình rằng dù thị trường Gấu 7 lần trong 35 năm trading của ông thì ông vẫn kiếm được tiền với các cổ phiếu cụ thể (ở trạng thái LONG).
3) Ở một diễn biến khác: Giá dầu tiếp tục dò đáy GIẢM MẠNH và Dollar index – chỉ số sức mạnh đồng bạc xanh của Mỹ – tiếp tục giảm mạnh y chang như bài viết tối hôm qua tôi đăng ở đây:
Giá dầu sẽ sớm quay về “nơi tình yêu bắt đầu” (hình 8)
Tổng hợp tất cả các yếu tố về giá cả hàng hóa cơ bản, giá dầu lửa, đô la giảm, Bond Yields giảm … thì tôi cho rằng một GAME tăng giá mới trong dài hạn đang được nhấn nút
RESET – KHỞI ĐỘNG LẠI
Đợt khởi động lại sẽ dẫn tới một đợt detox (thanh lọc cơ thể) làm mới đau đớn với các tài sản đã bị định giá quá cao NHƯNG KHỦNG HOẢNG HAY TIỀN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ Ư? Tôi cho rằng (bằng những số liệu cụ thể và quan điểm tôi có theo dõi nhiều chuyên gia lớn) thì xác suất là CỰC KÌ THẤP
Đây sẽ là cú BIG PULLPACK (Điều chỉnh lớn) của thị trường DMs như Mỹ y hệt đoạn 1999-2000 tương tự đợt điều chỉnh ở thị trường EMs, FMs đã xảy ra năm 2018.
Việc của chúng ta cần làm, tôi nghĩ và nhắc lại, đó là làm bài tập về những ngành nghề cốt lõi sẽ tiếp tục “nở hoa” phát triển trong năm 2019-2020 khi giá dầu thấp, lạm phát thấp và giá dầu có ảnh hưởng tốt tới các họach định chính sách của chính phủ chẳng hạn.
Cơ hội luôn tồn tại mọi thời điểm, nhưng chỉ BET vào những gì xứng đáng với đồng tiền mồ hôi xương máu của bạn.
Bet vào những chỗ mà “Ngửa tôi thắng, sấp thì tôi chẳng thua bao nhiêu” -Dhandho investor.
#God Bless Us
#Chúa Phù hộ cho các bạn
– Morning News by Thái Phạm Happy Live –
21 Dec 2018
P/S: Phiên ATC hôm nay 2 quỹ ETFs ngoại sẽ review nhé các bạn. Đừng ngạc nhiên.