fbpx

Điểm tin tài chính ngày 2/3/2020

Chào bạn hữu buổi sáng sớm! Good morning! Chào tuần mới, chào tháng mới!
 
Điểm tin tài chính ngày 2/3/2020
 
Sau đây là một số sự kiện đáng chú ý sẽ diễn ra trong tuần này chúng ta cần lưu ý!
 
1. Kinh tế Trung Quốc rơi vào trạng thái tệ nhất trong 1 tháng kể từ khi khủng hoảng kinh tế năm 2008. Số liệu Cục Thống kê Trung Quốc vừa công bố cho thấy PMI tháng 2 của nước này thấp nhất lịch sử, với 35,7. PMI trên 50 cho thấy hoạt động sản xuất tăng trưởng, còn dưới 50 là co lại.
 
Đây là số liệu chính thức đầu tiên về kinh tế Trung Quốc sau khi dịch Covid-19 bùng phát. PMI tháng 2 cho thấy sự rạn nứt rất sâu trong nền kinh tế vốn đã chịu thiệt hại từ chiến tranh thương mại với Mỹ. Các biện pháp phong tỏa và cách ly chỉ càng khiến hoạt động kinh tế tại Trung Quốc tê liệt.
 
Chỉ số theo dõi đơn hàng mới tháng 2 chỉ còn 29,3, giảm mạnh so với 51,4 tháng trước đó. Số việc làm trong nhà máy vẫn tiếp tục giảm với tốc độ kỷ lục. PMI ngành dịch vụ của Trung Quốc cũng chỉ còn 29,6 trong tháng 2, thấp hơn rất nhiều so với 54,1 tháng 1.
 
Kinh tế Trung Quốc được dự báo chịu thêm cú sốc nữa trong quý I, khiến các nhà hoạch định chính sách thêm sức ép phải nới lỏng. Nomura dự báo GDP Trung Quốc quý này chỉ tăng 2%. Trong khi đó, Capital Economics cho rằng nước này sẽ tăng trưởng âm, lần đầu tiên trong gần 30 năm.
 
Dữ liệu này cho thấy khả năng nền kinh tế toàn cầu, vốn phụ thuộc rất lớn vào nền kinh tế Trung Quốc (đóng góp 19% tăng trưởng GDP toàn cầu) sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và khó lòng phục hồi nhanh chóng.
 
Nhà nước Trung Quốc mới sáng sớm nay thông báo 90% các công ty quốc doanh hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại, tuy vậy họ cũng thừa nhận các doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEs (chiếm 50% nền kinh tế nước này) đang gặp khó khăn trong việc hoạt động do lệnh phong thành, Coronavirus và cả vấn đề nhân công, khẩu trang,…
 
Việc dịch bệnh đang lan rộng tại Hàn Quốc cùng với chỉ số PMI của Trung Quốc tháng 2 đang dấy lên những báo động đỏ về sự lan tỏa tiêu cực của dịch bệnh đến các nền kinh tế trên toàn cầu.
 
Điểm tin tài chính ngày 2/3/2020
 
Tính tới sáng nay 2/3/2020 Hàn Quốc đã có gần 3,800 ca nhiễm, Ý là gần 1,700 ca nhiễm, Iran gần 1,000 người nhiễm Corona Virus, Pháp, Đức thì đều tăng số ca nhiễm lên gấp đôi so với tuần trước… (nước Mỹ khả năng cũng sẽ phải đối diện với dịch bệnh bùng phát sớm – virus outbreak) là những dấu hiệu cho thấy dịch bệnh đang ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế các nước này và nền kinh tế thế giới nói chung. Những ngành như du lịch, vận tải,… là những ngành bị ảnh hưởng mạnh mẽ trước tiên.
 
Việc cân đối giữa phát triển kinh tế hay chống bệnh dịch là việc đau đầu của các chính quyền. Nếu tiếp tục cho di chuyển tự do (như ở Châu Âu, Hàn Quốc, Mỹ…) thì dịch bệnh còn lan rộng, còn nếu phong thành thì hạn chế được Virus nhưng lại khiến cho kinh tế ảnh hưởng. Quả là một vấn nạn đau đầu đối với tất cả các quốc gia. Tuy vậy, sức khỏe của người dân là trên hết, thành thử ra tất cả các quốc gia dần tiến tới sự đồng thuận về việc xử lý cách ly, nghi nhiễm và cả các ca nhiễm bệnh. Một thành phố mà bị bệnh tới 1,000 người là sẽ không có cách nào cơ sở y tế có thể xử lý được!
 
Còn kinh tế, sụt xuống do con người thì cũng sẽ hồi phục trở lại sau khi dịch bệnh qua đi.
 
Những tít báo đề cập tới chuyện này giờ không còn hiếm như ngành hàng không, ngành du lịch… https://www.thesaigontimes.vn/td/300530/con-loc-suy-giam-van-o-at.html thiệt hại sẽ cần thời gian để các du khách từ các thị trường chính như Nhật, Hàn, Trung Quốc và Âu Châu quay trở lại bình thường (vì họ cũng phải khỏi cúm, không bị hạn chế di chuyển,…). Sẽ cần nhiều tháng, thậm chí cả năm chứ không nóng vội được. Chưa kể, nếu chính phủ hỗ trợ bằng tiền, tín dụng…thì cũng không giúp đỡ được nhiều nhóm ngành này. Tại sao? Cái cốt lõi nhất là có bơm tiền quảng cáo, cải tiến dịch vụ,… thì khách vẫn chưa tới vì họ sợ dịch? Hoặc dịch chưa còn. Nên bơm tín dụng hỗ trợ thì đó có thể là sự “phí đạn” và chưa đúng thời điểm. Đây cũng là thời điểm tốt để những doanh nghiệp ít sử dụng vốn vay, cẩn trọng trong sử dụng đòn bẩy thể hiện được sự kháng cự. Còn các doanh nghiệp dùng vốn vay nhiều sẽ có những tác động phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, trở lại nơi xuất phát…cũng là một quy luật kinh tế thông thường do các yếu tố thiên nga đen tạo ra.
 
2. Sự kiện thứ 2 trong tuần cần quan tâm để ý đó là số liệu nền kinh tế của Mỹ và hành động của FED.
 
Điểm tin tài chính ngày 2/3/2020
 
Những số liệu thu thập được từ Surveys về các hoạt động sản xuất của Mỹ do Markit và Institute of Supply Management trong ngày thứ hai (hôm nay) sẽ cho nhà đầu tư cái nhìn về nền kinh tế Mỹ hoạt động thế nào dưới tác động của Virus. Dự kiến sẽ chưa có tác động lớn vì tháng 2/2020 thì thị trường Mỹ khá “bình yên” do Covid-19 chưa lan tới Mỹ và/hoặc chưa ảnh hưởng mạnh.
 
Thứ 6, thì số liệu Nonfarm Payrolls cũng sẽ được công bố, các chuyên gia đang dự báo là số liệu nonfarm payrolls tháng 2 này sẽ chỉ còn là 175,000 jobs so với 225,000 jobs vào tháng 1. Liệu có phải do ảnh hưởng của dịch bệnh? Có lẽ còn quá sớm để kết luận.
 
Mặc dù vậy, với những thông tin về ngành khách sạn NewYork, DC hay LA khi khách du lịch TQ không tới trong tháng 1-2/2020 thì chắc chắn 1 điều ngành dịch vụ Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề. Theo báo NewYork Times, thì các khách sạn ở NewYork phân khúc 4,5 sao đang rất “ế”! Trước đây, khi đến NewYork bạn phải đặt phòng trước từ 4-5 tuần nếu muốn có phòng ở đàng hoàng 1 chút (giá dao động từ 320 -380 USD/phòng) quanh khu vực công viên Grand Central Park thì nay bạn chỉ cần book trước vài ngày và lúc nào cũng còn available.
 
Tuần này, một vài quan chức FED cũng sẽ phát biểu. Công chúng (traders/investors) thì đang mong FED sẽ cắt giảm lãi suất ngay từ cuộc họp tháng 3 tới để hỗ trợ nền kinh tế vì bệnh dịch đang xảy ra. Thực tình, thì tôi không cho rằng đây là giải pháp tốt dù trong ngắn hạn sẽ tạo ra tâm lý tốt cho markets.
 
Vì sao? Vì việc cắt giảm lãi suất hay thêm gói tín dụng mua thêm trái phiếu chỉnh phủ, tăng quy mô hoạt động Repo trên thị trường chỉ khiến cho tình hình thêm tệ và chính phủ sẽ ngày càng mất đi các công cụ để bảo vệ thị trường khi cần thiết hoặc khi khủng hoảng kinh tế thực sự nổ ra vì lúc đó lãi suất đã quá gần mức 0-1% rồi, có kích thêm cũng không hiệu quả.
 
Và cái căn nguyên nhất của suy giảm sản xuất hay du lịch, chi tiêu nó đến từ 1 thứ đó là: Dân nó sợ không di chuyển, không đi du lịch hoặc bị cấm di chuyển đi du lịch vì bệnh dịch chứ không phải họ không có nhu cầu. Và nếu có thêm kích thích thì họ cũng chẳng đi được!!!??
 
What a kind of dilemma it is?
 
Và nếu đánh cờ thì nước này là một nước đi vô nghĩa, lãng phí nguồn lực!
 
3. Sự kiện thứ 3 trong tuần cần để ý là sự kiện ngày SUPER TUESDAY – Siêu thứ 3 của Đảng Dân chủ.
 
14 bang sẽ bầu ra các ứng viên của mình để cạnh tranh, ganh đua với nhau cho một suất đại diện cho đảng Dân Chủ tranh cử với đương kim TT Donald Trump từ tháng 6/2020 trở đi.
 
Các “ông già” đang cạnh tranh với nhau (già lắm luôn!!!) đó là ông Bernie Sanders, ông Joe Biden và cả ông Micheal Bloomberg.
 
Nhìn không mấy có sức sống! (Theo quan điểm cá nhân tôi).
 
Dĩ nhiên, nếu dịch bệnh lan rộng và Dow Jones còn đỏ lửa sẽ ảnh hưởng đến sự ủng hộ của công chúng cho ông Donald Trump. Do đó, cách tốt nhất của đảng Cộng Hòa làm lúc này có lẽ nên là ngăn cản và hạn chế Virus lan rộng tại Hoa Kỳ thì mọi việc sẽ trở lại hơn là nghĩ các gói vắc xin kích thích kinh tế! (Như đã phân tích kể trên).
 
4. OPEC họp trước tình hình giá dầu đang sụt mạnh! Sụt mạnh kinh khủng do Corona Virus impact lên nền kinh tế!
 
OPEC nhóm họp vào ngày thứ 5, 6 tuần này tại Viên – Áo. Hi vọng sẽ có một đợt cắt giảm sản lượng để kéo giá dầu lên. Hiện tại, các phe short OIL đang rất “hung hãn”. Giá dầu giảm 14-16% tuần vừa rồi, giảm mạnh hơn cả đợt khủng hoảng năm 2008.
 
5. Thị trường Việt Nam: hôm thứ 6 đánh dấu 14 phiên bán ròng liên tiếp với cường độ ngày càng mạnh của khối ngoại.
 
Điểm tin tài chính ngày 2/3/2020
 
Tuần này, sẽ là ngoại lệ?
 
Khối ngoại đang phòng thủ và rút bớt cổ phiếu tăng tiền mặt phòng thủ?
 
Các tác động của Covid-19 lên trên các chỉ số và các sản phẩm mới mở của thị trường như FIN-lead hay Diamond ETFs đang rõ rệt và có vẻ như việc ra đời mấy quỹ ETFs này hơi “đen” vì nó bị trùng với đợt dịch chung.
 
Việc chúng ta cần làm giai đoạn này? Khi tâm lý đám đông còn chưa ổn định và đang còn quan sát, ngó nghiêng xung quanh mà kéo xả thì là tiếp tục…phí đạn, phí công và uổng!
 
Tĩnh tâm, đọc sách, học tập và chờ đợi, làm bài tập có lẽ là giải pháp tốt hơn cả!
 
Chúc quý vị bạn hữu một tuần mới may mắn!

Nội dung chương trình dành cho bạn:

Các viết cùng chủ đề