fbpx

ĐIỂM TIN TÀI CHÍNH QUAN TRỌNG ĐẦU TUẦN NGÀY 6/5/2019

Chào các bạn hữu buổi sáng sớm! Good morning early birds!

Một tuần mới lại bắt đầu và chúng ta sẽ cùng điểm tin một vài sự kiện lớn về tài chính thế giới sẽ cần phải theo dõi rất sát sao trong tuần này.

1. Số liệu về lạm phát của kinh tế Mỹ:

Các nhà đầu tư sẽ theo dõi rất chặt chẽ số liệu về lạm phát với cả Producer và Consumer Inflation (lạm phát sản xuất và lạm phát tiêu dùng) vào ngày thứ 5 và thứ 6.

Ông Powell – chủ tịch FED vốn coi lạm phát của Mỹ hiện tại đang yếu tạm thời và FED sẽ giữ nguyên mức lãi suất cơ bản của FED không thay đổi (dù cho những sức ép của TT Donald Trump về việc giảm thêm 1% với lãi suất cơ bản để hỗ trợ nền kinh tế).

Dự kiến lạm phát tiêu dùng sẽ tăng 0.4% month-on-month và 2.1% year-on-year basis. Chúng ta hãy cùng chờ xem dữ liệu lạm phát thực tế của tháng này như thế nào và trong 2-3 tháng kế tiếp.

2. Các dữ liệu về nền kinh tế của EU, đặc biệt là số liệu sản xuất công nghiệp và đơn hàng nhà máy (factory orders) của Đức tuần này.

Ở Anh, chúng ta cũng cùng xem xét dữ liệu về GDP quý 1 vào thứ 6 tuần này sau khi NHTW Anh dự báo tăng trưởng năm 2019 sẽ cao hơn dự kiến trong cuộc họp vào cuối tuần qua, nhưng cắt giảm dự báo về triển vọng lạm phát.

3. Tâm điểm của điểm tin ngày tuần này lại là tin tức liên quan đến đàm phán thương mại Trade-deal Mỹ – Trung vòng đàm phán gần như cuối cùng.

Ngay trước khi phó chủ tịch Trung Quốc ông Lưu Hạc (Liu-He) lên máy bay đi Mỹ để đàm phán tại Washington vòng cuối cùng của Trade-talk ngày thứ 4, mùng 8/5/2019 (sau buổi đàm phán tuần vừa rồi tại Bắc Kinh mà Bộ trưởng tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho rằng “rất hiệu quả”) thì tối chủ nhật ngày hôm qua Tổng Thống Donald Trump đã tiếp tục “nắn gân” Trung Quốc với 2 dòng tweet với ý đồ rất rõ ràng.

“Trong 10 tháng, Trung Quốc đã nộp thuế cho Mỹ gồm thuế suất 25% với 50 tỷ USD hàng hóa công nghệ cao và 10% với 200 tỷ USD hàng hóa khác. Những khoản thuế này phần nào mang lại kết quả tuyệt vời cho nền kinh tế của chúng ta. Thuế suất 10% sẽ tăng lên 25% vào ngày thứ 6”, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter đêm hôm qua.

“325 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ vẫn chưa chịu thuế, nhưng sớm thôi, sẽ chịu thuế 25%. Thuế trả cho Mỹ có ít tác động đến chi phí sản phẩm, chủ yếu do Trung Quốc gánh chịu. Thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vẫn tiếp tục nhưng quá chậm, bởi họ muốn tái thương lượng. Không!”.

Động thái này là một động thái “phù hợp” khi những tiến triển đàm phát đang đến vòng cuối cùng và ông Trump muốn nó đến nhanh hơn và mang những thay đổi mang tính cấu trúc đệ trình trên bàn đàm phán hơn là những đàm phán kiểu khôn ngoan Maneuver qua qua lại lại tìm cách re-negotiate (tái đàm phán) của Trung Quốc.

Trong tuần với rồi, bộ trưởng Tài chính Mỹ ông Steven Mnuchin cũng phát biểu trước phóng viên rằng: ông hi vọng cuối tuần này ông sẽ đệ trình một deal lên tổng thống hoặc nói với Tổng Thống rằng deal sẽ không đạt được. Có nghĩa tuần này là Judgment week cho Trade-deal.

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence hôm 3/5 còn cho biết ông Trump vẫn hy vọng có thể ký thỏa thuận với Trung Quốc. Và ông nói, Tổng Thống muốn một thỏa thuận mang tính thay đổi cấu trúc đối với thương mại của Trung Quốc

Những vấn đề “khó nhằn” trong đàm phán Mỹ – Trung gồm trộm cắp tài sản trí tuệ và ép buộc chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, hai bên còn bất đồng về việc giữ hay dỡ bỏ thuế đang triển khai trong cơ chế thực thi.

Một số nguồn tin còn cho rằng Mỹ và Trung Quốc đã tiến sát một thỏa thuận thương mại, có thể nhất trí sớm nhất vào ngày 10/5.

Thực sự, khi bước vào EndGame thì những “di chuyển” (Movement) trong nước cờ đàm phán của cả 2 bên, đặc biệt của Mỹ sẽ mang tính quyết liệt và mạnh bạo nhằm thể hiện ý đồ rõ ràng và kiên định của họ.

Go Big or Go home! “đạt được thỏa thuận như tôi muốn, hay là không đạt được gì” đó là một dạng thông điệp rõ ràng từ ông Trump vào đêm hôm qua. Và nghĩa là thông điệp của ông cũng có thể hiểu là “vòng đàm phán ngày thứ 4 tới của ông Liu-He sẽ là cơ hội cuối cùng của Trung Quốc để đạt được thỏa thuận đàm phán hài lòng Mỹ với những yêu cầu thay đổi mang tính chất cấu trúc về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc”.

Với nhà đầu tư thì đoạn EndGame này là cross-the fingers và cùng chờ đợi, hi vọng mọi thứ sẽ diễn ra theo kịch bản tốt đẹp nhất vào tuần cuối cùng này và keep alerts những thay đổi liên quan tới đàm phán.

Chứng khoán và đầu tư chứng khoán luôn khó kiếm tiền và dĩ nhiên “làm giàu không khó” và các thông điệp “bán hết cơ sở để Short (xoạc) phái sinh” là những thông điệp kiếm tiền dễ dàng thì chỉ có trong quảng cáo của các Zoom Zalo, Skype chat… Còn trên thực tế thì kiếm tiền khó hơn quảng cáo nhiều.

Đến tuần cuối này, các vị thế trên bàn đàm phán đã có, một nước cờ All-in của pocker hands của Trump đã ra đòn, thì người chơi còn lại fold hay call đó là quyền của chúng ta. Trong thị trường thì chỉ có người phân tích và đi theo lập luận của chính mình bằng kinh nghiệm mới có quyền chiến thắng, và quà… thì không dành cho tất cả.

Mọi thứ trong cuộc sống đều có áp lực cao. Đi thi cử cũng áp lực mà sau này ra đời kiếm tiền trong cuộc sống thì cũng áp lực.

Nhưng kẻ khôn ngoan chuẩn bị trước thì sẽ đỡ… chết vì áp lực ?

#God bless us! 
#Chúa phù hộ cho các bạn! 
– Morning news by Thai Pham Happy Live – 
*** 6 May 2019 ***

P/S: Bonus thêm 2 chart Ichimoku Charts của giá dầu và Dollar index theo weekly view. Đúng như chúng ta cùng nhận định là “con dầu’ nó đã chết và đã về 60 USD/thùng. 3 tuần giảm liên tiếp với nến kiểu climax sell thì còn… khả năng đi tiếp; Dollar index thì vẫn cứ vật vờ và khả năng giảm cao hơn xác suất tăng. 

P.S.S: Sáng nay mở mắt thấy “chim lợn” bay rợp trời với tin về Thuế của TT Donald Trump và thị trường Mỹ! Họ lại kêu gào “mốt 2019- làm giàu không khó”; hình như mới gần đây thôi, họ nói tin tức kinh tế Mỹ và chứng khoán Mỹ thì liên quan gì đến CK Việt Nam mà nhỉ? Mỗi nước có “đường đi riêng?”🙂#Justkidding và God Bless.

Các viết cùng chủ đề