fbpx

Đỉnh cao marketing ngành ngân hàng: Gần 71.000 người trên mạng nói về ACB chỉ trong 3 ngày

Màn biểu diễn “cây nhà lá vườn” của Chủ tịch ACB trong sự kiện Kỷ niệm 30 năm thành lập của Ngân hàng này, đã tạo ra sức ảnh hưởng lớn gấp 16 lần thảo luận trung bình 1 tháng của 1 chiến dịch marketing ngành ngân hàng. 

a1

Theo công ty phân tích dữ liệu truyền thông mạng xã hội Buzzmetrics, chỉ trong 3 ngày, sự kiện Kỷ niệm 30 năm thành lập của Ngân hàng ACB với điểm nhấn là màn biểu diễn âm nhạc Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy đã gây bão mạng với hơn 134.000 lượt thảo luận và hơn 70.000 người tham gia thảo luận.

Theo Buzzmetrics, số liệu thống kê từ 206 chiến dịch marketing từ 43 ngân hàng trong khoảng thời gian từ tháng 4/2021- tháng 4/2023, cho thấy trung bình một chiến dịch marketing ngành ngân hàng tạo ra khoảng 8,000 thảo luận/ tháng.

a2

Như vậy, lượt thảo luận về sự kiện ACB lớn hơn gấp hơn 16 lần thảo luận trung bình 1 chiến dịch marketing ngành ngân hàng trong 1 tháng. Con số này gần bằng chiến dịch marketing có lượng thảo luận cao nhất ngành ngân hàng trong 2 năm qua. (MyVIB 2.0 khoảng 150.000 thảo luận/ tháng).

Nếu xét lượng thảo luận trung bình tạo ra trong 1 ngày, sự kiện ACB tạo ra trung bình 44.000 lượt thảo luận/ngày – lớn hơn con số tương tự ở bất cứ chiến dịch ngành marketing ngân hàng nào được Buzzmetrics ghi nhận trong hơn 2 năm trở lại đây.

a3

Theo Buzzmetrics, sự kiện ACB hình thành và lan truyền đúng chuẩn “sách giáo khoa” của một Hot topic trên mạng xã hội.Bắt đầu từ bài đăng và khuya ngày 4/4 trên trang Cafe F với tiêu đề: [Clip] Chủ tịch ngân hàng ACB Trần Hùng Huy gây sốt với màn trình diễn đàn, hát, nhảy “dưới mưa”. Bài viết này đã nhanh chóng nhận được sự chú ý ngay trong đêm và đạt được sức lan tỏa lớn.

Sáng 5/6, nhiều trang cộng đồng lớn đã tham gia đăng tin làm chủ đề nhanh chóng tiếp cận được 1 lượng người dùng lớn từ giới banker (ngân hàng) và giới trẻ. Tiếp tục, clip được đăng lại và lan tỏa trên các nền tảng khác, đặc biệt là Tiktok giúp chủ đề tiếp cận được một lượng người dùng lớn hơn nhiều đến từ các platform khác nhau.

Ngày 6/6, các tin tức mới liên quan bắt đầu xuất hiện như: thông tin về profile chủ tịch, ra đời social slang mới: “team Marketing chạy 1 tháng…” và thu hút thêm cộng đồng liên quan đến kinh doanh và marketing. Các thông tin về công ty, định hướng phát triển, môi trường làm việc, mã cổ phiếu ACB cũng liên tục xuất hiện làm các nhóm người dùng khác nhau liên tục có thêm tin tức mới, duy trì độ nóng của hot topic.

a4

Phân tích sâu vào nội dung thảo luận, có thể thấy hot topic không đơn thuần làm người dùng nhắc đến chủ tịch hay phần trình diễn, mà còn làm người dùng nhắc nhớ về thương hiệu ACB cũng như gợi nhắc các đến các đặc tính về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Đáng chú ý, có hơn 10% tỷ trọng thảo luận thể hiện ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng như: mở thẻ, mở tài khoản, gửi tiết kiệm…

Đây là con số đáng mơ ước của bất kỳ chiến dịch ra mắt sản phẩm dịch vụ nào nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng. Cách thảo luận thể hiện ý định sử dụng dịch vụ có nhiều tính chất giống hiệu ứng “đu idol” trong lĩnh vực giải trí. Điều này cho thấy hot topic không chỉ “cho vui”, mà nó còn mang giá trị tích cực cho thương hiệu ACB.

a6

Câu hỏi đặt ra là:”Liệu có áp dụng insight “đu idol” của người trẻ trong mảng giải trí cho thương hiệu ACB” và”Idol “của nhà trồng được” liệu có nên được cân nhắc là một xu hướng Influencer Marketing mới” khi việc sử dụng các KOL bên ngoài gần đây cho thấy nhiều rủi ro đến hình ảnh thương hiệu.

Empty

Theo Buzzmetrics, tiềm năng chủ đề còn kéo dài và có thể ngày 6/6 là đỉnh thảo luận đầu tiên của đường xu hướng thảo luận. Xét về tính chất tin, cách thức lan truyền và hình thái tính đến thời điểm hiện tại, hot topic có nhiều dấu hiệu sẽ đi theo mô hình M-shape (U) với 3 đỉnh thảo luận, kéo dài trong 15 ngày và có thể đạt quy mô khoảng 500.000 lượt thảo luận.

“Như vậy, nếu tận dụng hợp lý, thương hiệu hoàn toàn có thể kéo dài và hưởng lợi độ nóng của Hot topic ban đầu có thêm nhiều hoạt động nhắc nhớ đến các yếu tố khác mà thương hiệu muốn nhấn mạnh”, Buzzmetrics cho biết.

Ở góc độ Marketing, chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long phân tích: “Chúng ta sẽ thử làm một phép tính nhanh và tương đối. Để thương hiệu ACB xuất hiện trên khoảng 20 tờ báo lớn và 80 tờ báo nhỏ, thì chi phí bỏ ra rơi vào tầm 600 triệu. Tiếp tục, để cái tên này được viral trên khoảng 100 kênh social đa nền tảng, chi phí tối thiểu rơi vào tầm 500 triệu nữa. Tức là, phần trình diễn của Chủ tịch Trần Hùng Huy giá trị ít nhất trên 1 tỷ đồng. Nhưng nếu ACB bỏ ra cùng một số tiền như vậy để thuê các bên tự viết về mình, thì đó là một câu chuyện vô cùng chán, kết cục là chẳng một ai quan tâm và số tiền đó coi như đổ sông đổ biển”.

Trong cuốn sách Marketing giỏi phải kiếm được tiền, tác giả Sergio Zyman cũng chia sẻ: Marketing không những làm tăng giá trị của thương hiệu mà còn phải thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm, với thành công bước đầu là khách hàng mở thêm thẻ, gửi tiền vay, đây là dấu hiệu tích cực cho một chiến dịch Marketing thành công bên cạnh những thông tin khá trái chiều về trải nghiệm. Tuy nhiên, trong bối cảnh người dùng mục tiêu chuyển dịch từ nhóm khách hàng 7X, 8X về 9X, 2K thì phát súng truyền thông vào ngày 4/6 cùng với chủ tịch giàu có, đẹp trai Trần Hùng Huy cũng là một cách để tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu mới có cơ hội trải nghiệm sản phẩm. 

Bên cạnh phân tích khía cạnh Marketing – Truyền thông, phân tích khía cạnh ban lãnh đạo trong đầu tư đã được Happy Live đăng tải trong bài viết này, bạn có thể xem tại đây.

Nguồn: doanhnhantrevietnam

Happy Live Team sưu tầm và bổ sung

Có thể bạn quan tâm

Quyển sách được viết bởi cựu CMO Coca-Cola Sergio Zyman

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề