Định nghĩa bong bóng kinh tế đơn giản đến mức “kẻ ngốc” cũng có thể hiểu
Từ cơn cuồng loạn “Hoa tulip Hà Lan” hồi thế kỷ 17 tới cuộc Đại khủng hoảng thị trường Phố Wall năm 1929 chính là những bài học xương máu về bong bóng kinh tế mà lịch sử không thể nào quên lãng. Vậy nên hiểu thế nào về khái niệm bong bóng kinh tế? Bài viết dưới đấy cung cấp định nghĩa về bong bóng kinh tế theo cách đơn giản nhất mà ai cũng có thể hiểu được?
1. Bong bóng kinh tế nổi bật – Bong bóng hoa Tulip
Tôi là một người làm vườn trồng hoa. Mùa hè nọ, tôi phát hiện có một số hoa tulip có hoa văn lạ trong vườn ươm của mình. Tôi tự hỏi làm thế nào những hoa văn này xuất hiện trên hoa tulip mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy trong sự nghiệp làm vườn của tôi. Nhưng mà nó làm cho hoa tulip trông đẹp hơn.
Tôi đem một ít hoa ra chợ (market). Trong khi tôi sắp xếp gian hàng của mình, tôi tách biệt hoa tulip có hoa văn với giá tương đối cao hơn. Tại sao? Thì, bởi vì, đây là giống mới, trông đẹp, rất hiếm và mọi người sẽ chịu mua nó với giá cao hơn.
Khách hàng 1: Hoa hồng này giá bao nhiêu?
Tôi: $ 1
Khách hàng 1: Thế những hoa tulip này giá bao nhiêu? Chúng có vẻ mới lạ.
Tôi: $10 cho một cành. Anh thấy đấy, đây là một giống quý hiếm.
Khách hàng 1: Trông đẹp đó. Tôi sẽ mua.
Bây giờ tin tức về những hoa tulip hiếm của tôi được truyền tai đến các khách hàng khác. Họ thấy giống hoa này đẹp và đến chỗ tôi để mua. Tôi thấy rất nhiều khách hàng sẵn sàng mua hoa tulip đặc biệt của tôi. Thuận theo luật thị trường, tôi tăng giá hoa tulip lên $20 một cành.
Bây giờ, tin tức về những hoa tulip đặc biệt lan truyền khắp nơi trong vùng của tôi. Thật không may, số hoa tulip (stock) của tôi đã được bán hết. Bây giờ, mấy vị khách ban đầu bèn trao đổi (trading) với những vị khách mới.
Khách hàng mới 1: Tôi cần mua hoa tulip. Tôi sẵn sàng trả $30 cho một cành.
Khách hàng cũ 1: Tốt, tôi đã mua nó với giá $20. Thế thì $30 có vẻ ngon.
Mô hình này lặp lại và loại hình giao dịch này đã tăng giá hoa tulip lên tới $500 cho một cành. Nhưng, câu chuyện vẫn chưa chấm dứt.
Vài công dân trong vùng bắt đầu kháo nhau.
Công dân 1: Tôi mua hoa tulip đặc biệt này với giá 100 đô la và bán nó vào ngày hôm sau với giá 300 đô la. Ông thấy đó, tôi đã kiếm được lợi nhuận nhanh chóng chỉ trong một ngày. Hoa tulip thật hay ho. Hoa tulip đem lại cho ông lợi tức đầu tư tốt nhất đó. Ông hoàn toàn có thể là giàu nhanh chóng.
Công dân 2: Tôi cần mua vài bông tulip. Tôi đã tiết kiệm một khoản từ công việc chính. Tôi chắc chắn có thể mua vài cành.
Công dân 3: Đúng thế, giá của hoa tulip đang tăng quá nhanh. Tôi có một ngôi nhà, tôi sẽ bán nhà và mua hoa tulip và sẽ giàu nhanh vào hôm sau thôi.
Vì vậy, người ta bắt đầu mua hoa tulip từ khoản tiết kiệm hàng năm của họ, bằng cách bán nhà cửa, đất đai của họ…
Mỗi người mua hoa tulip đều sẵn sàng trả giá cao hơn giá mà người bán của mình bỏ ra để mua chúng. Điều này được gọi là “thuyết kẻ ngốc hơn” (the greater fool theory) trong kinh tế học. Giá đã vượt qua $ 1000 cho mỗi hoa tulip.
Tin “Bạn muốn làm giàu nhanh chóng? Hãy mua hoa tulip đặc biệt” đã lan rộng như lửa rừng trong cả vùng. Mọi người phát cuồng vì cơn sốt hoa tulip. Không có gì quan trọng hơn mua hoa tulip. Vào một thời điểm nhất định, giá của một cành tulip cao hơn giá của một ngôi nhà hoặc đất đai của người sở hữu nó.
Và ví dụ này mô phỏng lại bong bóng kinh tế nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại, “BONG BÓNG TULIP” vào những năm 1600.
Đây là những đặc điểm của bất kỳ bong bóng kinh tế nào:
– Vượt trên giá trị tài sản: Giá thị trường của một tài sản vượt xa giá trị thực của nó: Ở đây, hoa tulip không có giá trị nội tại của riêng mình. Vì vậy, sự gia tăng đột biến về giá của nó đã không được chứng thực dựa trên giá trị thật của nó.
– Suy đoán quá lạc quan: Mọi người suy đoán rằng giá hoa tulip sẽ tăng lên vì nó đã luôn luôn tăng lên trong quá khứ. Khi mua hoa tulip ở một định mức nào đó thì hôm sau giá này sẽ tăng lên.
– Mua bằng tín dụng: Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi người mua tài sản này sử dụng tiền vay. Số tiền vay mượn phải được trả lại một ngày nào đó. Thế nên họ mua vào và bán tài sản với số lương lớn, mà ở đây là hoa tulip, để họ có thể thu được lợi nhuận và trả lại tiền đi vay .
– Fear Of Missing Out – FOMO (Hội chứng sợ bị bỏ lỡ cơ hội): Đây là một loại tâm lý đặc biệt khi mọi người nhìn thấy những người khác kiếm được lợi nhuận nhanh, họ không biết gì về tài sản mà họ đang đầu tư, nhưng họ lại không muốn mất cơ hội này, họ mua. Tất cả đều mua.
Một vài bong bóng kinh tế nổi bật đã thay đổi quá trình lịch sử kinh tế xã hội của thế giới:
+ Thị trường chứng khoán năm 1929.
+ Bong bóng Dot Com năm 1997-2001
+ Bong bóng Nhà ở năm 2008.
2. Bong bong kinh tế sẽ bùng nổ khi nào?
“Sẽ tới một lúc người ta không sẵn sàng hoặc không còn ý định mua nữa. Điều này làm giảm tính thanh khoản (khả năng thanh toán). Lãi suất tín dụng sẽ gây áp lực rất lớn cho những người buôn hoa tulip. Vì mọi người không còn sẵn sàng mua ở mức giá cao hơn nữa, người bán sẽ phải đặt giá thấp hơn. Giá giảm xuống sẽ khiến mọi người hoảng sợ. Giá của hoa tulip sẽ tuột đột ngột. Về hoa tulip, lý do giá cả không ổn định là vì chúng đã bị định giá quá cao. Không giống như vàng, sau một thời gian hoa tulip không còn trở nên giá trị nữa. Điều này không có nghĩa rằng giá của hoa tulip sẽ về không. Nó trở về mức giá vốn dĩ và sẽ rất thấp khi so với giá trị vượt quá của nó trước đây. Khi giá tuột không phanh từ $1000 đến hai chữ số, có rất nhiều người đã mất nhà cửa, và không có khả năng để thanh toán nợ nần.”
Nguồn: Quora
Có thể bạn quan tâm
Tủ sách tinh hoa chứng khoán – Đầu tư hiệu quả trong mọi thị trường