fbpx

Đọc nhiều không bằng đọc “chất lượng”: Quan trọng là sau khi gấp sách bạn “ngấm được gì”, đừng lãng phí thời gian chỉ vì mọi người cho là nó đáng đọc

Đừng đặt mục tiêu đọc được bao nhiêu sách mà hãy làm theo lời khuyên của Mortimer J. Adler: “Khi đọc những cuốn sách hay, vấn đề không phải là bạn đã đọc qua bao nhiêu bài học mà là có bao nhiêu bài học đi vào bạn.”

Tôi bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc đọc sách vào đầu năm 2018 và dành ít nhất 1 giờ 30 phút mỗi sáng để đọc. Đôi khi tôi đọc sách sau giờ làm việc và trước khi đi ngủ để thay cho thời gian sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,…

Một trong những động lực thôi thúc tôi đọc sách là trích dẫn của Charlie Munger, tỷ phú tự thân và đối tác kinh doanh lâu năm của Warren Buffett: “Trong toàn bộ cuộc đời tôi, tôi chưa từng quen ai giỏi giang mà không đọc sách – không ai cả!”

Kể từ tháng 3 năm 2018, tôi đã đọc được 116 cuốn sách và dưới đây là một số bài học tôi đã học được:

1. Đọc những cuốn sách khiến bạn muốn đọc thêm

Đọc không nên là một nhiệm vụ nặng nề. Nếu bạn không thích cuốn sách đang cầm trên tay, hãy bỏ qua nó. Ai đó nói với bạn cuốn sách này hay không có nghĩa là bạn phải thích nó. Có thể chủ đề của cuốn sách trong danh sách bán chạy nhất không phải gu của bạn. Cũng có thể cuốn sách đó không có thứ bạn cần. Hoặc có thể, cuốn sách đó là một tác phẩm kinh điển, nhưng bạn không thích phong cách viết của tác giả… Đừng lãng phí thời gian chỉ vì mọi người cho là nó đáng đọc, hãy đọc các thể loại sách bạn yêu thích, từ các tác giả mà bạn ngưỡng mộ.

Đọc nhiều không bằng đọc "chất lượng": Quan trọng là sau khi gấp sách bạn "ngấm được gì", đừng lãng phí thời gian chỉ vì mọi người cho là nó đáng đọc

Mỗi khi bạn bắt đầu với một cuốn sách, hãy tự hỏi mình một vài câu hỏi: Bạn có thích văn phong của tác giả này không? Bạn thích thú hay buồn ngủ mỗi khi đọc chúng? Bạn cảm thấy thế nào khi đóng cuốn sách lại: muốn tiếp tục đọc hay không? Và nhìn chung, bạn có được điều gì sau khi đọc nó không?

Không bao giờ ép buộc bản thân chấp nhận một cuốn sách không thích đọc. Người duy nhất quyết định việc bạn có nên đọc một cuốn sách không phải là dư luận hoặc bất cứ ai – người đó chính là bạn.

2. “Giao tiếp” với sách

Một thời gian làm việc ở Ấn Độ, lần đầu tiên tôi thấy một người viết nguệch ngoạc vào một cuốn sách mới. Khi tôi hỏi anh ta tại sao anh phá hủy cuốn sách, anh ta trả lời: “Vấn đề cốt lõi khi bạn đọc sách là gì? Tại sao chúng ta không đánh dấu những nội dung mà mình tâm đắc?”

Kể từ đó, tôi bắt đầu học cách đánh dấu những trích dẫn yêu thích trong những cuốn sách đã đọc. Bằng cách sử dụng màu sắc, bút đánh dấu, giấy nhớ,… tôi đã biến việc đọc sách của mình trở nên nhẹ nhàng và dễ nhớ hơn.

3. Thay thế điện thoại bằng sách

Đọc nhiều không bằng đọc "chất lượng": Quan trọng là sau khi gấp sách bạn "ngấm được gì", đừng lãng phí thời gian chỉ vì mọi người cho là nó đáng đọc

Bạn có biết một người trung bình dành hơn bốn giờ một ngày cho thiết bị di động không? Nếu bạn dành một nửa thời gian đó để đọc, với tốc độ đọc 250 từ mỗi phút và thời lượng sách trung bình là 90.000 từ, bạn sẽ hoàn thành hơn hai cuốn sách mỗi tuần.

Bạn càng dành ít thời gian cho điện thoại, bạn sẽ càng đọc nhiều hơn.

Để bắt đầu, hãy tắt tất cả các thông báo, bật chế độ máy bay bất cứ khi nào có thể. Khi bạn đọc sách, hãy đặt điện thoại ở một nơi khác. Ngoài ra, hãy thử thay thế chức năng báo thức của điện thoại thông minh bằng đồng hồ báo thức cổ điển.

4. Hiểu rõ lý do tại sao bạn đọc

Bạn muốn tìm hiểu kiến thức, giải trí hoặc mở rộng hiểu biết của bản thân về một lĩnh vực nào đó? Sách khác nhau đòi hỏi tư duy khác nhau. Cuộc sống của chúng ta quá ngắn ngủi để làm những điều vô nghĩa.

Từ bây giờ, hãy tự hỏi bản thân mình cần gì khi đọc một cuốn sách. Ở cuốn sách đó có thứ bạn đang tìm không? Tác giả đó có thực sự là một người để bạn học hỏi không? Hoặc đơn giản cuốn sách đó có điều gì mới lạ không?

Nếu cuốn sách trong tay bạn không đáp ứng những gì bạn đang tìm kiếm, đừng ngần ngại bỏ qua. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin cụ thể, hãy xác định các chương có liên quan và chỉ đọc những chương đó.

5. Thay đổi nội dung đọc liên tục

Tôi thích đọc sách với những lời khuyên thực tế, nhưng điều này không có nghĩa là tôi muốn ngồi trên giường vào ban đêm với hàng tá kiến thức mới. Thay vào đó, tôi chọn những quyển tiểu thuyết nhẹ nhàng. Hiển nhiên chúng ta không muốn ăn cùng một món ăn cho bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Vậy tại sao bạn lại đọc cùng một cuốn sách vào những thời điểm khác nhau trong ngày?

Hãy làm quen với việc đọc một vài cuốn sách cùng một lúc. Bạn có thể bắt đầu một cuốn sách mới trước khi bạn hoàn thành cuốn sách đang đọc.

6. Thiết lập danh sách những cuốn sách muốn đọc

Đọc nhiều không bằng đọc "chất lượng": Quan trọng là sau khi gấp sách bạn "ngấm được gì", đừng lãng phí thời gian chỉ vì mọi người cho là nó đáng đọc

Đọc cũng giống như mọi hoạt động khác của cuộc sống: nếu bạn không xác định được mình muốn gì, người khác sẽ quyết định thay bạn. Hơn nữa, động lực tốt nhất để tiếp tục đọc sách là những nội dung thú vị mới sau khi hoàn thành một cuốn sách nào đó.

Trong khi đang đọc một cuốn sách, hãy tìm hiểu về những cuốn sách khác. Đó có thể là những cuốn sách mới ra mắt hoặc tập truyện mới nổi, hay đơn giản chỉ là một thể loại mới mà bạn chưa từng đọc.

7. Vận dụng kiến ​​thức

Trước khi bắt đầu công việc của mình, tôi đã đọc hàng tá sách cho từng giai đoạn trong kinh doanh . Nhưng khi bắt đầu, điều quan trọng hơn cả là sử dụng những kiến thức có được vào thực tế.

Doanh nhân Gary Vaynerchuk đã lý giải tại sao đọc sách sẽ không giúp bạn trở thành một doanh nhân giỏi hơn: “Chúng ta cần đọc bao nhiêu cuốn sách từ những ‘chuyên gia’ trước khi bắt tay vào thực hiện? Đọc bao nhiêu không quan trọng bằng áp dụng được bao nhiêu. Vấn đề nằm ở sau khi đọc, bạn biến mình từ một học sinh trở thành doanh nhân.”

Khi hoàn thành cuốn sách, hãy tự hỏi mình có thể làm gì với những gì đã học được.

Đừng đặt mục tiêu đọc được bao nhiêu sách mà hãy làm theo lời khuyên của nhà giáo dục nổi tiếng Mortimer J. Adler: “Khi đọc những cuốn sách hay, vấn đề không phải là bạn đã đọc qua bao nhiêu bài học mà là có bao nhiêu bài học đi vào bạn.”

Và bất cứ khi nào thấy băn khoăn liệu việc chi tiền cho sách có đáng hay không, hãy nhắc nhở bản thân về câu nói của Benjamin Franklin: “Đầu tư vào kiến thức luôn mang lại khoản lãi lớn nhất.”

Theo chia sẻ của Eva Keiffenheim, doanh nhân, người dẫn chương trình, tác giả viết về giáo dục, sức khỏe tinh thần tại Medium.

Nguồn: CafeF

Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Thay thói quen – Đổi vận mệnh

Bộ sách Thay thói quen - Đổi vận mệnh
                           ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề