fbpx

Đôi dòng về chữ “Thầy”

Người xưa có vô vàn câu: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, “Không thầy đố mày làm nên”,… nhằm tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo, đề cao giá trị của những người người lái đò bền bỉ, âm thầm chia sẻ tri thức đến các thế hệ tiếp nối. Nhân ngày kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ta hãy cùng tìm hiểu đôi chút về chữ “Thầy”, tưởng dễ hiểu nhưng hóa ra ẩn chứa bao ý nghĩa.
Ngồi trò chuyện cùng một người anh quen biết lâu mới gặp, trong bộ dạng ủ rũ anh chia sẻ sau khi nhờ một “thầy” cao tay nọ làm cái lễ giải nghiệp hết 300 triệu, mẹ anh mất không lâu sau đó vì ung thư. Anh tự trách bản thân ngu dốt nghĩ giải nghiệp thì sẽ cứu được mẹ, đi vay mượn hết chỗ này chỗ nọ để đủ tiền đắp vào làm lễ với mục đích duy nhất là cứu sống mẹ theo như lời của thầy nọ. Chẳng biết an ủi anh kiểu gì, tôi chỉ hỏi anh một câu mà sau đó anh chẳng nói gì, chỉ lặng lẽ chào tạm biệt tôi rồi ra về:
 
– Người ta có dạy anh cái gì không mà anh gọi là Thầy?
 
Tôi xin được mở rộng từ “Thầy” trong cuộc sống đời thường. Người Thầy ở đây không còn hạn chế là Thầy dạy chữ ở trường học theo cách nghĩ thông thường mà bất cứ ai là người mà ta có thể học hỏi cái đúng cái hay cái tốt hay từ cái còn hạn chế của họ để ta rút ra bài học kinh nghiệm mà tự hoàn chỉnh kiến thức, hoàn thiện nhân cách cho bản thân mình.
Đôi dòng về chữ "Thầy"
Cũng cần có một cách nhìn rộng rãi hơn về người Thầy của ta, họ không hẳn là bậc học giả có học vị, học hàm, địa vị trong xã hội, học vấn uyên thâm theo quan niệm thông thường, bởi ngoài cái “cần” là trình độ học vấn, cái “đủ” là nhân cách chưa chắc đã có.
 
Đấy là về xã hội, về giáo dục, còn về tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam ta từ trước đến nay, các Thầy thường là những người có kinh nghiệm, được cấp sắc làm việc âm, cứu giúp bá tính, dẫn đường chỉ lối cho những con nhang đệ tử, cho những người lầm đường lạc lối về đạo. Thế nhưng hiện trạng ngày nay như các bạn cũng thấy, các cô cậu đồng mới ra hầu được 1-2 năm, tự phong cho mình làm Thầy như một nghề kiếm tiền dễ dàng. Người nọ đồn tai người kia, những Thầy này dễ dàng có cái mác cứu giúp người để trục lợi kiếm tiền, hiểu đơ/n giản thế này, khi bạn cần một ai đó làm một việc gì cho mình mà họ ra giá cho việc đó thì không gọi là giúp đỡ, không gọi là cứu giúp, đó là cung cầu, là mua bán.
 
Tôi từng chứng kiến những người được gọi là “Thầy” không ngại ngần phủi tay khi đệ tử mình vay mượn tích góp được một số tiền lên đến 4-50 triệu để hầu cha hầu mẹ vì không may là chỗ tiền đó với thầy là không đủ, những đệ tử không có tiền, đồng nghèo lính khó thì coi khinh ra mặt. Đáng buồn là những thầy như vậy đang chiếm số đông, rất khó để tìm được những người Thầy thật sự có tâm, làm lễ với quả cau lá trầu, dẫn đạo tử tế.
 
Tất nhiên truyền thống của người Việt là ăn quả nhớ kẻ trồng cây, được giúp đỡ rồi quay lại trả ơn là chuyện đáng được ủng hộ và phát huy. Thế nhưng dần dần với những việc như làm lễ, cúng bái, giải hạn sau khi “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” bởi những cô cậu đồng có kinh nghiệm lên tới 1-2 năm đồng thì muốn ăn quả người ta phải “trả cục vàng” trước, thành ra những việc Thầy làm mặc nhiên trở thành một công việc, một cái nghề kiếm tiền của họ. Đúng là ở xã hội hiện nay khó tìm được cái nghề nào mà làm được hay không được cũng có tiền rủng rỉnh đút túi, bởi kết quả thì chỉ có “thánh” mới biết. Thầy bảo được là được, thế thôi! Thành ra trong xã hội hiện nay, có tí căn số lại dễ sống.
 
Thử hỏi từ bao giờ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam, từ “Thầy” đã trở thành danh từ chung chỉ một nghề nghiệp kiếm tiền với mức thu nhập cao?
 
Nguồn: Bài viết sưu tầm Facebook Căn Đồng Số Lính – Chuyện chưa kể, Happy Live tổng hợp.

Thiết Kế Cuộc Đời Thịnh Vượng – Thái Phạm

Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng cuộc đời đáng mơ ước của bạn

Sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng - Thái phạm

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề