fbpx

Dòng tiền ngày càng mất hút trên thị trường

Warren Buffett có nói: “Khi thủy triều rút xuống, mới biết ai không mặc quần”.

Trong 2 năm tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường tài chính, giai đoạn này chính là sự “thanh lọc” để biết ai mới là nhà đầu tư thực thụ. Chứng khoán vẫn như vậy, lớp nhà đầu tư này đi sẽ có lớp nhà đầu tư khác tham gia. Dòng tiền rút đi chắc chắn sẽ ảnh hưởng trong ngắn hạn nhưng những doanh nghiệp tốt ngành nghề triển vọng trong tương lai vẫn thu hút được dòng tiền.

Từ đầu năm 2022 đến nay, chắc hẳn nhà đầu tư cũng cảm nhận được sự sụt giảm của dòng tiền khỏi thị trường, những phiên thanh khoản khủng 30 – 40 nghìn tỷ không còn được xuất hiện. Hiện tại trung bình chỉ khoảng 12 – 15 nghìn tỷ mỗi phiên cho thấy sự “rời đi” của dòng tiền trên thị trường.

Trong kinh tế nói chung và chứng khoán nói riêng đều sẽ có những quy luật trên thị trường dù là hiện tại hay bao nhiêu năm nữa thì vẫn đúng đó là quy luật Cung – Cầu (Cung tăng thì giá giảm, Cầu tăng thì giá tăng). Sự sụt giảm của dòng tiền đã ảnh hưởng không nhỏ đến với nhiều nhóm ngành trên thị trường, khi Cầu giảm đi thì giá sẽ giảm.

Vậy khi dòng tiền “bỏ mặc” thị trường thì nhà đầu tư nên làm gì? Mong rằng những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được nguyên nhân và có lựa chọn phù hợp cho riêng mình.

Môi trường “tiền rẻ” đã không còn

Chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed nhằm hút tiền về sau 2 năm “xả cửa” cho thị trường tài chính, với áp lực lạm phát tăng cao thì hành động này ngày càng gấp rút hơn khiến nhiều tài sản rủi ro cao như chứng khoán, bitcoin, bất động sản,… chao đảo gây nên sự sụt giảm mạnh khiến nhiều nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.

Tính đến tháng 5/2022, Fed đã nâng lãi suất 2 lần (0,25% và 0,5%) và nhiều chuyên gia tài chính dự báo sẽ có khoảng 5-7 đợt tăng lãi suất trong năm nay nếu tình trạng lạm phát tại Mỹ vẫn còn tiếp tục cao.

Tâm lý sợ hãi lan tỏa toàn thị trường

Chứng khoán Mỹ thường được xem là “chỉ báo kinh tế toàn cầu”, với sự sự sụt giảm mạnh của Dow Jones, S&P500 và Nasdaq cũng tác động tâm lý rất nặng đối với thị trường chứng khoán của nhiều quốc gia trên thế giới.

Với một thị trường chứng khoán 22 tuổi còn khá “non trẻ” như Việt Nam, việc nhìn “đàn anh” (chứng khoán Mỹ) cũng tác động lên tâm lý nhà đầu tư khiến họ hành xử theo bản năng và bỏ qua hết các kế hoạch ban đầu.

Sự khởi đầu của môi trường kinh doanh

Sau 2 năm sóng gió với đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đã bắt đầu quay trở lại với guồng quay kinh tế. Nhiều chủ doanh nghiệp sau 2 năm “chơi” chứng khoán đã rút tiền để quay lại với doanh nghiệp của mình. Đây cũng là yếu tố gây nên sự sụt giảm của dòng tiền từ đầu năm đến nay.

Tổng kết

Trong 2 năm tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường tài chính, giai đoạn này chính là sự “thanh lọc” để biết ai mới là nhà đầu tư thực thụ. Chứng khoán vẫn như vậy, lớp nhà đầu tư này đi sẽ có lớp nhà đầu tư khác tham gia. Dòng tiền rút đi chắc chắn sẽ ảnh hưởng trong ngắn hạn nhưng những doanh nghiệp tốt ngành nghề triển vọng trong tương lai vẫn thu hút được dòng tiền.

Với tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam rất nhiều doanh nghiệp trong giai đoạn vừa qua bị thị trường “trả giá rẻ mạt” và đó là cơ hội dành cho những nhà đầu tư thật sự trên thị trường.

Bạn đã sẵn sàng học tập nghiêm túc trên con đường đầu tư? Hãy “tìm ngọc trong cát” thay vì bỏ chạy, đó là sự khác biệt tạo nên nhà đầu tư thành công.

Happy Live Team

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Phân tích kỹ thuật toàn diện kiếm tiền trên mọi thị trường

Bộ sách Phân tích kỹ thuật toàn diện kiếm tiền trên mọi thị trường

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề