fbpx

Đủ tàn nhẫn, chúng ta mới đến gần thành công, muốn làm sư tử phải học cách ăn thịt sống!

Chúng ta cứ giữ sự lương thiện, hiền lành để làm động vật ăn cỏ, muôn đời bị đuổi giết, hay chủ động đánh thức bản năng săn mồi tàn nhẫn để vươn lên làm chúa tể oai phong?

Đủ tàn nhẫn, chúng ta mới đến gần thành công, muốn làm sư tử phải học cách ăn thịt sống!

Khi nhắc đến “tàn nhẫn” “thành công”, ấn tượng về một hình tượng nhân vật sẵn sàng bỏ qua cảm xúc cá nhân cũng như những người xung quanh để đạt mục đích theo đuổi tiền tài, danh vọng dễ dàng hiện lên trong ấn tượng mọi người. Một trong số đó chính là nhân vật Miranda Priestly trong bộ phim “The Devil Wears Prada” (Tên phim khi Việt hóa là: “Yêu nữ thích hàng hiệu”).

Đây là hình tượng đại diện cho mẫu phụ nữ tài năng, giàu tham vọng và gặt hái được những thành công rực rỡ nhờ vào tài năng và tham vọng ấy. Bà là nữ hoàng truyền thông với sức mạnh thao túng cả một ngành công nghiệp, mẫu phụ nữ mọi cô gái đều muốn trở thành, khiến đám đông luôn phải ngưỡng vọng, và tính cách nổi bật trong đó chính là sự sắt đá và tàn nhẫn.

Chính vì quyền lực càng lớn thì trách nhiệm càng nặng nề, nhân vật Miranda Priestly không cho phép mình thất bại, cũng như không cho phép kẻ khác hất mình khỏi ngôi báu. Để làm được điều đó, bà hoàng quyền lực không ít lần tàn nhẫn với những đồng nghiệp xung quanh, và với chính cả bản thân mình, để vươn tay đạt tới thành công đỉnh cao nhất.

Đủ tàn nhẫn, chúng ta mới đến gần thành công, muốn làm sư tử phải học cách ăn thịt sống!
Hoặc là học cách “ăn thịt”, hoặc là chờ bị kẻ khác “ăn thịt”

Trong đời sống thực, cũng luôn có những trường hợp tương tự như vậy khiến chúng ta học được cách cạnh tranh đúng nghĩa. Nếu không trở thành một con sư tử dũng mãnh, dẫn đầu đi săn, chúng ta chỉ có thể trở thành loài linh dương nhát gan, quanh năm chịu cảnh bị đuổi giết. Học được cách tàn nhẫn, cũng là thời điểm chúng ta biết mài sắc răng nanh của bản thân, không để số phận bị đẩy đưa, thao túng trong tay kẻ khác.

Có ai không sinh ra như một trang giấy trắng. Nhưng cuộc sống và môi trường sau này sẽ vẽ lên chúng ta những sắc màu mới, biến trang giấy trắng hôm nào trở thành một tác phẩm hoàn thiện mới rất nhiều sắc thái đan xen. Ai cũng muốn giữ cái tâm lương thiện, ngây thơ nhưng lòng người không hề đơn giản như thế. Chúng ta phải học cách bảo vệ chính mình.

Tàn nhẫn không phải vô tình vô nghĩa, sống chẳng quan tâm đến ai, chỉ bo bo giữ lợi cho mình. Đôi khi, đó chỉ đơn giản là hành động dao sắc chặt đay rối, là động thái cần thiết để giải quyết những dây dưa, nhập nhằng khó xử.

Chúng ta học cách tàn nhẫn với người khác khi biết từ chối những yêu cầu mình khiến mình thiệt thòi, biết phản ứng đáp trả khi bản thân không nhận được sự tôn trọng, biết quay lưng khi nhận về sự tổn thương, biết giận dữ mà không sợ đắc tội với người khác.

Sau đó, chúng ta lại học cách tàn nhẫn với chính mình khi biết tự xây dựng kỷ luật, không sống vì sở thích bản thân, không tự nuông chiều những thói hư tật xấu, đặt ra những khuôn thước tự tu dưỡng. Tự ác với chính mình, chúng ta mới có thể nâng cao tiềm lực của bản thân, bứt phá nhiều hơn để phát triển năng lực. Sự sinh trưởng khắc nghiệt trong nơi tăm tối, cuối cùng sẽ có một ngày tỏa hương thơm ngát.

Chẳng hạn như, thời gian sau khi lên Đại học, nhiệm vụ học tập bỗng chốc giảm nhẹ rất nhiều, thêm sự quản giáo của ba mẹ ngoài tầm với, rất nhiều người giống chú chim nhỏ có cơ hội xổ lồng khỏi lồng, thả bay bản thân hoàn toàn, mặc ý lãng phí thanh xuân nhiệt huyết của tuổi 18 trong những cuộc vui quên lối về. Trong số đó, lại có một cậu thanh niên vẫn ngày ngày sắp xếp thời khóa biểu làm việc và nghỉ ngơi của riêng mình. Các lịch học chính, lịch học thêm, lịch đăng ký các lớp bổ trợ kỹ năng, thời gian rèn luyện sức khỏe, thời gian lên thư viện tự học, thời gian tham gia câu lạc bộ, đội nhóm… được xếp kín mít cả tháng trời. Bạn bè nhìn thấy đều lắc đầu, không ai tin rằng cậu chàng có thể chịu nổi.

Từ sáng đến tối, cậu sắp không có thời gian nhàn rỗi để tụ tập, chơi bời, hay la cà quán xá cùng bạn bè. Lối sống tự kỷ luật đến khiến mức người khác nhìn vào cũng thấy khó chịu thay. Thế nhưng, mỗi ngày cậu thanh niên vẫn kiên trì với thời khóa biểu vô cùng chặt chẽ đó.

Khi có người hỏi: “Tại sao cậu lại muốn làm những điều này đến vậy?”

Cậu thanh niên trả lời: “Đây không phải những việc tôi muốn làm, đây chỉ là những việc tôi bắt buộc phải làm thôi.”

Những người vừa sinh ra đã là thiên tài chỉ chiếm một con số rất nhỏ trong tổng thể các tấm gương thành công vĩ đại trên cả thế giới. Chìa khóa lý tưởng nhất để họ đạt được thành tựu đó không gì nằm ngoài hai chữ “tàn nhẫn”, với người khác, và với cả chính mình, để lấy đó làm động lực phấn đấu gấp bội so với những người xung quanh.

Nguồn: Trí thức trẻ

Các viết cùng chủ đề