Những “cạm bẫy” như “mua đuổi” (mua bất chấp giá cả) hay “bắt dao rơi” (mua khi cổ phiếu đang có xu hướng giảm nhanh với mong muốn là cổ phiếu sẽ tăng trở lại) là những “cạm bẫy” phổ biến mà nhà đầu tư thiếu kiến thức về phân tích kỹ thuật hay phạm phải.
Nhằm khắc phục vấn đề đó, ngày càng nhiều nhà đầu tư dành thời gian nghiên cứu về trường phái phân tích kỹ thuật, với mong muốn có thể quản trị được yếu tố cảm xúc, cũng như tìm ra được lợi thế cho mình thông qua những thông tin được cung cấp từ biểu đồ chứng khoán.
Vậy phân tích kỹ thuật (TA) là gì?
Trong tài chính, phân tích kỹ thuật là một phương pháp phân tích chứng khoán được dùng để xác định xu hướng và khả năng tiếp diễn của xu hướng đó, thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu thị trường quá khứ. Các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng nhiều phương pháp và công cụ, ví như:
– Việc phân tích các biểu đồ giá và tìm kiếm những mẫu hình tiềm năng hoặc xác định ngưỡng hỗ trợ – kháng cự của cổ phiếu đó.
– Kết hợp thêm những chỉ báo kỹ thuật để phản ánh chính xác mối tương qua giữa giá và khối lượng, xác định điểm vào lệnh hợp lý và mức dừng rủi ro an toàn.
– Phân tích kỹ thuật là công trình được thực hiện dựa vào toán học và phân tích dữ liệu (chủ yếu là giá cả và khối lượng). Các nhà đầu tư tin rằng: Phân tích kỹ thuật sẽ phản ánh chính xác áp lực mua/bạn, tâm lý đám đông đằng sau những biểu đồ giá và củng cố sự tỉnh táo cho nhà đầu tư trong suốt quá trình thực hiện giao dịch.
Một số chỉ báo phân tích kỹ thuật phổ biến:
Có nhiều chỉ báo kỹ thuật trong phân tích kỹ thuật phổ biến và đã được kiểm chứng về độ hiệu quả, ví dụ: phân tích biểu đồ nến, biểu đồ đám mây Ichimoku, lý thuyết sóng Elliott hay Fibonacci…).
*Tham khảo các ấn phẩm hướng dẫn vận dụng các chiến lược cũng như chỉ báo phân tích kỹ thuật phổ biến
TẠI ĐÂY.
CHIA SẺ THỰC TẾ:
Những nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật thường kết hợp nhiều chỉ báo với nhau để tăng phần lợi thế cho mỗi giao dịch của mình.
Một ví dụ điển hình chính là tác giả của ấn phẩm “HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH THEO SÓNG ELLIOTT” đã kết hợp đồ thị nến Nhật và chỉ báo MACD với mẫu hình sóng Elliott để xác định giá mua, giá chốt lời và giá dừng lỗ và kiếm được hơn 2 ngàn đô la lợi nhuận từ vụ giao dịch cổ phiếu Wal-Mart năm 2011.
TUY NHIÊN, nhà đầu tư cũng nên tránh việc lạm dụng quá nhiều chỉ báo để thực hiện một giao dịch, vì điều này sẽ khiến bạn dễ bị loạn trí. Liệu một người chỉ huy trên chiến trường có cần phải biết mọi thông tin không? Có lẽ là không. Anh ta có thể đưa ra các quyết định tốt hơn nhiều nếu chỉ xử lý thông tin tình báo từ các nguồn đã được xác minh và đáng tin cậy, và đã loại bỏ lượng lớn các thông tin thừa. Trong giao dịch, điều đó có nghĩa là hãy tập trung vào một vài công cụ đơn giản mà bạn thực sự thấu hiểu – đối với thông tin, chất lượng quan trọng hơn số lượng.
Hy vọng bài viết này sẽ mang lại phương pháp giao dịch hoàn toàn mới và hiệu quả cho những nhà đầu tư mới bắt đầu hoặc đang tìm kiếm một chiến lược giao dịch mới.
Có thể bạn quan tâm
Bộ sách Phân tích kỹ thuật thực chiến đánh bại thị trường
ĐẶT SÁCH