fbpx

Fed không đưa ra dấu hiệu nào về việc cắt giảm lãi suất trong cuộc họp gần nhất

Theo biên bản cuộc họp gần đây nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được công bố hôm thứ Ba (21/11), các quan chức đã bày tỏ không muốn sớm cắt giảm lãi suất, đặc biệt khi lạm phát vẫn còn cao hơn mục tiêu.

fed-khong-dua-ra-dau-hieu-nao-ve-viec-cat-giam-lai-suat-trong-cuoc-hop-gan-nhat-happy-live-2

Biên bản tóm tắt cuộc họp được tổ chức từ ngày 31/10 đến ngày 1/11 cho thấy các thành viên Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vẫn lo ngại rằng lạm phát có thể ổn định hoặc tăng cao hơn, và có thể cần phải làm nhiều hơn nữa. Các quan chức cho biết, chính sách sẽ cần phải duy trì ở mức “hạn chế” cho đến khi dữ liệu cho thấy lạm phát đang trên đà quay trở lại mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương một cách thuyết phục.

Biên bản cuộc họp cho biết: “Khi thảo luận về triển vọng chính sách, những người tham gia tiếp tục đánh giá rằng điều quan trọng là quan điểm của chính sách tiền tệ phải được duy trì đủ hạn chế để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% của Ủy ban theo thời gian”.

Tuy nhiên, biên bản cũng cho thấy các quan chức tin rằng họ có thể “tiến hành cẩn thận” và đưa ra quyết định “về tổng thể thông tin đến và tác động của nó đối với triển vọng kinh tế cũng như sự cân bằng rủi ro”.

Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh Phố Wall đang có tâm lý áp đảo rằng Fed đã hoàn tất việc tăng lãi suất.

Thị trường tương lai hầu như phản ánh rằng, không có khả năng các nhà hoạch định chính sách sẽ tăng lãi suất trở lại trong chu kỳ này và trên thực tế đang định giá việc cắt giảm lãi suất bắt đầu từ tháng 5. Thị trường kỳ vọng rằng Fed sẽ ban hành mức cắt giảm lãi suất tương đương với 100 điểm cơ bản trước cuối năm 2024.

Không đề cập đến việc cắt giảm lãi suất

Biên bản không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy các quan chức có thảo luận về thời điểm họ có thể bắt đầu hạ lãi suất, điều này được phản ánh trong cuộc họp báo sau cuộc họp của Chủ tịch Jerome Powell.

“Thực tế là Ủy ban hiện không nghĩ đến việc cắt giảm lãi suất”, ông Powell cho biết.

Cuộc họp vừa qua diễn ra trong bối cảnh thị trường lo ngại về việc lợi suất trái phiếu Kho bạc tăng cao. Nhưng kể từ sau cuộc họp, lợi suất trái phiếu đã giảm khỏi mức cao nhất trong 16 năm khi thị trường “hấp thụ” tác động của việc vay nợ từ chính phủ và quan điểm về việc Fed sẽ hướng tới lãi suất như thế nào.

Các quan chức kết luận rằng sự gia tăng lợi suất được thúc đẩy bởi phần bù kỳ hạn tăng lên, tức các nhà đầu tư yêu cầu lợi suất tăng thêm để nắm giữ chứng khoán dài hạn hơn. Biên bản lưu ý rằng các nhà hoạch định chính sách xem phần bù kỳ hạn tăng là sản phẩm của nguồn cung lớn hơn khi chính phủ tài trợ cho khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ.

“Tuy nhiên, họ cũng lưu ý rằng, bất kể nguồn gốc của sự gia tăng lợi suất dài hạn là gì, những thay đổi liên tục trong điều kiện tài chính có thể có tác động đến đường lối của chính sách tiền tệ và do đó điều quan trọng là phải tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường”, biên bản cho biết.

Tiến Phát

tinnhanhchungkhoan

“Cuốn sách giúp thay đổi rất nhiều luận điểm còn đang mơ hồ và những lầm tưởng khi nghĩ về kinh tế học”.

Basic Economics

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề