fbpx

George Soros: “Vị thần” tiên tri tài chính của phố Wall (Phần 1)

Cái tên George Soros đã trở nên hết sức quen thuộc với phố Wall cũng như với toàn thế giới. Người ta biết đến ông như một nhà tỷ phú thành công nhất trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Nhà tỷ phú gốc Do Thái này nổi tiếng với những thương vụ kiếm bạc tỷ qua các vụ đầu cơ nghẹt thở, và cũng là người chẳng mấy băn khoăn khi dùng tiền cho mục đích từ thiện.

George Soros - "vị thần" tiên tri tài chính của phố Wall (phần 1)
George Soros

George Soros – Chạy trốn khỏi thảm hoạ diệt chủng

George Soros được sinh ngày 12.08.1930 với cái tên Dzichdzhe Shorak, tại thành phố Budapest, Hungary. Tuổi thơ của George sẽ rất êm đềm nếu không xảy ra Đại chiến thế giới lần thứ giới lần thứ II. Năm ông 14 tuổi, Đức quốc xã chiếm Hungary. Là người Do Thái, gia đình ông đứng trước nguy cơ bị lùa vào trại tập trung. May sao, cha ông, một luật sư, xoay sở mua được một số giấy thông hành giả và tìm được chỗ trú ẩn tạm thời cho gia đình. Vậy là trong khi nửa triệu người Do Thái gốc Hungary bị phát xít Đức sát hại thì gia đình George Soros đã may mắn thoát chết.

Khi còn nhỏ, ông được dạy rằng người Do Thái có thể chạy chứ không được lẩn trốn! Năm 1947, George Soros sang Anh bắt đầu cuộc đời khốn khó của dân nhập cư. Công việc ban đầu của ông tại đây là bồi bàn ở hiệu ăn sang trọng Quaglino, London. Khi đó, cả gia đình ông phải sống bằng trợ cấp của các cơ quan phúc lợi xã hội.
Năm 18 tuổi, với số tiền kiếm được bằng nghề thu hoạch táo và sơn nhà thuê, George Soros ghi danh vào học tại Học viện Kinh tế London. Sau giờ học, ông còn phải làm người gác đêm ở một ga tàu hỏa.

George Soros - "vị thần" tiên tri tài chính của phố Wall (phần 1)George Soros - "vị thần" tiên tri tài chính của phố Wall (phần 1)
George Soros đã được dạy rằng người Do Thái có thể chạy chứ không được lẩn trốn!

Tốt nghiệp năm 1952, George Soros tìm kiếm công việc đầu tiên trên thị trường tài chính. Ông đến thử việc tại Công ty Singer & Friedlander do một đồng hương người Hungary làm quản lý. Chẳng bao lâu, Soros phát hiện mình không phù hợp với công việc ở hãng này và ông quyết định ra đi. Trong lúc đang tìm việc làm mới, Soros được tin một người bạn của cha mình đang cần người phụ việc trong hãng môi giới chứng khoán có trụ sở tại thành phố New York.

Tìm đến miền đất hứa trên đất Mỹ.

Năm 1956, George Soros nhập cư vào Mỹ chỉ với 5.000 USD trong túi và quyết tâm trở thành nhà tài chính chuyên nghiệp trên đất Mỹ. Phương châm của Soros khá đặc biệt, đó là trong kinh doanh, việc đúng hay sai không quan trọng, cái quan trọng là nếu đúng sẽ có bao nhiêu tiền, và nếu sai sẽ mất bao nhiêu tiền. Có nhiều sự kiện chứng minh hùng hồn cho lập luận trên.

Ở Mỹ, ông làm việc tại hai công ty chứng khoán trước khi gia nhập hãng Arnold & Bleichroeder vào năm 1963. Năm 1967, ông trở thành trưởng phòng Nghiên cứu đầu tư, và ông đã thành công trong việc tìm ra cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu Châu Âu bị đánh giá thấp hơn giá trị thực.

George Soros - "vị thần" tiên tri tài chính của phố Wall (phần 1)
Ông đã thành công trong việc tìm ra cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu Châu Âu bị đánh giá thấp hơn giá trị thực.

Năm 1969, ông cùng với người bạn Jim Rogers, ông thành lập một quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài mang tên Soros, sử dụng 250.000 USD của riêng ông và khoảng 6 triệu USD của các nhà đầu tư không phải người Mỹ khác mà ông quen biết.

Chẳng bao lâu sau đó, Soros rời bỏ Arnold & Bleichroeder và mang đi Quỹ Soros do ông thành lập. Mặc dù thập niên 1970 là thời kỳ ảm đạm của TTCK Hoa Kỳ, nhưng Quỹ Soros thì lại ăn nên làm ra. 

Với tư cách là người quản lý quỹ, Soros tập trung tìm kiếm các lĩnh vực bị đánh giá thấp hơn giá trị thật ở Hoa Kỳ và ở các nước khác. Ông mua các cổ phiếu giá thấp không được ưa thích. Ông dự đoán nhu cầu về dầu hỏa sẽ vượt xa cũng nên đã mua cổ phiếu của các công ty hoạt động trong ngành dịch vụ dầu mỏ và khoan dầu trước cuộc khủng hoảng dầu đầu tiên năm 1973.

George Soros - "vị thần" tiên tri tài chính của phố Wall (phần 1)
Soros tập trung đầu tư vào các cổ phiếu giá thấp không được ưa thích.

Vào giữa thập niên 1970, ông đầu tư rất nhiều vào các cổ phiếu của Nhật Bản. Năm 1979, ông đổi tên quỹ thành Quantum Fund để tôn vinh nguyên lý dễ thay đổi trong cơ học lượng tử của Heisenberg. Năm 1980, quỹ đạt lợi nhuận 103% với số vốn lên tới 380 triệu USD.

Hiện Quantum Fund là một trong những quỹ hùng mạnh nhất trong số 3.000 quỹ tương hỗ trên thế giới. Các chi nhánh của nó trải dài từ Trung đến Đông Âu, Nga, Trung Đông, Nam Mỹ và Hoa Kỳ. Và khi triệu khách hàng đầu tư 1.000 USD vào Quantum Fund năm 1969 thì đến năm 2000 số tiền đó sẽ tăng lên gấp 4.000 lần tức là 4 triệu USD.
Tháng 07.2000, Soros sáp nhập Quantum Fund với Quantum Emerging Growth Fund thành Quantum Endowment Fund. Hiện nay, Soros vừa là Chủ tịch Hội đồng quản trị vừa là Tổng giám đốc công ty có số vốn khoảng 7,2 tỷ USD này.

George Soros - "vị thần" tiên tri tài chính của phố Wall (phần 1)

Cũng đã có những giai đoạn sóng gió nhưng Soros luôn kịp thời điều chỉnh để các quỹ của ông theo kịp chiều hướng kinh tế vĩ mô toàn cầu. Cũng đã có nhiều viên chức đầu tư chủ chốt đã chia tay với Soros, không phải vì đối đầu mà là vì họ đã học hỏi kinh nghiệm từ ông để tự thành lập các quỹ mới. Điển hình là trường hợp Scott Bessent, người điều hành quỹ đầu tư của Soros tại châu Âu đã ra đi để thành lập một quỹ mới với số vốn 2 tỷ USD, khoản đầu tư ban đầu lớn nhất trong hoạt động quỹ bảo hộ. Phần vốn riêng của Bessent lên đến 150 triệu trong khi bản thân Soros cũng đóng góp 150 triệu USD.

Điều này cho thấy chiến lược mới của Soros trong việc “dùng những nhà quản lý bên ngoài để sinh lợi cho tiền của mình”. Dĩ nhiên quyết định của Soros dựa trên tiêu chuẩn “chọn mặt gửi vàng”. Những người trực tiếp điều hành Quỹ Quantum và Quota khác cũng đã ra đi khiến Soros phải đưa ra quyết định liên quan đến việc tái cơ cấu quỹ Quantum Endowment Fund.

Được ăn cả, ngã về không

Trở lại thời kỳ đầu. Sau sáu năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính, Công ty quản lý tài chính Soros với số vốn ban đầu 17 triệu USD đã trở thành 100 triệu USD. Thành công bước đầu này của Soros là nhờ sự kết hợp giữa khả năng phân tích sắc sảo thị trường tài chính thế giới và sự can đảm trong đầu tư. Ông chấp nhận hoặc mất, hoặc được từng ấy tiến trong chớp mắt.

Năm 1981, tạp chí Institutional Investor gọi ông là “nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới”. Những năm 1981 cũng là một năm khó khăn: quỹ lỗ 23% và một phần ba các nhà đầu tư của quỹ rút tiền về. Song các nhà đầu tư đó đã phạm sai lầm, họ quá vội vã. Bởi trong tương lai, quỹ vẫn tiếp tục thu được dòng lợi nhuận cực lớn.

George Soros - "vị thần" tiên tri tài chính của phố Wall (phần 1)
Tạp chí Institutional Investor gọi Soros là “nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới”

Vào đầu tháng 09.1985, Soros tin rằng đồng đôla Mỹ đang được đánh giá quá cao so với đồng yên Nhật và đồng Mác Đức, và chẳng bao lâu sẽ có sự điều chỉnh cho đúng với giá trị thực. Ông quyết định mua các hợp đồng đầu cơ để kiếm lợi nhuận từ những thay đổi mà ông đoán trước là sẽ xảy ra.

Chẳng hạn như ông vay đôla Mỹ để mua yên Nhật – mác Đức, đồng thời mua trái phiếu chính phủ của Nhật và Đức. Tổng cộng ông đã cam kết mua các hợp đồng trị giá 800 triệu USD, một cam kết có giá trị lớn hơn toàn bộ số vốn của quỹ lúc bấy giờ.

George Soros - "vị thần" tiên tri tài chính của phố Wall (phần 1)
Soros nhận thấy rằng Yên Nhật và Mác Đức bị đánh giá thấp hơn giá trị thật

Đúng như dự đoán, vào cuối tháng 9.1985, chính phủ các nước phát triển tuyên bố Hiệp định Plaza, trong đó họ hứa sẽ hợp tác hành động (như can thiệp vào các thị trường ngoại hối) để làm tăng giá trị của các đồng tiền mạnh so với đồng đôla Mỹ. Chỉ trong một tháng, do đồng đôla mất giá, Soros đã thu lợi nhuận 150 triệu USD. Tổng lợi nhuận của quỹ năm 1985 là 122% vì ông còn đầu tư vào cổ phiếu nước ngoài và trái phiếu dài hạn của Ngân khố Hoa Kỳ.

George Soros – Một tay che cả bầu trời

Với những kinh nghiệm tích lũy được sau nhiều năm tháng lao động cật lực, George Soros đã trở thành nhân vật giàu có và nổi tiếng tại phố Wall – nơi tập trung đông nhất những nhà đầu tư đẳng cấp thế giới. Nhưng tham vọng thực sự của ông là trở thành một nhân vật được nể trọng ở châu Âu. Để đạt được điều đó, ông không ngần ngại đặt cược những khoản tiền khổng lồ để nắm quyền kiểm soát các thị trường tài chính.

Giới chuyên môn ghi nhận những vụ đầu cơ lớn chưa từng có của George Soros lần đầu tiên khi ông bị nghi ngờ dính líu tới vụ đổ vỡ của TTCK Nhật Bản năm 1990. Trong vụ này, hãng Salomon Brothers là thủ phạm khởi động nền kinh tế bong bóng năm 1989 và cũng chính hãng này đã làm nó đổ vỡ hoàn toàn vào năm 1990. Người ta cho rằng George Soros chính là một trong những đồng tác giả bởi quan hệ khá mật thiết giữa ông Salamon Brothers.
Nhưng cũng kể từ đó, George Soros trở thành nhân vật số một trong giới tài chính.

George Soros - "vị thần" tiên tri tài chính của phố Wall (phần 1)
Người ta cho rằng George Soros chính là một trong những đồng tác giả bởi quan hệ khá mật thiết giữa ông Salamon Brothers.

Nhiều người nghĩ rằng Soros có thể “một tay che cả bầu trời” – làm mất giá bất kỳ đồng tiền mạnh nào trên thế giới hay gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế bởi vì những cư dân của phố Wall và tài chính London luôn dõi theo và sẵn sàng dập khuôn theo ông tạo nên cơn lốc.

Là người có khả năng “tiên đoán như thần” nhưng liệu George Soros có phải là kẻ bất bại trên chính trường?

Xem tiếp phần 2 >> Tại đây.

Có thể bạn quan tâm:

Các phương pháp giao dịch ngắn hạn hiệu quả

trên thị trường Forex – Kathy Lien

(Chiến lược để thu lợi từ sự dịch chuyển của thị trường tiền tệ)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề