fbpx

Giáo dục Qatar xếp thứ 4 thế giới, hơn 300 trường quốc tế, ‘cái nôi’ của giải ‘Nobel giáo dục’

Vốn được biết đến là một quốc gia giàu có về dầu mỏ nhưng Qatar còn được xếp top đầu thế giới về nền giáo dục chất lượng cao.

 

Tiến sĩ Abdulla bin Ali Al-Thani, thành viên hoàng tộc Qatar, cựu giảng viên đại học từng đưa ra quan điểm giáo dục khiến nhiều người vô cùng bất ngờ: “Dầu mỏ và khí đốt không mang tới may mắn kéo dài. Vì thế, điều quan trọng hơn cả là nên tập trung vào thứ gì đó bền vững. Trong đó, đặt giáo dục làm ưu tiên chính là cách duy nhất để tiến lên, đặc biệt là trong thế giới Ả Rập”.

Tuy nhiên, một hệ thống giáo dục chất lượng cao không thể trở nên tốt lên trong một đêm. Vì vậy, Qatar quyết định bắt tay với các đối tác nước ngoài và tới năm 2012, trong khuôn viên thành phố giáo dục (Education City) ở Qatar, đã có tới 8 trường ĐH quốc tế, chủ yếu là Mỹ, đã thiết lập cơ sở giáo dục. Hiện tại, đã có hơn 300 trường quốc tế thiết lập tại Qatar.

Nhắc tới thành phố giáo dục, đây là một sáng kiến của Quỹ Giáo dục, Khoa học và Phát triển cộng đồng Qatar từ năm 1997, nằm ở ngoại ô thủ đô Doha, sở hữu diện tích 14 km2 và chứa các cơ sở giáo dục từ trường học, khu nghiên cứu đến chi nhánh của các trường đại học nước ngoài. Phần lớn các trường ĐH ở đây đều sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy chính.

Qatar là một quốc gia nhỏ nằm ở phía Đông Bắc vùng duyên hải của bán đảo Ả Rập, diện tích hơn 11.000km2, dân số gần 3 triệu người. Tuy vậy, Qatar vốn được biết đến là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới với nguồn tài nguyên dồi dào từ dầu mỏ và khí đốt. Được biết, nền giáo dục của đất nước này được hưởng lợi rất nhiều từ nguồn thu từ dầu mỏ.

Vì không muốn dầu mỏ cạn kiệt, nền kinh tế thịnh vượng cũng biến mất theo nên Qatar đã đầu tư nghiêm túc cho nền giáo dục. Năm 2021, Qatar đứng đầu danh sách các quốc gia Ả Rập trong Chỉ số chất lượng giáo dục thế giới của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Hiện tại, Qatar đứng thứ 4 trên thế giới và số 1 trong khu vực Ả Rập về chất lượng giáo dục.

Giáo dục Qatar xếp thứ 4 thế giới, hơn 300 trường quốc tế, "cái nôi" của giải "Nobel giáo dục" - Ảnh 1.

Những nguyên tắc trong giáo dục

Phong trào cải cách mang tên Giáo dục kỷ nguyên mới (EFNE) với khẩu hiệu “Sinh viên được đặt vào trung tâm của việc giảng dạy” đã thúc đẩy sự khởi sắc của Qatar vào những năm đầu thế kỷ 21. Các tiêu chuẩn giảng dạy mới đã được thiết lập ngay từ lớp 1-12, đặc biệt là các môn Toán, Khoa học, Tiếng Anh và Tiếng Ả Rập.

Hơn hết, phong trào cải cách này cũng yêu cầu học sinh nên chủ động và chịu trách nhiệm trong việc học tập, còn giáo viên sẽ đóng vai người hướng dẫn và hỗ trợ thay vì chỉ truyền đạt kiến thức như trước. Giáo viên cũng được khuyến khích thiết kế chương trình giảng dạy riêng để học sinh có nhiều trải nghiệm học tập hơn.

“Cái nôi” của giải “Nobel giáo dục”

Qatar là đất nước đầu tiên tạo ra một giải thưởng danh giá, có ý nghĩa tương đương với giải Nobel từ năm 2011. Đó là giải thưởng WISE trị giá 500.000 USD. Giải thưởng này sẽ công nhận một cá nhân hoặc một nhóm tối đa 6 người vì những đóng góp nổi bật mang tầm quốc tế cho giáo dục. Người đầu tiên nhận giải thưởng này là Fazle Hasan Abed đến từ Bangladesh vì những nỗ lực mang nền giáo dục tiểu học tới những cộng đồng nghèo nhất trên thế giới, từ Afghanistan đến Nam Sudan.

“Mục tiêu của chúng tôi là nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của giáo dục ở mọi nền xã hội, tạo ra nền tảng cho các giải pháp thực tiễn và sáng tạo, giúp giảm bớt một số thách thức mà giáo dục thế giới đang phải đối mặt”, website chính thức dẫn lời chủ tịch Quỹ.

Trường đại học nổi tiếng nhất 

Không chỉ sở hữu cảnh quan đẹp tuyệt vời, Đại học Qatar – một trường đại học nghiên cứu công lập nằm ở ngoại ô phía bắc của thủ đô Doha – còn được biết đến là nơi sở hữu chất lượng đào tạo tốt nhất của Qatar. Thành lập vào năm 1973, Đại học Qatar sở hữu 10 trường thành viên trải dài ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Nghệ thuật và Khoa học; Kinh doanh và Kinh tế; Giáo dục; Kỹ thuật; Luật; Sharia và Nghiên cứu Hồi giáo; Dược; Khoa học Sức khỏe… 

Giáo dục Qatar xếp thứ 4 thế giới, hơn 300 trường quốc tế, "cái nôi" của giải "Nobel giáo dục" - Ảnh 2.
Giáo dục Qatar xếp thứ 4 thế giới, hơn 300 trường quốc tế, "cái nôi" của giải "Nobel giáo dục" - Ảnh 3.
Giáo dục Qatar xếp thứ 4 thế giới, hơn 300 trường quốc tế, "cái nôi" của giải "Nobel giáo dục" - Ảnh 4.
Giáo dục Qatar xếp thứ 4 thế giới, hơn 300 trường quốc tế, "cái nôi" của giải "Nobel giáo dục" - Ảnh 5.

Là trọng điểm của nền giáo dục Qatar nên đầu vào trường không hề dễ, một trong số những tiêu chuẩn đó là sinh viên phải đạt chuẩn nhất định về Toán và tiếng Anh. Nhiều sinh viên không muốn mình bị thụt lùi so với chúng bạn nên thậm chí phải theo các khóa dự bị trước khi được nhận vào học chính thức.

Đến nay, các cựu sinh viên nổi bật của trường có thể kể đến như: Moza bint Nasser – Con gái của Nasser bin Abdullah Al-Missned, một nhà hoạt động đối lập nổi tiếng và là cựu lãnh đạo liên minh Al Muhannada của Bani Hajer; Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al Thani – Phó thủ tướng Qatar; Mariam Al Maadeed – Nhà khoa học người Qatar; Nasser Al-Khelaifi – Doanh nhân, chủ tịch câu lạc bộ bóng đá Paris Saint-Germain…

BXH Đại học Thế giới năm 2022 của Quacquarelli Symonds (QS) mới đây đã công bố Đại học Qatar nằm trong top 224 trường đại học tốt nhất thế giới (tăng 21 bậc so với năm ngoái). Trong tương lai, trường đặt mục tiêu xếp hạng trong top 200 trường đại học hàng đầu thế giới.

Theo Phụ nữ Việt Nam 

Có thể bạn quan tâm:

TỦ SÁCH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN CỦA HAPPY LIVE

GHÉ THĂM

Các viết cùng chủ đề