Gốc tích ra đời các loại biểu đồ
Có lẽ thời nay không khó để tìm thấy các biểu đồ được thiết kế đồ họa tuyệt đẹp trên các mặt báo. Tuy nhiên, các bạn có tò mò liệu những ấn bản đầu tiên sẽ ra sao không?
Tờ New York Times được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1851 với rất nhiều dữ liệu như giá cổ phiếu, thống kê thời tiết và tỉ số thể thao. Nhưng trong thế kỷ xuất bản đầu tiên, việc sử dụng biểu đồ để hiển thị dữ liệu là rất hiếm.
Để biết từ khi nào biểu đồ bắt đầu xuất hiện trên các mặt báo, mình đã thu thập dữ liệu về số lượng biểu đồ từ năm 1855-2015 của báo New York Times – đại diện cho xu hướng của ngành báo chí.
Thời kỳ đen tối (từ năm 1930 trở về trước)
Biểu đồ thống kê hiện đại được phát minh bởi nhà kinh tế chính trị người Scotland – William Playfair vào cuối thế kỷ 18. Để phù hợp với sự đổi mới đáng kinh ngạc từ năm 1786-1801, Playfair đã tạo ra biểu đồ thanh, biểu đồ đường và biểu đồ hình tròn lần đầu tiên được biết đến.
Các nhà sử học tin rằng biểu đồ thống kê của Playfair đã đáp ứng được với nhu cầu gia tăng dữ liệu nhân khẩu học và dữ liệu kinh tế được chính phủ thu thập.
Tuy nhiên, biểu đồ thống kê không phát triển mãi cho đến những năm đầu thế kỷ 20, chúng mới trở nên phổ biến hơn trong sách giáo khoa, được chính phủ, nhà tài chính và nhà khoa học sử dụng. Nhưng biểu đồ vẫn chưa được nhìn thấy trên các mặt báo. Lúc ấy, các nhà báo viết chỉ về xu hướng trên thị trường trái phiếu, hoạt động trong thị trường hàng hóa, sự thay đổi tỷ lệ sinh sản nhưng chúng không hề được trực quan hóa bằng biểu đồ.
Với một lượng lớn dữ liệu trong các bài báo, vậy tại sao biểu đồ không được sử dụng? Không có nhiều nghiên cứu giải thích cho điều này, nhưng lý do khả thi nhất có thể là do rào cản công nghệ và sự lạ lẫm của cộng đồng với đồ họa thống kê chăng?
Trong nửa đầu thế kỷ 20, người ta tạo ra biểu đồ bằng cách vẽ tay và chút trợ giúp từ công nghệ nguyên thủy. Các công cụ chính được sử dụng đó là thước kẻ, giấy vẽ và compa. Các nhà báo đã không sử dụng biểu đồ mà không nghiêm túc xem xét liệu nó có đáng thời gian hay không.
Mặc dù giới học thuật có thể quen với việc diễn giải các biểu đồ, nhưng người bình thường thì không. Mãi đến năm 1913 mới diễn ra một “cuộc diễu hành của đồ họa thống kê” ở thành phố New York.
Kỷ nguyên của biểu đồ kinh doanh (những năm 1930-1970)
Ngày 4/7/1933 được cho là ngày trực quan hóa dữ liệu bắt đầu tồn tại vĩnh viễn cùng các phương tiện truyền thông chính thống. Vào ngày đó, tờ New York Times đã công bố biểu đồ đường về thị trường chứng khoán lần đầu tiên. Đó là loại đồ họa nổi tiếng nhất khi ấy cho thấy xu hướng trong hiệu suất của một chỉ số chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định.
Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà các biểu đồ này trở nên phổ biến trong cuộc Đại suy thoái, khi mà tình hình sức khỏe của nền kinh tế Hoa Kỳ đang đè nặng lên tâm trí của độ giả Times.
Việc lĩnh vực Kinh doanh là ngôi nhà sớm nhất của biểu đồ không phải là một điều ngạc nhiên. Kinh doanh và kinh tế luôn đi đầu trong đồ họa thống kê vì vốn dĩ chúng có rất nhiều dữ liệu thống kê. Tạp chí Wall Streeet tập trung vào lĩnh vực kinh doanh đã xuất bản biểu đồ đầu tiên vào đầu những năm 1920.
Kể cả ngày nay, những biểu đồ của Times đều nằm trong lĩnh vực Kinh doanh.
Mặc dù khi ấy những đồ họa của báo Times chỉ là những biểu đồ đường đơn giản, nhưng vẫn có những biểu đồ phức tạp như phiên bản năm 1960 của Times là phiên bản biểu đồ cột đầu tiên – hiển thị cùng một thông tin cho nhiều nhóm khác nhau.
Điện toán hóa và sự trỗi dậy của biểu đồ phi kinh doanh (những năm 1980-2000)
Trong những năm 1950 và 1960, các kỹ sư đã phát triển các ngôn ngữ lập trình máy tính để xử lý các dữ liệu thống kê (FORTRAN và S) và các chương trình để đơn giản hóa cách trực quan dữ liệu (SAS và Lisp-Stat).
Tuy nhiên, mãi đến thập niên năm 1980, các chương trình phần mềm như Lotus 1-2-3 và Microsoft Excel mới được tạo ra và cho phép nhiều người dễ dàng sử dụng biểu đồ hơn. Thay vì vẽ bằng tay hoặc sử dụng các graphic terminals (thiết bị đầu cuối đồ họa) phức tạp, các nhà báo giờ đây có thể vẽ biểu đồ trên máy tính cá nhân của mình.
Từ 1950-1975, các tờ báo trung bình chỉ có hai biểu đồ cho mỗi ấn phẩm. Từ 1980-2005, con số này tăng lên hơn 10. Giao diện biểu đồ của tờ Times cũng tinh vi hơn. Từ sau số phát hành năm 1980, các biểu đồ của tờ Times đã có độ sắc nét tương tự như trực quan hóa dữ liệu hiện đại.
Trong những năm 1980 và 1990, báo Times có rất nhiều biểu đồ không hiệu quả. Ví dụ, biểu đồ năm 1995 dưới đây cho thấy Times không tránh khỏi mong muốn tạo hình ảnh 3D của nhiều nhà sản xuất biểu đồ và đã làm giảm khả năng đọc dữ liệu của người đọc.
Khi việc vẽ biểu đồ không còn khó khăn và được nhiều người hiểu cách sử dụng hơn, chúng đã được lan truyền khắp các tờ báo. Bắt đầu từ năm 1990, Times đã sử dụng biểu đồ cho cả lĩnh vực không phải là Kinh doanh. Ví dụ, ngày 13/9/1990, họ đã sử dụng biểu đồ trong mục Metro và Sức khỏe.
Kỷ nguyên hiện đại (cuối những năm 2000 đến nay)
Vào cuối những năm 2000, biểu đồ đã trở thành trung tâm của nghề viết báo tại Times.
Biểu đồ phong cách “cửa số kính màu” dưới đây cho thấy trực quan báo chí đã trở nên tinh vi như thế nào. Biểu đồ hiển tị lạm phát theo các loại chi phí trong năm qua. Các độc giả có thể điều khiển chuột qua các phần khác nhau của hình ảnh để biết thêm thông tin.
Trong suốt thế kỷ qua, biểu đồ đã đi từ một công cụ học thuật tối nghĩa cho đến một phần nổi bật trên trang nhất của tờ báo. Cuộc cách mạng này chủ yếu là nhờ vào sự phát triển của công nghệ và dường như ngày nay không có tờ báo nào là không sử dụng biểu đồ cả.
Nguồn: Traderviet/ Priceonomics
Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live