fbpx

Guy Spier: Chân trần trên than đỏ

Trong quyển sách Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị của Guy Spier có chia sẻ:

Đi trên than hồng là một nghi thức cổ xưa có mặt ở nhiều nền văn hóa khác nhau khắp thế giới, thể hiện sức mạnh, lòng dũng cảm và đức tin. Đây là phép ẩn dụ về những thử thách và trở ngại cần vượt qua trong cuộc sống – và nỗi sợ lẫn bất an của con người về chúng – đi trên than hồng là biểu tượng mạnh mẽ cho tất cả những điều có thể xảy ra, từ thực hiện những bước đầu tiên đó cho đến một tương lai tự do hơn của mỗi người.

Thường thì, người ta cảm thấy cuộc sống của bản thân chưa như mong muốn, ngay cả khi họ thành công trong một lĩnh vực của cuộc sống, chẳng hạn như mối quan hệ, nhưng lại thiếu hụt một phần nào khác ví dụ như sức khỏe. Đó là lý do triệu phú đô la Tony Robbins cho ra đời chương trình “Giải phóng Sức mạnh từ Bên trong” (Unleash the Power Within) – giúp người tham gia vượt qua mọi giới hạn để trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình. Nó không phải suy nghĩ tích cực, mà là tìm kiếm các công cụ cần thiết để khai thác triệt để những gì bên trong con người bạn, mang cuộc sống lên bậc cao mới – để người tham gia có thể tạo nên chất lượng cuộc sống xứng đáng. Đi trên than hồng là bài học vỡ lòng.

Nguồn: Tonyrobbinsfirewalk.

Tony Robbins
Tony Robbins

Có một bài học khôn ngoan ở đây có thể áp dụng rộng khắp chứ không chỉ bó hẹp trong giới đầu tư. Điều Guy Spier sắp chia sẻ cùng bạn có lẽ là bí mật quan trọng nhất mà ông khám phá trong nhiều chục năm học hỏi và va vấp. Nếu bạn nghiêm túc áp dụng bài học này, ông cam đoan rằng cuộc sống của bạn sẽ tốt đẹp hơn, cho dù bạn có quên hết những điều khác tôi viết. Điều tôi khám phá ra chính là đây. Khát khao tìm cách sống một đời sống như Warren Buffett, ông bắt đầu tự hỏi bản thân một câu đơn giản: “Warren Buffett sẽ làm gì nếu ở trong hoàn cảnh của mình?”.

“Robbins miêu tả quá trình này là “mô phỏng hóa” (modelling) người hùng trong lòng bạn. Bí quyết ở đây là càng chính xác càng tốt, hãy hình dung ra người ấy càng chi tiết càng tốt. Một kỹ thuật liên quan mà Robbins dạy tôi có tên là “phối hợp và phản chiếu” (matching and mirroring), có liên quan đến cách bạn cử động hay thậm chí là hít thở để phối hợp với hành động và hơi thở của người đối diện. Theo kinh nghiệm của tôi, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận giống người đối diện và bạn thậm chí còn bắt đầu suy nghĩ giống như họ nữa. Điều này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng khả năng bắt chước là một trong những phương pháp quyền lực nhất mà loài người sử dụng để tiến bộ. Hãy thử nghĩ về cách trẻ em học từ bố mẹ của chúng. Biết rằng đây là một bản năng tự nhiên của loài người, lựa chọn cẩn thận người mà ta chọn để mô phỏng hóa (modelling) là điều rất quan trọng. Thực sự, nhân vật ta bắt chước không nhất định phải còn sống.

Như Charlie Munger đã giải thích, phương pháp này cũng hiệu quả “nếu bạn đi ngược thời gian, làm bạn với những người thành công đã qua đời, những người có tư tưởng thích hợp”. May thay cho tôi, đây không phải một quyển sách khoa học, nên tôi không phải chứng minh hay giải thích bất cứ nền tảng khoa học (nếu có). Nhưng tôi có thể khuyên bạn, trên phương diện cá nhân, cách này có hiệu quả với tôi. Ngay giây phút tôi bắt đầu phản chiếu Buffett, cuộc đời tôi đã thay đổi. Cứ như thể tôi đã chỉnh lại tần số vậy. Hành vi của tôi thay đổi, và tôi không còn mắc kẹt nữa.

Vậy làm sao bạn có thể áp dụng những suy nghĩ này? Chúng ta đều biết có người hướng dẫn (mentor) là một chuyện hệ trọng. Sinh viên và những người mới đi làm thường được bảo là hãy tìm người hướng dẫn, cũng như những người đi trước cũng nên tìm người để hướng dẫn. Nếu người hùng của bạn sẵn sàng để gặp bạn, quá tốt. Nhưng trường hợp của tôi thì không phải vậy. Buffett không ngồi ở văn phòng ở Omaha chờ đợi cuộc gọi từ một người đã kinh qua D. H. Blair và trở nên hoen ố. May mắn thay, chuyện này cũng không phải vấn đề gì quá lớn lao. Tôi có thể có rất nhiều – nếu không phải là tất cả – những lợi ích từ việc có ông là người hướng dẫn bằng cách nghiên cứu không ngừng nghỉ về ông, và rồi tưởng tượng xem ông sẽ làm gì khi ở vào vị trí của tôi.

Tưởng tượng rằng mình là Buffett, tôi cũng bắt đầu nghiên cứu các công ty trong danh mục đầu tư của ông, mong muốn nhìn chúng qua nhãn quan của ông và hiểu rõ vì sao ông chọn chúng. Nên tôi đặt hàng các báo cáo thường niên của các công ty chiếm tỉ trọng lớn mà ông đang nắm giữ, bao gồm Coca-Cola, Capital Ciites/ABC, American Express, và Gillette. Điều này, một lần nữa, cho tôi cảm giác thú vị lạ lùng rằng Warren – và có lẽ là cả Thượng đế – đang mỉm cười với tôi. Rồi thì báo cáo cũng đến. Tôi vẫn nhớ như in lúc đọc báo cáo của Capital Cities/ABC. Cho đến thời điểm ấy, tôi chưa từng nhìn kỹ số liệu tài chính của một công ty truyền thông thành công đến dường ấy.

Khi tôi nhìn báo cáo lưu chuyển tiền tệ (cash-flow statement), tôi khó lòng mà tin vào mắt mình. Công ty này đang bơi trong bể tiền mặt, và báo cáo thu nhập (income statement) cũng không đủ để nói lên sức mạnh của cỗ máy in tiền này. Hầu hết các công ty tôi phân tích khi còn làm việc trong ngân hàng đầu tư hoặc đang chảy máu tiền mặt hoặc đang khoa trương khả năng kiếm tiền của mình. Tôi có cảm giác như đang lần nữa học để lấy tấm bằng MBA. Rồi tôi quyết định tham gia cuộc họp thường niên của Berkshire Hathaway.

Thông qua bạn của bạn tôi, vốn đã là một cổ đông, tôi kiếm được một tấm vé và bay đến Omaha, chẳng hề biết sẽ gặp ai ở đó. Nhìn tòa nhà Kiewit nơi Buffett làm việc, tôi dâng trào một niềm hân hoan đầy thích thú, đây rồi, đây chính là nơi phép mầu được thực hiện! Tôi thuê một chiếc xe và chạy qua ngôi nhà của ông, một chốn bình yên mà không xa hoa, với cùng một niềm vui tràn trề như trẻ con. Tôi cũng ăn tối trong nhà hàng ưa thích của ông, Gorat’s Steak House, ngồi cùng với một nhóm cổ đông Berkshire lần đầu đến Omaha để dự họp. Về mặt đầu tư, tôi đã ra khỏi hoang mạc, vượt qua Biển Đỏ, và tìm thấy miền đất hứa.

Có hai cuộc gặp gỡ đáng nhớ tại Omaha năm ấy. Một là cuộc hội ngộ Rose Blumkin, một người Nga gốc Do Thái nhập cư vào Mỹ đã sáng lập Nebraska Furniture Mart vào năm 1937, với vốn 500 đô la mượn từ người anh trai. Bà đã biến công ty này thành công ty đồ dùng gia đình lớn nhất nước Mỹ, và Berkshire đã mua 90% cổ phần vào năm 1983 với giá 55 triệu đô la, chỉ dựa trên một cái bắt tay, thậm chí không cần kiểm tra sổ sách. Buffett sau này đã thừa nhận, “Đưa bà lên cùng với những người giỏi nhất tốt nghiệp từ những trường kinh doanh tốt nhất hay những tổng giám đốc điều hành của Fortune 500 và giả định cho bà cùng một xuất phát điểm với nguồn lực ngang bằng với họ, bà sẽ vượt xa.”

Đọc thêm từ quyển sách Lột xác thành nhà đầu tư giá trị của Guy Spier.

Happy Live Team

Có thể bạn quan tâm

Lột xác để trở thành Nhà đầu tư giá trị – Guy Spier

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề