Hệ thống giao dịch Renko chart – mây Kumo: Giá và xu hướng (Phần 2)
Chúng ta cùng nhau quay trở lại với chủ đề về đồ thị Renko chart – mây Kumo. Ngày hôm trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Phần 1 của đồ thị này. Đây là một dạng đồ thị chúng ta dựa vào ”Hành động giá” để phân tích, tuy nhiên nếu chỉ dựa vào các tín hiệu trên đồ thi, chúng ta sẽ không phân biệt được lúc nào thì nên giao dịch, lúc nào thì không nên giao dịch – hay còn nói cách khác là thời điểm.
>> Hệ thống giao dịch Renko chart – mây Kumo: Giới thiệu đồ thị Renko (Phần 1)
Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau bổ sung thêm những phần còn thiếu của đồ thị Renko – Áp giá vào xu hướng.
Chúng ta hãy quan sát ví dụ sau:
Trên đây là đồ thị cho cặp EURUSD với 1 ”cục gạch” trị giá 15 pips. Với đồ thị Renko, chúng ta có thể mua bất cứ tại điểm nào bên trong cục gạch thứ 3 (Vùng giá 1.1325 – 1.1340 mình có đánh dấu màu xanh dương) – đây chính là vùng giá breakout.
Tuy nhiên, chúng ta có thể quan sát thấy rằng, lợi nhuận của cú trade này là không tốt. Khi giá chỉ tăng được một ít trước khi giảm mạnh. Chúng ta cùng nhau quan sát một ví dụ tiếp theo:
Cũng với cặp EURUSD, chúng ta có thể thấy được chúng ta có thể mua bất cứ giá nào trong khoảng giá 1.1370-1.1385. Tuy nhiên, đây chính là vùng giá nhiễu rất nhiều, và chúng ta sẽ bị dính stop loss. Vậy, nếu cứ có tín hiệu mua, chúng ta sẽ tiến hành mua là không hợp lý (Với tín hiệu bán cũng thế) – Nó sẽ giảm hiệu quả của giao dịch. Chúng ta cần phải kết hợp với xu hướng trong giao dịch bằng 2 quy luật sau:
- Chỉ mua trong xu hướng tăng.
- Chỉ bán trong xu hướng giảm.
Vậy thì, để xác định được sự đảo chiều xu hướng cũng như mua bán trong giai đoạn nào của xu hướng sẽ hợp lý. Mình nhớ đến một công cụ khác của Nhật để xác định xu hướng – Đó chính là mây KuMo.
Chúng ta cùng quan sát ví dụ sau:
Chúng ta có thể nhận thấy rằng, tỷ giá EURUSD ở vị trí trên là vùng giá nằm phía trong mây KuMo – là vùng giá di chuyển sideway, vì thế chúng ta sẽ xem xét ”không giao dịch” tại vùng giá này. Và rõ ràng, khi có kết hợp với mây Kumo vào, chúng ta sẽ biết được lúc nào sẽ có xu hướng, lúc nào sẽ không. Chúng ta quan sát một bức tranh tổng quan hơn với giá vàng trong ví dụ dưới:
Trên đây là một bức tranh toàn cảnh về việc sử dụng Renko kết hợp với mây Kumo mà mình đặt tên cho nó là “Ren-Ku”. Cụ thể như sau:
- Chúng ta sẽ tiến hành chờ mua lên khi giá nằm trên mây tăng.
- Chúng ta sẽ tiến hành chờ bán xuống khi giá nằm dưới mây giảm.
- Chúng ta không bán xuống khi giá nằm dưới mây xanh.
- Chúng ta không mua lên khi giá nằm trên mây đỏ.
Với bài viết này, chúng ta đã hình dung ra toàn cảnh cách để kết hợp xu hướng vào với đồ thị Renko chart – mây Kumo để xác định thời điểm giao dịch. Còn cách thức giao dịch và giao dịch như thế nào, chốt lời cắt lỗ ra làm sao? Hãy chờ đón ở bài viết tiếp theo!
Đọc thêm tại Chương 3: Ý nghĩa của những đám mây – Sách “Hệ Thống Giao Dịch Ichimoku Charts”