fbpx

Hedging là gì? Chiến lược phòng ngừa rủi ro với Hedging

Hedging trong tài chính đề cập đến việc bảo vệ các khoản đầu tư, nhằm mục đích giảm các khoản lỗ có thể có của một khoản đầu tư liên quan. Hedging được sử dụng bởi những nhà đầu tư đầu tư vào các công cụ liên kết thị trường. Để phòng ngừa rủi ro, về mặt kỹ thuật chính là đầu tư vào hai công cụ khác nhau có mối tương quan nghịch đảo.

Một vấn để lớn mà các trader cần quan tâm đến đến đầu tiên khi giao dịch trong thị trường đó chính là quản lý rủi ro. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều kỹ thuật giao dịch nhưng trong đó Hedging là một trong những kỹ thuật mà nhiều trader tin tưởng lựa chọn để sử dụng nhất.

Vậy, Hedging là gì? Chiến lược phòng ngừa rủi ro với Hedging là gì và được thực hiện như thế nào? Hôm nay, trong bày viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về Hedging chúng để các nhà đầu tư có thể áp dụng giảm bớt được rủi ro khi giao dịch.

Hedging là gì? Chiến lược phòng ngừa rủi ro với Hedging

1. Hedging là gì?

Hedging nghĩa là phòng ngừa rủi ro. Cách tốt nhất để hiểu về phòng ngừa rủi ro là nghĩ về nó như một hình thức bảo hiểm, là một khoản đầu tư với mục đích giảm thiểu rủi ro từ những biến động giá ngược chiều. Khi mọi người quyết định phòng ngừa rủi ro, chính là ho đang tự bảo vệ mình trước một sự kiện tiêu cực đối với tài chính của họ .

Hedging không ngăn chặn tất cả các sự kiện tiêu cực xảy ra, nhưng điều gì đó cũng có thể xảy ra và bạn được bảo vệ đúng cách, tác động của sự kiện sẽ giảm đi. Trong thực tế, phòng ngừa rủi ro xảy ra ở hầu hết mọi nơi và mỗi ngày.

Hedging trong tài chính đề cập đến việc bảo vệ các khoản đầu tư, nhằm mục đích giảm các khoản lỗ có thể có của một khoản đầu tư liên quan. Hedging được sử dụng bởi những trader đầu tư vào các công cụ liên kết thị trường. Để phòng ngừa rủi ro, về mặt kỹ thuật chính là đầu tư vào hai công cụ khác nhau có mối tương quan nghịch đảo.

Ví dụ như, các công ty sản xuất sắt thép sử dụng quặng thép để kinh doanh sản xuất. Để đảm bảo giá quặng sắt không biến động vượt quá kiểm soát hoặc bất thường, hoặc nếu dự đoán giá quặng sẽ cao hơn trong thời gian tới, công ty sản xuất đó có thể mua hợp đồng tương lai quặng sắt/hoặc quyền chọn mua quặng sắt với một mức giá biết trước và chấp nhận được tại một thời điểm trong tương lai để đảm bảo giá quặng sắt trong sản xuất. Đây chính là một trong những hình thức hedging phổ biến trong doanh nghiệp.

Trong ví dụ trên, bạn không thể đảm bảo giá quặng sắt không biến động vượt quá sự kiểm soát của bạn, nhưng bạn có thể chuẩn bị trước nếu dự đoán giá quặng sắt sẽ cao hơn bằng cách mua hợp đồng trong tương lai với giá được các nhà đầu tư dự đoán trước sẽ tăng. Việc phòng vệ giá cũng là một sự đánh đổi rủi ro-lợi nhuận. Nó sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro tiềm tàng, nhưng cũng sẽ làm mất đi một phần lợi nhuận tiềm năng.

Tuy nhiên, Hedging hay bảo hiểm giá không bao giờ là miễn phí. Như trong ví dụ ở trên thì bạn vẫn phải thanh toán tiền hợp đồng mua trước quặng sắt, và nếu sự dự đoán của bạn là sai thì bạn sẽ không được chi trả khoản tiền ấy. Nhưng tuy vậy thì hầu hết các nhà đầu tư đều chọn khoản lỗ dự tính và nhìn thấy được thay vì họ bị dính phải một khoản lỗ bất ngờ ập tới.

Những nhà đầu tư và quản lí tiền sử dụng các biện pháp Hedging để phòng vệ giá để hạn chế và kiểm soát rủi ro trực tiếp. Trong lĩnh vực tài chính, nếu muốn Hedging phòng vệ giá một cách hiệu quả, thì một nhà đầu tư phải sử dụng đến nhiều công cụ khác nhau tùy theo phương thức đầu tư, để bù đắp lại phần rủi ro đến từ những biến động giá ngược chiều trên thị trường. Cách tốt nhất để thực hiện việc này là sở hữu thêm một khoản đầu tư khác nhưng với một mục đích và mức kiểm soát cụ thể.

2. Các loại chiến lược giao dịch Hedging để phòng ngừa rủi ro

Phòng ngừa rủi ro – hedging nhìn chung thường thông qua các công cụ như bên dưới:

Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract): Hợp đồng trao đổi giữa hai bên để mua hoặc bán tài sản vào một ngày nhất định, với một mức giá cụ thể. Điều này bao gồm các hợp đồng như hợp đồng kỳ hạn cho hàng hóa và tiền tệ.

Hợp đồng tương lai (Futures): Hợp đồng tiêu chuẩn trên sàn giao dịch giữa hai bên để mua hoặc bán tài sản với giá và số lượng đã thỏa thuận vào một ngày nhất định. Điều này bao gồm các hợp đồng khác nhau như hợp đồng tương lai tiền tệ.

Thị trường tiền tệ: Những thị trường mà việc mua, bán, cho vay và vay ngắn hạn xảy ra với kỳ hạn dưới một năm. Điều này bao gồm các hợp đồng khác nhau như các hợp đồng covered calls về cổ phiếu, hoạt động trên thị trường tiền tệ về lãi suất và thị trường ngoại hối.

3. Các nhà đầu tư trên thực tế Hedging – phòng ngừa rủi ro bằng cách nào?

Các traders thường sử dụng các chiến lược phòng ngừa rủi ro sau đây để giảm thiểu tổn thất:

Phân bổ tài sản – không đặt trứng vào một rổ: Điều này được thực hiện bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư của nhà đầu tư với nhiều loại tài sản khác nhau. Chẳng hạn, bạn có thể đầu tư 40% vào thị trường chứng khoán và phần còn lại vào các loại tài sản thu nhập cố định. Điều này cân bằng các khoản đầu tư của bạn.

Cấu trúc danh mục: Điều này được thực hiện bằng cách đầu tư một phần nhất định của danh mục đầu tư vào các công cụ nợ và phần còn lại vào các công cụ phái sinh. Đầu tư vào nợ cung cấp sự ổn định cho danh mục đầu tư trong khi đầu tư vào các công cụ phái sinh bảo vệ bạn khỏi các rủi ro khác nhau.

Thông qua các quyền chọn phái sinh: Chiến lược này bao gồm các tùy chọn call và put để hedge trực tiếp trên danh mục đầu tư của họ. Hầu hết các nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro sử dụng các công cụ phái sinh. Đây là những hợp đồng tài chính mà giá trị của chúng từ một tài sản thực khác, chẳng hạn như cổ phiếu, chỉ số, hoặc tiền tệ.

4. Những lưu ý khi giao dịch Hedging theo kiểu phòng vệ giá

Khi giao dịch theo kiểu phòng vệ giá có những điểm lưu ý sau :

Điều quan trọng nhất bạn cần ghi nhớ là giao dịch Hedging phòng vệ giá không nằm trong mục đích kiếm tiền và lợi nhuận. Giao dịch phòng vệ giá là để đảm bảo phòng vệ khỏi những thua lỗ do biến động giá vượt ngoài tầm kiểm soát, chứ không phải để nhằm kiếm lợi nhuận. Hầu hết các việc phòng vệ giá nhằm loại bỏ một bộ phận thay vì tất cả những rủi ro trực tiếp đến mức nào đó, chi phí thực hiện phòng vệ giá có thể vượt quá lợi thế mà nó mang lại.

Hedging thích hợp để sử dụng khi bạn chưa tự tin vào những nhận định của mình khi thị trường diễn biến phức tạp.

Lý do mà các nhà đầu tư muốn sử dụng Hedging cho các giao dịch của mình là nhằm để hạn chế tối đa rủi ro khi bạn gặp phải, hedging được xem là một phần lớn trong kế hoạch giao dịch của các nhà đầu tư nếu được sử dụng một cách cẩn thận. Nó chỉ nên được sử dụng bởi các trader có kinh nghiệm hiểu được sự thay đổi của thị trường. Sử dụng Hedging mà không có kinh nghiệm giao dịch đầy đủ có thể làm giảm số dư tài khoản của bạn xuống mức thấp nhất và làm bạn thua lỗ trong thời gian ngắn.

5. Tổng kết

Rủi ro là một phần không tránh khỏi khi đầu tư. Trên đây là những kiến thức cơ bản mà chúng tôi cung cấp về Hedging – phòng vệ giá và những chiến lược phòng ngừa rủi ro.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư nhận thức tốt hơn về phòng vệ và có thể tự bảo vệ lợi ích cho mình trong giao dịch để có thể mang lợi nhuận về cho mình. Học về cách thức phòng vệ sẽ giúp các nhà đầu tư nâng cao sự hiểu biết của mình về thị trường và giúp cho trader trở thành một nhà đầu tư giỏi. 

Nguồn: Vnrebates

Có thể bạn quan tâm:

Các phương pháp giao dịch ngắn hạn hiệu quả

trên thị trường Forex – Kathy Lien

(Chiến lược để thu lợi từ sự dịch chuyển của thị trường tiền tệ)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề