Hiểu sao cho đúng về thuyết âm dương trong đầu tư chứng khoán?
Hiểu được thuyết âm dương là hiểu được bản chất của thị trường chứng khoán, khi đó có thể khai thác nó để làm giàu chính đáng cho bản thân.
Thuyết âm dương là gì? Trong chứng khoán nó thể hiện như thế nào?
Thuyết Âm dương là thuyết phổ biến của người Á Đông, Trên quốc kỳ của Hàn Quốc của có hình Âm dương.
Âm Dương chính là lý thuyết bao trùm tất cả lý thuyết khác thông qua quy luật vận động của hai khí Âm Dương tạo thành vũ trụ và vạn vật. Âm thịnh thì Dương suy, đến đỉnh điểm thì Dương lại thịnh và Âm lại suy cứ thế tuần hoàn biến đổi. Cũng như trong thị trường chứng khoán, thì trường lên đến đỉnh thì nó ắt sẽ xuống và xuống tới đáy thì ắt sẽ lên, đó là chuyển đổi tuần hoàn của thị trường giá lên và giá xuống. Không thể nào khác được. Thị trường không thể lên mãi và không thể xuống mãi. Trong giai đoạn đi lên (Up Trend), thị trường có những lúc điều chỉnh tạm thời. Đó gọi là trong dương có âm; và ngược lại trong quá trình đi xuống lại có những Bull Trap, đó gọi là trong âm có dương.
Những thuyết tương đồng với Thuyết Âm Duơng như thuyết “Sắc Sắc Không Không” trong Phật Giáo hay thuyết “Sự thống nhất và đấu tranh của hai mặt đối lập” của Triết học Mác-Lê Nin.
Luận điểm về thuyết âm dương trong cả đầu tư và đầu cơ chứng khoán.
Trong chứng khoán, xét theo yếu tố Giá trị (giá trị thực) và giá cả.
Ta xét hai mối tương quan: giá trị tương đương với giá cả và giá trị khác biệt với giá cả (lúc thấp hơn, lúc cao hơn). Hai vế này luôn chuyển hóa nhau, lúc cái này lúc cái kia giống như sự thịnh suy của Âm Dương, bởi vậy gây ra hiện tượng Bong bóng – Sụp đổ hay Cân bằng, tuy nhiên nó thống nhất lại để tạo nên vẻ đẹp của thị trường.
Đối với nhà đầu tư giá trị, giá trị sẽ quyết định đến giá cả hay sự tăng giảm giá trị sẽ làm tăng giảm giá cả, giá cả phản ánh giá trị.
Vậy điều ngược lại đúng không? Giá cả của cổ phiếu có tác động trở lại giá trị doanh nghiệp? Giá cổ phiếu tăng làm cho giá trị thực của doanh nghiệp tăng?
Theo thuyết phản hồi của Soros (Tham khảo sách Thuật giả kim hay sách Mô thức mới cho thị trường tài chính), Giá cổ phiếu có tác động tới yếu tố cơ bản của Doanh nghiệp.
Soros lấy ví dụ về một tập đoàn công nghệ cao với một P/E cao, bắt đầu đa dạng hóa. Nó mua các công ty bán hàng tiêu dùng với cổ tức cao, P/E thấp. Lợi nhuận tăng lên, giá của tập đoàn tăng lên. Giá cổ phiếu cao hơn có nghĩa khả năng đi vay lớn hơn. Các tập đoàn vay mượn để mua nhiều công ty hàng tiêu dùng hơn nữa. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu tiếp tục tăng. Nhà đầu tư háo hức mua thêm cổ phiếu. Cuối cùng mọi người nhận ra rằng bản chất của công ty đã thay đổi và P/E cao như vậy là không hợp lý. Sau đó giá giảm xuống về đúng bản chất của công ty.
Ở góc độ học thuật, nếu chúng ta xem xét chỉ số Z-core của Edward I. Altman, Giáo sư Tài chính trường Đại học New York (Hoa Kỳ).
Trong đó Z-core > 2.99 tức là doanh nghiệp có tài chính lành mạnh. Z-core được dựa vào tổng của 5 thành phần (có trọng số), trong đó có 1 thành phần là: A4= Vốn hóa/Tổng nợ. Khi đó, Giá cổ phiếu tăng =>Vốn hóa tăng => thành phần A4 tăng => Z-core tăng => Tài chính lành mạnh hơn => Giá trị tăng => Giá cổ phiếu tăng.
Theo lập luận trên, giá trị và giá cả có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Giá trị tăng thì sẽ có giá tăng và giá tăng thì sẽ có giá trị tăng, vậy phải chăng ở đây thì trong âm có dương, trong dương có âm hay sao?
Tất nhiên, tôi cho rằng giá trị là nhân tố chính quyết định đến giá cả, tuy nhiên giá cả cũng sẽ ảnh hưởng trở lại giá trị.
Do đó, dù ta theo đầu tư/đầu cơ, phân tích cơ bản/phân tích kỹ thuật cũng có thể chấp nhận được, nếu ta hiểu thấu đáo vấn đề, tất nhiên điều này không dễ.
Ta thường thừa nhận: “Thị trường luôn luôn đúng”, tức là nếu ai đánh bại thị trường trong dài hạn (như Buffett, Graham, Soros…) chúng ta cũng nên học hỏi; và chúng ta bị thị trường đánh bại chúng ta cần nên xem xét lại phong cách đầu tư của mình.
Nguồn: CophieuX
Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town
(mua tích trữ cổ phiếu và làm giàu dưới tác động của lãi kép)