Học và thực hành Wyckoff 2.0: Phân tích khối lượng giao dịch tổng thể trong quá trình hình thành cấu trúc
Đây chính là dấu hiệu quan trọng thứ ba. Theo nguyên tắc chung, khối lượng giao dịch trong quá trình hình thành cấu trúc Tích lũy/ Phân phối cũng sẽ tuân theo một số đặc điểm:
• Quá trình tích lũy sẽ đi kèm với khối lượng giảm dần trong suốt quá trình phát triển cấu trúc.
• Quá trình phân phối sẽ xuất hiện những khối lượng giao dịch cao hoặc bất thường trong suốt quá trình phát triển cấu trúc.
Đây là một mô hình tổng quát, có nghĩa là nó không phải lúc nào giống như vậy.
Đối với ví dụ tích lũy, một khối lượng giảm dần cho thấy quá trình hấp thụ đang diễn ra. Ngược lại trong quá trình phân phối, nhiều nhà giao dịch sẽ sẵn sàng bán, dẫn đến diễn ra nhiều giao dịch hơn, dẫn đến khối lượng giao dịch cao hơn và có thể có đột biến mạnh. Khi quá trình hình thành cấu trúc tích lũy, các giao dịch vẫn tiếp tục được thực hiện nhưng với cường độ giảm dần (khối lượng giao dịch giảm dần). Dẫn đến việc khi thời điểm sự kiện Kiểm tra diễn ra trong Pha C, thì tất cả nguồn cung trôi nổi đã bị hấp thụ hết.
Điều này sẽ khá khác biệt trong quá trình phát triển cấu trúc phân phối. Và một đặc điểm quan trọng của cấu trúc phân phối là chúng thường hình thành nhanh hơn nhiều so với các cấu trúc tích lũy. Và đây là lý do mà bạn có thể quan sát thấy biến động giá lớn và thanh khoản giao dịch thường duy trì ở mức cao.
Khoảng thời gian hình thành cấu trúc bị rút ngắn buộc các giao dịch phải được thực hiện với một tốc độ nhanh hơn. Trong khi trong các đợt tích lũy, cần một khoảng thời gian dài hơn để hấp thụ hết lượng hàng trôi nổi, thì trong cấu trúc phân phối, sự cấp bách phải bán sẽ gây ra sự biến động giá mạnh đi kèm khối lượng giao dịch đột biến.
Trích sách Wyckoff 2.0: Tìm hiểu chuyên sâu về cấu trúc, hồ sơ khối lượng và dòng chảy lệnh trên thị trường