Học và thực hành Wyckoff 2.0: Thành phần tạo nên Hồ sơ Khối lượng (P2)
Hồ sơ Khối lượng được quan sát trực quan trên biểu đồ dưới dạng biểu đồ chiều theo ngang, với giá trị của chúng được biểu thị tương ứng với từng mức giá.
Đường trung bình có trọng số theo khối lượng (VWAP)
Đường VWAP được sử dụng rộng rãi bởi các tổ chức lớn. Các nhà giao dịch lớn luôn tìm cách thực hiện các giao dịch ở mức giá VWAP, đó là lý do tại nó quan trọng
VWAP đại diện cho mức giá trung bình của tất cả các hợp đồng được giao dịch trong một khoảng thời gian cụ thể. Công thức để tính như sau:
Để hiểu rõ hơn một chút, chúng ta có thể nói bên khối lượng giao dịch bên trên đường VWAP giống với khối lượng giao dịch bên dưới đường VWAP, hay nói cách khác VWAP đại diện cho một mức cân bằng quan trọng. Mà tại đó xác suất giá sẽ tăng sẽ bằng với xác suất giá sẽ giảm.
Nó được hiển thị trên biểu đồ giống như một đường trung bình động truyền thống và đường VWAP cũng sẽ thay đổi ngay khi các giao dịch được thực hiện. Nói chung, tùy thuộc vào phong cách
giao dịch mà bạn có thể sử dụng VWAP theo số phiên, tuần hoặc theo tháng.
VWAP được sử dụng bởi các nhà giao dịch tổ chức, chủ yếu nó được sử dụng để làm giá trị trung bình, từ đó xác định giá trị của tài sản tại thời điểm đó, họ sẽ xem mình đã mua rẻ nếu giá mua thấp hơn đường VWAP và mua đắt nếu mua giá trên đường VWAP.
Các tổ chức đã sử dụng VWAP như một thước đo tham chiếu để đánh giá chất lượng thực thi giao dịch, do đó chúng ta coi VWAP như một đường tham chiếu quan trọng.
Khi các nhà giao dịch lớn muốn xây dựng vị thế, họ không thực hiện tất cả vị thế mà họ cần cùng một lúc mà sẽ cố gắng thực hiện chúng dần dần, vì hiệu quả công việc của họ sẽ được đánh giá dựa trên mức tham chiếu này.
Vì nó đại diện cho một mức cân bằng quan trọng hoặc mức giá hợp lý, VWAP là một thước đo tốt để biết liệu chúng ta có đang mua cao hay bán thấp hay không. Chúng ta có thể biết điều này bằng cách thêm một hoặc hai độ lệch chuẩn vào giá trị trung bình để biến đường VWAP thành một vùng giá. Việc giá hiện đang ở mức cao hoặc thấp hơn đường VWAP không có nghĩa là giá không thể tiếp tục di chuyển theo hướng đó, chúng ta chỉ cần sử dụng nó như một cơ sở tham chiếu bổ sung nữa để thêm vào các phân tích của mình.
Nhưng hãy hết sức cẩn thận vì mọi thứ đều phụ thuộc vào định giá của thị trường tại thời điểm đó. Trong một thị trường cân bằng, mức giá thấp hơn VWAP sẽ được coi là mức giá rẻ và ngược lại;
nhưng khi thị trường trở nên mất cân bằng, đường VWAP không còn thể hiện tính hiệu quả nữa vì hiện nay nhận thức về giá trị đã bị thay đổi.
Tùy thuộc vào khung thời gian mà chúng ta có thể sử dụng các mức VWAP khác nhau. Thường được sử dụng nhất là VWAP theo phiên cho các nhà giao dịch trong ngày và VWAP hàng tuần và hàng tháng cho các nhà giao dịch trung và dài hạn.
Nút khối lượng lớn (High Volume Nodes – HVN)
Nút khối lượng lớn, đây là khu vực đại diện cho sự cân bằng ngắn hạn và mức độ quan tâm cao của tất cả những người tham gia thị trường vì cả người mua và người bán đều cảm thấy thoải mái khi
giao dịch ở đó. Nó được quan sát dưới dạng các đỉnh trong Hồ sơ Khối lượng.
Mặc dù chúng tôi đã sử dụng một hồ sơ tổng hợp ở ví dụ này, nhưng các nguyên tắc cơ bản đều sẽ như nhau, và bạn có thể áp dụng chúng cho tất cả các dạng biểu diễn.
Các vùng cân bằng trong quá khứ hoạt động như nam châm thu hút giá và giữ chúng ở đó. Trong quá khứ đã có một số sự đồng thuận giữa người mua và người bán ở những mức giá này, vì vậy trong tương lai điều tương tự dự kiến cũng sẽ xảy ra. Vì vậy, chúng sẽ là những khu vực rất thú vị để thiết lập các mục tiêu giá.
Nhiều nút khối lượng lớn có thể được xác định trong cùng một hồ sơ.
Nút khối lượng nhỏ (Low Volume Nodes – LVN)
Nút khối lượng nhỏ, đây là những khu vực đại diện cho sự mất cân bằng hoặc là từ chối. Cả người mua và người bán đều cảm thấy không thoải mái khi giao dịch tại các mức này và do đó khối lượng giao dịch không lớn, ở một khía cạnh nào đó, chúng bị coi là các mức giá “không công bằng”. Chúng có thể được quan sát dưới dạng những vùng trũng trong Hồ sơ Khối lượng.
Trong quá khứ các mức giá này không nhận được sự đồng thuận, vì vậy dự kiến trong tương lai chúng cũng sẽ không có được sự đồng thuận và sẽ gây ra một số sự từ chối từ thị trường, vì vậy chúng là những khu vực hỗ trợ hoặc kháng cự thú vị để bạn tìm kiếm các điểm tham gia tiềm năng.
Điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng sự từ chối có thể được thể hiện bằng giá cả theo hai cách:
Đảo chiều dạng V: Thể hiện nhận thức về giá trị không có sự thay đổi so với mức cân bằng trước đó và có sự từ chối giao dịch ở các mức này. Thị trường sẽ quay đầu nhanh chóng để quay lại
vùng giá trước đó mà phe mua và phe bán cảm thấy thoải mái khi giao dịch.
Thứ gây ra phản ứng giá này trước hết là việc các lệnh bị động được đặt sẵn ở các khu vực đó có vai trò chặn việc di chuyển, cùng với một số lệnh chủ động tiếp theo sẽ xác nhận sự Đảo chiều dạng V và giá quay trở lại với vùng giá trị (Value Area) trước đó.
Bằng mắt thường, chúng có thể được quan sát trên biểu đồ dưới dạng những râu nến của các cây nến cuối xu hướng, biểu thị sự từ chối của thị trường.
Chuyển động nhanh: Thể hiện quá trình thay đổi mức định giá mới trong nhận thức của nhà giao dịch được phản ánh vào giá của tài sản một cách nhanh chóng và mạnh bạo. Thị trường từ
chối giao dịch ở các mức có nút khối lượng nhỏ (LVN) bằng cách di chuyển thật nhanh qua chúng.
Về mặt kỹ thuật, nguyên nhân gây ra sự chuyển động nhanh chóng này gồm hai phần chính, một mặt đến từ việc cắt lỗ của những người có vị thế đối nghịch, mặt khác, việc giá biến động nhanh và mạnh sẽ kích thích sự tham gia của các nhà giao dịch theo chiến lược động lượng (tham gia khi có biến động giá mạnh) với các lệnh thị trường (lệnh Market Price).
Bằng mắt thường, hiện tượng này sẽ được quan sát trên biểu đồ với các thanh nến có phạm vi rộng đi kèm với khối lượng giao dịch lớn. Cũng như với trường hợp nút khối lượng lớn (HVN), có thể xuất hiện nhiều hơn một Nút khối lượng nhỏ trong cùng một hồ sơ.
Trích sách: Wyckoff2.0