Howard Marks: Rủi ro là trò dối trá!
“Đã có nhiều nỗ lực dù muộn màng để đánh giá rủi ro một cách khoa học hơn. Các tổ chức tài chính thường xuyên sử dụng “các nhà quản lý rủi ro” định lượng tách biệt khỏi các nhóm quản lý tài sản của họ và đã áp dụng các mô hình máy tính như “giá trị rủi ro” để đo lường rủi ro trong danh mục đầu tư. Nhưng kết quả được tạo ra bởi những người này và các công cụ của họ sẽ không tốt hơn dữ liệu đầu vào mà họ dựa vào đó để phán đoán và làm thế nào để xử lý dữ liệu đầu vào đó. Theo quan điểm của tôi, họ sẽ không bao giờ tốt như các nhà đầu tư giỏi nhất mà phán đoán chủ quan.” – Howard Marks
Tôi chắc chắn rằng chúng ta cũng đồng ý rằng các nhà đầu tư nên và đòi hỏi lợi nhuận tiềm năng cao hơn cho các khoản đầu tư mà họ cho là rủi ro hơn. Cũng như hy vọng chúng ta có thể đồng ý rằng mất tiền là rủi ro mà mọi người quan tâm nhất trong việc đòi hỏi lợi nhuận tiềm năng và do đó mới thiết lập giá cho các khoản đầu tư. Một câu hỏi quan trọng vẫn là: làm thế nào để họ đo lường được rủi ro đó?
Đầu tiên, rõ ràng là không có gì ngoài vấn đề quan điểm: hy vọng là một ước tính có học thức, khéo léo ước tính về tương lai, nhưng vẫn chỉ là ước tính. Thứ hai, tiêu chuẩn để định lượng là không tồn tại. Với bất kỳ khoản đầu tư nào, một số người sẽ nghĩ rằng rủi ro là cao và những người khác sẽ nghĩ rằng rủi ro thấp. Một số người sẽ xác định đó là xác suất không kiếm được tiền, và một số người là xác suất mất một phần tiền nhất định v.v…
Một số người sẽ nghĩ về nó như rủi ro mất tiền trong một năm và một số là rủi ro mất tiền trong toàn bộ thời gian nắm giữ. Rõ ràng, ngay cả khi tất cả các nhà đầu tư tham gia gặp nhau trong một căn phòng và cho thấy lá bài của họ, họ vẫn không bao giờ đồng ý về một con số duy nhất đại diện cho rủi ro đầu tư của mỗi người. Và ngay cả khi họ có thể, con số đó sẽ không có khả năng được so sánh với một số khác được đặt bởi một nhóm các nhà đầu tư khác cho một khoản đầu tư khác.
Đó là một trong những lý do tại sao tôi nói rủi ro và rủi ro/lợi nhuận không thể giải quyết bằng cách số hóa hoặc đưa vào máy tính để tính toán. Ben Graham và David Dodd đề cập vấn đề này cách đây hơn 60 năm trong phiên bản thứ hai của cuốn sách Phân tích chứng khoán, kinh thánh của nhà đầu tư giá trị: “Mối quan hệ khác nhau giữa hai loại đầu tư và rủi ro thua lỗ là quá bất định và quá khác biệt với điều kiện luôn luôn thay đổi đến nỗi không thể áp dụng bất cứ công thức toán học nào với chúng”.
Thứ ba, rủi ro là trò dối trá. Suy nghĩ thông thường rất dễ đi vào lối mòn, giống như khả năng các sự kiện diễn ra thường kỳ. Nhưng đáng tiếc là các sự kiện một lần trong đời rất khó để định lượng. Thực tế là một khoản đầu tư dễ bị rủi ro đặc biệt nghiêm trọng sẽ xảy ra không thường xuyên nếu như tất cả những gì tôi gọi là thảm họa không thể xảy ra, có nghĩa là nó có vẻ an toàn hơn thực tế.
Điểm mấu chốt là nhìn về triển vọng, phần lớn rủi ro mang tính chủ quan, mang yếu tố ẩn và không thể định lượng được. Bài học chúng ta rút ra được là gì? Nếu thua lỗ không thể đo lường, không thể định lượng hoặc thậm chí không thể quan sát và nếu rủi ro mang tính chủ quan, chúng ta có thể xử lý bằng cách nào? Các nhà đầu tư tài giỏi có thể hiểu được rủi ro hiện tại hiện hữu trong một tình huống nhất định. Họ đưa ra phán đoán chủ yếu dựa trên (a) sự ổn định và tin cậy của giá trị và (b) mối quan hệ giữa giá cả và giá trị. Họ cũng cân nhắc những vấn đề khác, nhưng chủ yếu vẫn gói gọn trong hai điều trên.
Đã có nhiều nỗ lực dù muộn màng để đánh giá một cách khoa học hơn. Các tổ chức tài chính thường xuyên sử dụng “các nhà quản lý rủi ro” định lượng tách biệt khỏi các nhóm quản lý tài sản của họ và đã áp dụng các mô hình máy tính như “giá trị rủi ro” để đo lường trong danh mục đầu tư. Nhưng kết quả được tạo ra bởi những người này và các công cụ của họ sẽ không tốt hơn dữ liệu đầu vào mà họ dựa vào đó để phán đoán và làm thế nào để xử lý dữ liệu đầu vào đó. Theo quan điểm của tôi, họ sẽ không bao giờ tốt như các nhà đầu tư giỏi nhất mà phán đoán chủ quan.
Do có khó khăn trong việc định lượng xác suất thua lỗ, các nhà đầu tư muốn có một số thước đo khách quan về lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro và nhiều người chỉ có thể dựa vào cái gọi là tỷ lệ Sharpe (tỷ lệ Sharpe do nhà kinh tế học đoạt giải Nobel là William F. Sharpe phát triển nên và được sử dụng để đo lường tỷ suất sinh lợi đã điều chỉnh rủi ro của một khoản đầu tư – người dịch). Tỷ số này được tính bằng cách lấy tổng tỷ suất sinh lợi của khoản đầu tư trừ đi tỷ suất sinh lợi phi rủi ro (hay trái phiếu kho bạc ngắn hạn), sau đó đem chia cho độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi của danh mục. Công thức này có vẻ hữu ích cho các thị trường chứng khoán đại chúng với tần suất giao dịch và giá cả thay đổi thường xuyên. Công thức mang tính logic nhất định và thực sự là công thức tốt nhất chúng ta có.
Mặc dù không nói gì rõ ràng về khả năng thua lỗ, nhưng có thể có lý do để tin rằng giá của chứng khoán rủi ro cơ bản dao động nhiều hơn so với thứ khác an toàn hơn, và do đó tỷ lệ Sharpe có liên quan. Đối với tài sản tư nhân thiếu giá thị trường tham chiếu như bất động sản và toàn bộ doanh nghiệp, ở đó, không có sự thay thế nào khác cho việc điều chỉnh rủi ro một cách chủ quan.
Nguồn: Trích sách Điều quan trọng nhất
Có thể bạn quan tâm: Điều quan trọng nhất – Howard Marks
Sự khôn ngoan khác biệt dành cho những nhà đầu tư thông minh
(Cuốn sách huyền thoại Warren Buffett khuyên mọi nhà đầu tư nên đọc)