fbpx

Internet mang đến cả tiện lợi và cạm bẫy cho nhà đầu tư

Bên cạnh sự phát triển tích cực của Internet, thị trường chứng khoán đã không biết bao nhiêu phen kinh hồn bạt vía với những cạm bẫy chấn động

Nhà đầu tư Edward Thorp là minh chứng cho thấy công nghệ có thể tạo lợi thế cho nhà đầu tư nhưng đồng thời, sự phát triển của công nghệ, ví như Internet cũng đã tạo ra nhiều cạm bẫy khiến thị trường chứng khoán đảo điên.

Trích từ sách “Người đàn ông đánh bại mọi thị trường”

Vụ lừa đảo bằng tin giả mạo

Internet mang đến cả tiện lợi và cạm bẫy cho nhà đầu tư

Internet và kết nối điện tử khởi sắc mở ra những cơ hội mới cho gian lận. Vào thứ Sáu, ngày 25 tháng 8, năm 2000, cô cháu gái đang hứng thú với cổ phiếu của tôi tên là Dana gọi điện gặp tôi sau khi thị trường đóng cửa.

“Bác có hay thông tin gì về cổ phiếu có tên Emulex không?” Con bé hỏi.

“Không, có chuyện gì vậy?”

“Tình hình là cháu sở hữu một ít, và ngay khi thị trường mở cửa hôm nay, nó rơi thảm hại từ 113 đô la trên mỗi cổ phiếu xuống còn 45 và sau đó ngừng giao dịch ạ!”

“Cháu có nghe tin nào mới về mã này chưa?” Tôi hỏi.

“Cháu không rõ.”

“Nghe này, lời khuyên của ta là cháu đừng làm gì cả. Ta muốn nói rằng có thể đó là một kiểu tin bịp trên Internet và công ty này vẫn giữ phong độ như ngày hôm qua thôi.”

Chúng tôi sớm nhận ra được điều gì đã diễn ra. Một sinh viên 23 tuổi gửi bản báo cáo tới dịch vụ tin tức điện tử Internet Wire nơi anh ta từng làm việc trước đây, mục đích là phát đi một “thông cáo báo chí chính thức” từ Emulex (EMLX). “Báo cáo gian lận này” đưa tin vị chủ tịch của công ty đã từ nhiệm, khoản báo cáo lợi nhuận tích cực trong hai năm trước sau khi kiểm toán hiệu chỉnh đã cho thấy những khoản lỗ lớn và SEC đã nhập cuộc điều tra Emulex. Thông tin giả mạo này lan truyền nhanh chóng và cổ phiếu giảm 56% vào thời điểm NASDAQ cho tạm ngừng giao dịch. 

Động cơ và kết quả

Kẻ gian lận (tay sinh viên 23 tuổi này – chú thích của người dịch) trước đó đã thua lỗ 100.000 đô la vì bán khống Emulex và phải tìm mọi cách xoay sở khôi phục lại khoản lỗ trên cộng thêm lợi nhuận 250.000 đô la trước khi hắn ta bị tóm cổ vào tuần sau. Trong tiến trình này, tại thời điểm tồi tệ nhất, hắn ta đã làm bốc hơi vốn hóa thị trường của EMLX từ 4,1 tỷ đô la xuống còn 1,6 tỷ đô la, khiến thiệt hại lên đến 2,5 tỷ đô la. Mặc dù cổ phiếu EMLX đã lấy lại những thiệt hại về giá trong phiên giao dịch, nhưng đóng cửa cả tuần, giá cổ phiếu vẫn giảm 7,31 đô la xuống còn 105,75 đô la mỗi cổ phiếu, giảm 6,6% tương đương công ty mất đi 270 triệu đô la vốn hóa thị trường. Tổn thất lại càng thê lương cho những ai bán ra trong vùng giá giảm. Mười một ngày sau khi trò lừa bịp bị lật tẩy, và sau khi kẻ gian lận bị bắt, cổ phiếu đóng cửa ở mức 100,13 đô la, giảm 11,4%, tạm thời chưa khôi phục hoàn toàn.

Góc suy ngẫm

Theo lý thuyết thị trường hiệu quả (EMH), thị trường là nơi định giá do đó phản ánh chính xác tất cả các thông tin đã biết. Thế thì tại sao cú sụt giá 60% trong 15 phút do thông tin sai lệch lại móc nối hợp lý thông tin biểu hiện vào giá cả? Tôi cũng yêu cầu các tín đồ của lý thuyết EMH giải thích tại sao cổ phiếu không thể khôi phục trong mười một ngày sau khi phi vụ lừa đảo bị vạch trần. Tin tức của EMLX tốt đẹp. Thì sao…? Những người ủng hộ quan điểm thị trường hiệu quả dần chấp nhận sai lệch nhỏ từ lý thuyết. Có lẽ họ công nhận sự phản hồi của thị trường đối với vụ lừa bịp EMLX là một trong những sai lệch này; nhưng như báo chí chỉ ra, Internet đầy rẫy cám dỗ, đặc biệt trong “phòng chat”, và EMLX chỉ là một trong loạt bẫy ngoạn mục và quy mô hòng đánh lừa công chúng và hớt tay trên lợi nhuận.

Nguồn: Trích từ sách “Người đàn ông đánh bại mọi thị trường”

 

Có thể bạn quan tâm

Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường – Edward Thorp

Từ sòng bạc Las Vegas tới phố Wall

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề