fbpx

“Ông tổ” ngân hàng J.P.Morgan: Đầu cơ vàng khét tiếng, đại gia đường sắt của Mỹ

Đại gia tư bản tài chính John Pierpont Morgan (J.P.Morgan) là niềm tự hào nhưng cũng là nỗi lo sợ của nhiều nhà công nghiệp và chính khách thế kỉ 19 tại Mỹ. J.P.Morgan đã giàu lên từ phố Wall với tài sản khoảng vài trăm triệu USD ở thời điểm cách đây hơn một trăm năm. Mặc dù hiện nay, tập đoàn tài chính Mỹ J.P. Morgan tuy về cơ bản không thuộc về dòng họ Morgan nữa nhưng tên tuổi của ông vẫn còn đó và đây vẫn đang là một trong những tập đoàn tài chính hùng mạnh, có uy tín và gây nhiều ảnh hưởng đến thị trường tài chính Mỹ và trên toàn thế giới.

“Hổ phụ sinh hổ tử”

 "Ông tổ" ngân hàng J.P.Morgan: đầu cơ vàng khét tiếng, đại gia đường sắt của Mỹ
John Peirpont Morgan

J.P.Morgan sinh năm 1837 tại Hartford, thuộc bang Conneticut. Ông và cha ông đều là những nhà buôn thành đạt và khá nổi tiếng trong vùng. Gia đình Morgan chuyên kinh doanh hàng lương thực thực phẩm. Cha của J.P.Morgan, ông Junius Morgan, có cả một hệ thống cung cấp bán sỉ khá lớn các mặt hàng này.

Quá trình kinh doanh với nhiều bạn hàng và với những khoản tiền rất lớn đã tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh thông qua các mối quan hệ vay mượn, thanh toán bằng các thương phiếu, trái phiếu và cả chứng chỉ nhận nợ. Bởi vậy, ý tưởng kinh doanh tiền tệ ngân hàng đã nhập vào cha J.P.Morgan lúc nào không hay. Ông đã quyết định hợp tác với một ngân hàng để lập một công ty tài chính chuyên mua bán các giấy tờ có giá. Công ty tài chính Peabody được ra đời như vậy vào 1937 tại London với dịch vụ kinh doanh chính là mua bán giấy tờ có giá, chứng khoán và ngoại tệ. Từ một nhà buôn thực phẩm, ông Junius Morgan, cha của J.P.Morgan đã trở thành một nhà tài chính, kinh doanh tiền tệ có uy tín.

Tiếng tăm của nhà Morgan nổi như cồn trong những năm 1840 khi Junius Morgan dám liều lĩnh đem hàng triệu trái phiếu công ty ra bán để thu tiền. Hành động đó không chỉ là một phi vụ kinh doanh mạo hiểm mà còn được đánh giá là một biện pháp can thiệp vào chính sách tiền tệ, giúp cho lạm phát giảm đi rõ rệt.

 "Ông tổ" ngân hàng J.P.Morgan: đầu cơ vàng khét tiếng, đại gia đường sắt của Mỹ
Cha con nhà Morgan

“Hổ phụ sinh hổ tử”, J.P.Morgan cũng đã có những năng khiếu kinh doanh đặc biệt. Có lần, ông đã liều lĩnh quyết định mua đứt cả một thuyền lớn chở cà phê khi vị chủ tàu bán rẻ một nửa. Khi đó, ông chỉ là nhân viên thương mại đi làm thuê. Ông chủ của J.P.Morgan không chấp nhận và thế là J.P.Morgan tự nhận trách nhiệm mua cà phê về phần mình. Khi đó, trong túi ông không có tiền nhưng đã thoả thuận được trả chậm. Sau đó, ông tìm người mua và thu tiền để trả. Khi đó, J.P.Morgan được cha hỗ trợ một phần tài chính.

Điều thú vị là phi vụ cà phê liều lĩnh này không chỉ tạo vốn cho J.P.Morgan mà còn tạo thêm động lực để ông tiếp tục con đường kinh doanh. Về sau, chính cha J.P.Morgan là người đã khuyến khích ông mở một công ty kinh doanh chứng khoán riêng tại nhà.

J.P. Morgan – Nhà đầu cơ xuất chúng

Sự liều lĩnh cùng với những tính toán phân tích tài chính sâu sắc và cảm nhận thị trường đã đưa J.P.Morgan đến với thế giới kinh doanh chứng khoán và tiền tệ. Ông có vẻ rất hợp với nghề này, hoạt động cả trên thị trường chính thức lẫn trên thị trường chợ đen. Bằng kinh nghiệm và cả sự liều lĩnh, Morgan đã thực hiện một phi vụ đầu cơ vàng có một không hai trong lịch sử. Ông đã chọn các thời điểm hết sức nhạy cảm để đưa ra tin về việc các công ty đang đua nhau mua vàng. Đúng lúc này, Chính phủ lại đang phát hành trái phiếu. Cùng với một Công ty khác, Công ty tài chính chứng khoán Morgan đã bỏ ra hàng triệu USD để mua vàng. Sau đó, J.P.Morgan đã tạo ra được một “cơn sốt vàng” và thu được bộn tiền..

J.P.Morgan thực sự là bậc kỳ tài trong kinh doanh và đầu cơ chứng khoán, tiền tệ. Không ít người gọi ông là “nhà đầu tư và đầu cơ nham hiểm và thủ đoạn” bởi ông đã thiết lập cho mình cả một hệ thống khai thác thông tin, từ các thông tin kinh tế, thị trường đơn thuần cho tới các thông tin về quân sự và chính trị để phục vụ cho ý đồ kinh doanh của mình.

 "Ông tổ" ngân hàng J.P.Morgan: đầu cơ vàng khét tiếng, đại gia đường sắt của Mỹ
Nhiều người gọi J.P.Morgan là “nhà đầu tư và đầu cơ nham hiểm và thủ đoạn”

Với những kinh nghiệm thực tế và cảm nhận kinh doanh đặc biệt, J.P.Morgan đã sớm nhận ra rằng yếu tố tâm lý cũng như các sự kiện chính trị xã hội lớn sẽ có những tác động rất lớn đến chứng khóan và tiền tệ. Chính vì vậy, các thông tin tưởng như không liên quan đến kinh doanh, ông đều nắm rõ. Điều đáng phục ở đây là J.P.Morgan đã biến những thông tin đó lung cơ hội kinh doanh cho mình. Khi được tin Mỹ phải bồi thường Anh một số tiền lớn nhưng trả bằng vàng, ông đã nhanh chóng cho gom vàng tích trữ. Hay khi vừa được tin quân miền Nam thua trận trong chiến tranh Bắc – Nam thì J.P.Morgan là người đầu tiên tung vàng ra bán và đã thắng lớn.

J.P.Morgan – Một quyền lực khủng khiếp

Thắng lớn với nhiều phi vụ đầu cơ J.P.Morgan đã nhanh chóng trở thành một trong những đại gia của trung tâm tài chính phố Wall. Đồng thời, ông cũng đầu tư rất nhiều vào các quan hệ với chính khách và các nhân vật cao cấp của chính trường. Từ đó, J.P.Morgan đã tạo cho mình một quyền lực ảnh hưởng ghê gớm. Ông tham gia kinh doanh nhiều hơn trên thị trường chính thức và trở thành một trong số rất ít đại gia có thể “làm giá” được trên thị trường tài chính.

J.P.Morgan: những điều có thể bạn chưa biết về ông tổ ngân hàng lớn nhất thế giới
Thắng lớn với nhiều phi vụ đầu cơ J.P.Morgan đã nhanh chóng trở thành một trong những đại gia của trung tâm tài chính phố Wall

Không dừng lại ở thị trường nước Mỹ, J.P.Morgan quyết tâm mở rộng các hoạt động kinh doanh tài chính ra thị trường quốc tế. Ông tập trung kinh doanh, mua bán các loại trái phiếu Chính phủ, công trái của các nước. Các sự kiện chiến tranh, quan hệ quốc tế giữa các nước đều được hệ thống thông tin của J.P.Morgan theo dõi, cập nhật thường xuyên để phục vụ cho mục đích kinh doanh. Do biết trước thông tin, biết đánh giá và sử dụng thông tin hợp lý, nhiều lần J.P.Morgan đã làm ngỡ ngàng các đối thủ cạnh tranh và tất cả giới tài chính quốc tế.

Năm 1873, nhờ chuẩn bị trước, Công ty Morgan đã đăng ký mua hết toàn bộ 300 triệu trái phiếu kho bạc khi Chính phủ Mỹ vừa phát hành.

Uy tín của Công ty Morgan lớn đến mức nhiều công ty khác phải qua công ty này mới có thể niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Hơn thế nữa, J.P.Morgan còn giúp các cổ phiếu này tăng giá. Và đương nhiên không chỉ giúp không công. Mỗi phi vụ như vậy thì chẳng những tên tuổi của Công ty Tài chính Morgan được khẳng định mà J.P.Morgan cũng có phần lời không nhỏ. Năm 1879, J.P.Morgan đã thu về trên 3 triệu USD chỉ trong ít ngày bảo lãnh phát hành và đầu cơ cổ phiếu của Công ty Đường sắt Liên bang.

 J.P.Morgan: những điều có thể bạn chưa biết về ông tổ ngân hàng lớn nhất thế giới
Uy tín và tầm cỡ của công ty Morgan tồn tại mãi cho đến ngày nay

Sự ảnh hưởng ghê gớm của các nhà tài phiệt mà đứng đầu là J.P.Morgan được thể hiện rõ nhất vào thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 1884. Nhiều ngân hàng phá sản, các nhà đầu tư chứng khoán bán thốc, bán tháo cổ phiếu. Một thời kỳ đen tối nhất của TTCK và tài chính thế giới tưởng như đang ập xuống nhiều nền kinh tế, nếu như không có Công ty Morgan và nhà đầu tư tài ba J.P.Morgan. Ông đã dũng cảm, và thậm chí là rất liều lĩnh và quyết đoán khi bỏ ra rất nhiều tiền để phanh lại sự xuống dốc thế thảm của chỉ số chứng khoán.

Và J.P.Morgan đã thành công khi đảo ngược được tình hình trước sự thán phục và nể sợ của các cá nhân và nhà đầu tư. Không ít bài bình luận báo chí lúc đó cho rằng vai trò và ảnh hưởng của J.P.Morgan và Công ty Morgan có thể còn lớn hơn nhiều so với nguyên thủ quốc gia.

 "Ông tổ" ngân hàng J.P.Morgan: đầu cơ vàng khét tiếng, đại gia đường sắt của Mỹ
Nhiều bài bình luận ví von rằng ảnh hưởng của J.P.Morgan và Công ty Morgan có thể còn lớn hơn nhiều so với nguyên thủ quốc gia.

J.P.Morgan – ông vua tài chính & nhà cải cách doanh nghiệp

Với tiềm lực tài chính rất mạnh, lại luôn có khả năng huy động vốn, J.P.Morgan đã thành mối nguy hiểm và thách thức với bất kể đại gia công nghiệp nào. J.P.Morgan nhòm ngó nhiều ngành kinh tế khác nhau làm không ít người sợ hãi. Nếu muốn mua nhà máy nào, công ty cổ phần nào, ông sẽ mua được ngay.

Trên thực tế đã có nhiều phi vụ như vậy. Khi ngành đường sắt Mỹ đang trong thời kỳ khủng hoảng, làm ăn thua lỗ, J.P.Morgan đã nhảy vào ôm gọn phần lớn các chương trình cải tổ toàn diện ngành đường sắt. Sau đó, chính J.P.Morgan là người khởi xướng các cổ phiếu của Công ty Đường sắt. 

 "Ông tổ" ngân hàng J.P.Morgan: đầu cơ vàng, ông vua thép và đại gia đường sắt của Mỹ
J.P.Morgan đã nhảy vào ôm gọn phần lớn các chương trình cải tổ toàn diện ngành đường sắt.

Không chỉ là nhà đầu tư, J.P.Morgan đã để lại dấu ấn riêng của mình với tư cách là nhà cải cách doanh nghiệp. Tương tự như đối với ngành đường sắt, ông còn gom mua cổ phiếu của các công ty thép lớn nhất để trở thành một “ông vua thép” không chính thức vào những năm đầu của thế kỷ 20. Ông có tham vọng cải tổ ngành này và tạo ra một tập đoàn thép không chỉ làm bá chủ nước Mỹ mà vươn ra cả các nước châu Âu.

Nguồn: TBKTVN

Có thể bạn quan tâm

Tủ sách Tinh hoa chứng khoán toàn tập

Tủ sách Tinh hoa Chứng khoán toàn tập 2021

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề