fbpx

Wall Street và những ngày đen tối chấn động thế giới

Phố Wall (Wall Street) là một con đường nhỏ hẹp ở Khu Tài Chính (Financial District) thuộc vùng hạ Manhattan (Lower Manhattan) thành phố New York. Đây được coi là trung tâm tài chính lớn nhất Hoa Kỳ và thế giới với tầm ảnh hưởng vươn đến phạm vi toàn cầu. Người ta hay nói đùa “khi Wall Street nhảy mũi, cả thế giới rung chuyển” và thực tế đúng là như vậy, trong lịch sử vài thế kỷ của mình Phố Wall đã nhiều lần chứng kiến những thăng trầm và những đợt khủng hoảng tài chính rúng động thế giới.  

Wall Street và những ngày đen tối chấn động thế giới

Năm 1987: “NGÀY THỨ HAI ĐEN TỐI” VÀ THỊ TRƯỜNG GIÁ LÊN KÉO DÀI

Vào thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 1987, giá trị cổ phiếu tụt xuống trên các thị trường toàn cầu. Chỉ số công nghiệp Dow Jone giảm 22% vào lúc đóng cửa ở mức 1.738,42 điểm, đây là sự suy giảm trong một ngày lớn nhất kể từ năm 1914, thậm chí còn vượt cả sự sụt giảm trong ngày TTCK sụp đổ tháng 10 năm 1929.

Wall Street và những ngày đen tối chấn động thế giới
Vào thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 1987, giá trị cổ phiếu tụt xuống trên các thị trường toàn cầu.

Ủy ban Brady (Một ủy ban thuộc phủ tổng thống được lập ra để điều tra sự sụp đổ này), SEC và các cơ quan khác đổ lỗi cho nhiều nhân tố khác nhau gây ra sự sụp đổ năm 1987 – bao gồm hướng tiêu cực trong tâm lý nhà đầu tư, sự lo lắng cúa nhà đầu tư về thâm hụt ngân sách chính phủ liên bang và thâm hụt cán cân thương mại, sự thất bại của các chuyên gia trên TTCK New York trong việc thực thi nhiệm vụ của họ là người mua cứu cánh cuối cùng và “chương trình thương mại điện tử”, trong đó các máy tính được lập trình sẵn để đưa ra các hoạt động mua hoặc bán khối lượng lớn cổ phiếu khi xuất hiện sự lên xuống đột ngột nào đó trên thị trường.

Sau đó, TTCK đã tiến hành các biện pháp bảo vệ. Họ tuyên bố sẽ hạn chế chương trình thương mại điện tử bất cứ khi nào chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones (DJIA) dao động lên xuống 50 điểm trong một ngày, và nó tạo ra một cơ chế “ngắt mạch” để dừng lại tạm thời tất cả các giao dịch thương mại mỗi khi chỉ số DJIA giảm xuống 250 điểm.

Những cơ chế khẩn cấp đó sau này đã được điều chỉnh cơ bản để phản ánh sự tăng mạnh về mức độ chỉ số DJIA.

Wall Street và những ngày đen tối chấn động thế giới
TTCK một cơ chế “ngắt mạch” để dừng lại tạm thời tất cả các giao dịch thương mại mỗi khi chỉ số DJIA giảm xuống 250 điểm.

Vào cuối năm 1998, có một thay đổi đã yêu cầu hạn chế chương trình thương mại điện tử khi chỉ số DJIA dao động lên xuống 2% trong một ngày so với mức trung bình vào lúc kết thúc phiên giao dịch gần nhất. Cuối năm 1999, thể thức này quy định rằng chương trình thương mại điện tử sẽ bị dừng lại khi thị trường thay đổi khoảng 210 điểm. Những quy định mới này cũng đặt ra một ngưỡng cao hơn để dừng tất cả các giao dịch. Trong quý từ năm 1999, việc ngừng tất cả các giao dịch có thể xảy ra nếu như có sự rớt xuống ít nhất là 1.050 điểm của chỉ số DJIA.

Những cải cách đó có thể đã giúp khôi phục lại lòng tin, nhưng chính sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế mới là điều quan trọng hơn. Không giống như hoạt động của mình vào năm 1929, Cục Dự trữ Liên bang đã tuyên bố rõ ràng rằng nó sẽ giảm nhẹ các điều kiện tín dụng để bảo đảm cho nhà đầu tư có thể đáp ứng các thông báo bổ sung tiền bảo chứng của mình và tiếp tục hoạt động. Một phần nhờ vào điều này mà sự suy sụp năm 1987 đã nhanh chóng bị xóa bỏ khi thị trường phát triển lên tầm cao mới.

Đầu những năm 1990, chỉ số Dow Jones lên cao nhất là 3000 điểm, đến năm 1999 nó đạt đến đỉnh với 11.000 điểm. Hơn thế nữa, khối lượng giao dịch tăng lên hết sức mạnh mẽ. Trong khi khối lượng giao dịch với 5 triệu cổ phiếu đã được xem là đỉnh điểm trên TTCK New York vào những năm 1960, thì có một số ngày trong năm 1997 và 1998 đã có hơn 1 tỷ cổ phiếu được trao đổi. Trên thị trường Nasdaq năm 1998, những ngày có số cổ phiếu được giao dịch nhiều như vậy đã trở thành thường xuyên.

Wall Street và những ngày đen tối chấn động thế giới
Đầu những năm 1990, chỉ số Dow Jones lên cao nhất là 3000 điểm, đến năm 1999 nó đạt đến đỉnh với 11.000 điểm.

Hoạt động thị trường gia tăng này phần lớn được tạo ra bởi các nhà giao dịch ngày, những người thường mua và bán nhiều lần cùng một loại cổ phiếu trong một ngày với hy vọng thu được lợi nhuận nhanh chóng từ những dao động ngắn hạn. Các nhà giao dịch này nằm trong nhóm ngày càng đông những người sử dụng Internet để tiến hành mua bán. Vào đầu năm 1999, 13% tổng số các giao dịch chứng khoán do cá nhân tiến hành và 25% số giao dịch cá nhân về các loại chứng khoán được thực hiện qua Internet.

Một điều đáng lưu ý là: Khối lượng giao dịch càng lớn càng dễ dẫn đến biến động. Những dao động trên 100 điểm trong một ngày xuất hiện ngày càng thường xuyên, và cơ chế ngắt mạch đã được thực hiện vào ngày 27 tháng 10 năm 1997 khi chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tụt 554,26 điểm. Một sự sụt giảm lớn nữa với 512,61 điểm xảy ra vào ngày 31 tháng 8 năm 1998. Nhưng lúc đó, thị trường đã tăng cao đến mức sự suy giảm tính ra chỉ bằng khoảng &% tổng giá trị cổ phiếu, và các nhà đầu tư vẫn ở lại trên thị trường được hồi phục nhanh chóng sau đó.

Năm 2001: MỘT TUẦN ẢM ĐẠM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN WALL STREET

Wall Street và những ngày đen tối chấn động thế giới

Ngày 20.09.2001, cổ phiếu tiếp tục rớt giá, kết thúc một tuần lễ sụt giảm chưa từng có trong lịch sử của phố Wall. Rõ ràng vụ tấn công của quân khủng bố 11.09 đã ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ nền kinh tế Mỹ.

Một loạt các chỉ số chính giảm xuống mức thấp nhất kể từ mùa thu năm 1998. Các chuyên gia kinh tế quan ngại về cầu hàng hóa giảm sút. Thêm nữa, nhiều nhà đầu tư chỉ nhìn vào những khoản lợi ngắn hạn và vẫn đang tiếp tục bán cổ phiếu của mình. Điều này càng làm cho TTCK diễn biến theo chiều hướng xấu.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones đã trải qua 5 ngày thê thảm, giảm 14,2%, mất gần 1.370 điểm – mức giảm sút mạnh nhất từ trước đến thời điểm này. Ngày 20.09.2001, chỉ số Dow Jones giảm 140.40 điểm tương đương với 1,7% xuống còn 8.235,81 điểm – mức thấp nhất kể từ năm 1933. Chỉ số Standard & Poor’s 500 giảm 18,74 điểm (1,9%) còn 965,80 điểm vào thứ sáu. Với 11,6% giảm trong vòng một tuần, đây là tuần tồi tệ nhất của Standard & Poor’s 500 kể từ 23.10.1987.

Chỉ số Nasdaq giảm 47,74 điểm xuống còn 1.423,19 điểm. Giảm 16% trong vòng một tuần – mức thấp nhất kể tháng tư năm 2000. Trong khi đó, Wilshire 5000 giảm 11,9% gây thiệt hại 1.400 tỷ USD cho toàn bộ thị trường giao dịch 20, sáng lập viên kiêm Chủ tịch tập đoàn Vanguard nói: “Trong cả cuộc đời kinh do chưa từng chứng kiến cảnh một thị trường vận hành ảm đạm như thế.”

Wall Street và những ngày đen tối chấn động thế giới
John Bogle

Sau sự kiện này, Chính phủ Mỹ thông qua một khoản cứu trợ 5 tỷ USD, và một khoản 10 tỷ USD cho vay, giá trị cổ phiếu ngành hàng không có xu hướng bình ổn trở lại. Tuy nhiên, cổ phiếu của Northwest Airlines vẫn giảm 0,56 USD xuống còn 10,45 USD. Tiếp đến là việc hãng này có thông báo chính thức sẽ cắt giảm 10.000 nhân viên và giảm 20% chuyến bay. Ngành công nghiệp hàng không, đứng trước thực trạng giảm sút hành khách, đã thông báo cắt giảm 75.000 nhân viên.

Các khoản bồi thường khổng lồ đang là một thách thức lớn đối với các hãng bảo hiểm. Khoảng 55 công ty bảo hiểm đã lên tiếng về mức giảm sút lợi nhuận trong tương lai. Tập đoàn bảo hiểm Chubb dự tính sẽ phải chi trả 600 triệu USD cho việc bồi thường thiệt hại mà không tặc gây nên tại toà tháp đôi WTC.

Wall Street và những ngày đen tối chấn động thế giới
Tập đoàn bảo hiểm Chubb dự tính sẽ phải chi trả 600 triệu USD cho việc bồi thường thiệt hại mà không tặc gây nên tại toà tháp đôi WTC.

Mặc cho những nỗ lực của Chính phủ Mỹ nhằm bình ổn nền kinh tế thông qua việc Cục Dự trữ Liên bang thực hiện việc cắt giảm lãi suất, đẩy một lượng lớn tiền vào lưu thông; Uỷ ban Chứng khoán SEC tạo điều kiện cho các công ty mua lại cổ phiếu của họ nhưng vẫn không cải thiện được tình hình. TTCK New York đã phải trải qua 5 ngày nặng nề nhất trong lịch sử.

Theo kết quả một cuộc điều tra ở Mỹ, gần một nửa dân Mỹ tin rằng nền kinh tế Mỹ sẽ lâm vào khủng hoảng những năm tiếp theo. Đó là lý do khiến cho các chỉ số chứng khoán tại Mỹ sụt giảm nghiêm trọng.

Năm 2005: WALL STREET TRẢI QUA NGÀY TỒI TỆ NHẤT TRONG 2 NĂM

Ngày 15.04.2005, TTCK phố Wall đã có một ngày tồi tệ nhất vòng 2 năm khi các nhà đầu tư tỏ ra rất lo ngại về nền kinh tế Mỹ.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 191,24 điểm, tương đương 1,86%, xuống còn 10.087,51 điểm. Trước đó, trong hai ngày 14 và 13/4, chỉ số Dow Jones giảm lần lượt 125 điểm và 104 điểm. Chỉ Số Nasdaq cũng giảm, trượt 38,56 điểm, tương đương 1,98%, xuống còn 1.908, 15 điểm. Chỉ số Standard & Poor’s 500 cũng để mất 19,43 điểm, tương đương 1,67%, xuống 1.142,62 điểm. Nếu tính trong 1 tuần, chỉ số Dow Jones giảm 3,57%, S&P 500 mất 3,27% và Nasdaq trượt dốc 4,56%.

Wall Street và những ngày đen tối chấn động thế giới
Nếu tính trong 1 tuần, chỉ số Dow Jones giảm 3,57%, S&P 500 mất 3,27% và Nasdaq trượt dốc 4,56%.

Theo các nhà phân tích ở Wall Strret thì chính báo cáo tăng trưởng công nghiệp đầy thất vọng đã dẫn tới tình trạng ảm đạm này. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết, sản lượng công nghiệp chung của toàn quốc gia đã tăng 0,3% trong tháng 03.2005, cao hơn so với mức 0,2% trong tháng 02.2005. Tuy nhiên, số tăng này chỉ tập trung ở lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng còn ngành chế tạo và các lĩnh vực công nghiệp khác đều sụt giảm lần đầu tiên trong vòng 6 tháng. Các nhà đầu tư lo ngại rằng, chi phí nguyên liệu và năng lượng tăng đang ảnh hưởng mạnh đến phát triển sản xuất.

Giữa bối cảnh này, Tập đoàn IBM tuyên bố thu về các khoản lợi trong quý I thấp hơn so với mong đợi. Sau thông tin này, cổ phiếu IBM tụt dốc 6,94 USD xuống còn 76,60 USD. Điều đó càng làm tăng tâm lý lo ngại về khả năng nhu cầu chi tiêu cho công nghệ trên thực tế sẽ giảm sút so với dự đoán.

Trong số những tập đoàn vẫn “thắng lợi” có Citigroup Inc., giá trị cổ phiếu của tập đoàn này tăng 35 cent lên 45,75 USD sau khi “hạ gục” dự đoán của giới phân tích về lợi nhuận trong quý I năm 2005. Cùng lạc quan như Citigroup Inc. là General Electric Co. với giá trị cổ phiếu vọt 25 cent lên 35,75 USD năm 2005 tăng 25%. Trên thị trường NYSE, số cổ phiếu mất giá nhiều hơn số cổ phiếu tăng giá với tỷ lệ 4/1 và khối lượng giao dịch đạt 2,18 tỷ cổ phiếu.

Wall Street và những ngày đen tối chấn động thế giới
General Electric Co. và Citigroup Inc. là những công ty có dấu hiệu lạc quan trên trên thị trường

Năm 2006: GIÁ CỔ PHIẾU Ở WALL STREET SỤT GIẢM

Đầu năm 2006, TTCK New York – NYSE có những bước khởi đầu tốt đẹp. Thế nhưng ngày 21.01.2006, Chỉ số Dow Jones giảm mạnh sau thông báo về kết quả kinh doanh đáng thất vọng của General Electric và Citigroup. Chỉ số Standard & Poors 500 và Nasdaq cũng giảm mạnh do hiện tượng bán cổ phiếu hàng loạt. Giá dầu thô tăng trên thị trường New York cũng làm tăng lực lên thị trường chứng khoán.

Đầu tháng 01.2006, chỉ số Dow Jones đạt trên 11.000 điểm lần đầu tiên kể từ vụ tấn công 11 tháng 9 năm 2001. Thực ra, giá cổ phiếu dao động chủ yếu do TTCK Tokyo đóng cửa sớm trước những cáo buộc gian lận quanh Công ty internet Livedoor. Mặc cho kết quả lợi nhuận khá ấn tượng của Công ty sản xuất điện thoại Motorola, các nhà kinh doanh vẫn ồ ạt bán cổ phiếu ra sau khi kết quả kinh doanh của Citigroup và General Electric được công bố.

Wall Street và những ngày đen tối chấn động thế giới
TTCK Nhật Bản từng phải đóng cửa sớm do sự cố gian lận chứng khoán của Liverdoor internet

Thêm vào đó, thị trường cũng khá bất ổn định do giá dầu lên tới mức tới mức 68 USD một thùng sau khi có tin cho rằng Al – Qaeda đưa ra những đe doạ mới đối với Mỹ, cùng những chuyện xoay quanh ý định hạt nhân của Iran và tình trạng định dầu tại Nigeria.

CỔ PHIẾU GOOGLE SỤT GIÁ TẠI WALL STREET

Cổ phiếu Công ty internet Google, cổ phiếu Google vốn tăng mạnh trong năm 2005 đã giảm 9% hôm 01.02.2006 sau khi lợi nhuận của công ty này lần đầu tiên đạt thấp hơn dự đoán của Wall Street.

Trước đó, Công ty công bố rằng lợi nhuận quý 4 năm 2005 tăng 82%, đạt 372,2 triệu đô la, hay là 1,22 đô la một cổ phiếu. Trong khi đó các nhà phân tích dự báo rằng mức lợi nhuận sẽ đạt 1,50 USD một cổ phiếu. Giá cổ phiếu của Google vì vậy đã giảm tại New York trước những lo ngại rằng công ty khổng lồ này hiện đang được định giá cao hơn thực tế.

Kể từ khi Google niêm yết trên thị trường Nasdaq vào tháng 8 năm 2004, cổ phiếu công ty này đã tăng liên tục và đã tăng giá trị gấp 4 lần. Một số nhà phân tích đã bắt đầu đặt câu hỏi rằng liệu họ có đánh gía quá cao sức mạnh của nhu cầu và mức độ tăng lợi nhuận trong ngành công nghệ.

Charles Lieberman Management nói: “Google là một công ty đang hoạt động cực kỳ tốt. Nhưng nó chỉ không thể đạt tới mức trông đợi rất cao của thị trường.” Đối với Google, sự sụt giá trong một ngày có thể chẳng là gì. Nhưng nó đã nhắc nhở Wall Street rằng ngay cả một trong những công ty được yêu thích nhất của thị trường cũng có thể trải qua cú sốc về lợi tức.

Nguồn: sách Những gương mặt nổi trội ở Wall Street

Có thể bạn quan tâm: Nghệ thuật đầu tư Dhandho
(Phương pháp đầu tư rủi ro thấp, lợi nhuận cao
)

Nghệ thuật đầu tư Dhandho - Phương pháp đầu tư rủi ro thấp lợi nhuận cao

ĐỌC THỬ
ĐẶT NGAY

 

Các viết cùng chủ đề