Joe Dispenza: Những lời khuyên giúp bạn khai phá sức mạnh tâm thức
Tiến sĩ Joe Dispenza là một nhà khoa học thần kinh đồng thời là giảng viên, nhà nghiên cứu, nhà giáo dục quốc tế và là tác giả của cuốn Thay đổi thói quen đánh thức chính mình, Nhà giả dược, Trở nên phi thường.
Bạn có biết bộ não của bạn có sức mạnh như thế nào không?
Dispenza đã dành trọn sự nghiệp của mình để nghiên cứu bộ não người và tìm hiểu về sự liên hệ giữa khoa học thần kinh, di truyền học biểu sinh và vật lý lượng tử. Những thành tựu ông đem lại đã khai sáng cho người học về cách khai thác sức mạnh của bộ não để thúc đẩy sáng tạo, đổi mới, năng suất và sức khỏe.
Bộ sưu tập những câu nói của Joe Dispenza dưới đây sẽ cho bạn thấy bộ não mình sở hữu tiềm năng to lớn và việc thay đổi suy nghĩ có thể thay đổi cuộc đời bạn như thế nào.
Một số trích dẫn của Joe Dispenza về việc cân bằng tâm hòa tâm trí
1. “Con người tự bắt mình phải tin tưởng cả những điều không thật sự đúng, và trong đó bao gồm cả những vấn đề tác động tiêu cực đến sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta.”
2. “Con người ám ảnh với đức tin và những cảm xúc trong quá khứ của mình. Chúng ta coi đức tin như chân lý, thay vì là những ý tưởng mà hoàn toàn có thể được thay đổi.”
3. “Nếu bạn giữ niềm tin mạnh mẽ về điều gì đó, thì bằng chứng phản đối điều đó có thể ở ngay trước mắt nhưng bạn sẽ không nhìn thấy vì những gì bạn cảm nhận được hoàn toàn khác.”
4. “Chúng ta không thể tạo ra một tương lai mới khi vẫn còn ôm khư khư những cảm xúc thuộc về quá khứ.”
5. “Học tập là quá trình hình thành các kết nối mới trong não bộ và trí nhớ giữ vai trò duy các kết nối đó.”
6. “Khi bạn đang quan sát cái tôi cũ, bạn không còn là chương trình mà đã trở thành ý thức giám sát chương trình và đây cũng là lúc bạn bắt đầu khách quan hóa cái tôi chủ quan của mình.”
7. “Nếu bạn nhận thức được những thói quen và hành vi vô thức của mình và bạn làm điều gì đó để kiểm soát chúng, điều này có nghĩa là bạn đang thay đổi.”
8. “Khi bạn kết nối nhiều niềm tin với nhau bạn tạo ra một hệ tư tưởng. Tư tưởng của bạn sẽ chịu trách nhiệm quyết định tới mọi lựa chọn, hành vi, mối quan hệ và thực tế bạn đặt ra cho mình.”
Một số trích dẫn của Joe Dispenza về căng thẳng
1. “Các hóc-môn căng thẳng lâu ngày sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra bệnh tật.”
2. “Khi cơ thể duy trì một số lượng lớn hóc-môn căng thẳng, tất cả năng lượng sẽ đi đến các trung tâm chứa hóc-môn thay vì trái tim, vì vậy trái tim sẽ trở nên thiếu năng lượng.”
3. “Nếu cơ thể bạn duy trì sự sống bằng các hóc-môn căng thẳng thì bạn là một cá nhân theo chủ nghĩa duy vật, bởi vì các hóc-môn căng thẳng khiến bạn tin rằng thế giới bên ngoài thực tế hơn thế giới bên trong.”
4. “Các hóc-môn căng thẳng cô lập con người khỏi khả năng học tập, sáng tạo và tin tưởng.”
5. “Nếu các hóc-môn căng thẳng hoạt động như chất gây mê đối với cơ thể và chúng ta có thể kích hoạt phản ứng phản lại căng thẳng bằng suy nghĩ, thì rất có thể chúng ta sẽ nghiện những suy nghĩ của mình.”
6. “Khi đã nghiện với adrenaline và các hóc-môn căng thẳng, con người sẽ bắt đầu sử dụng các vấn đề và hoàn cảnh cuộc sống đời mình như một cái cớ để giải thích cho sự lệ thuộc về mặt cảm xúc của bản thân. Từ đó họ mới có thể nhớ ra con người thật của mình. Các vấn đề nêu trên có thể bao gồm điều kiện sống tồi tệ, các mối quan hệ độc hại hay công việc căng thẳng.”
Một số trích dẫn của Joe Dispenza về khối óc giàu tiềm năng của con người
1. “Thùy trán là giám đốc điều hành của não. Phần còn lại của bộ não chỉ đơn giản là các chương trình đã được cài đặt sẵn.”
2. “Kích thước của thùy trán cùng các phần khác của não là thứ phân biệt chúng ta với các loài động vật khác. Thùy trán của con người chiếm gần 40% diện tích bộ não. Đối với vượn người và tinh tinh, tỷ lệ này rơi vào khoảng 15% đến 17%. Đối với chó là 7% và mèo là 3,5%.”
3. “Chúng ta sử dụng thùy trán để quyết định hành động, điều chỉnh hành vi, lập kế hoạch, suy đoán, phát minh và tính toán các điều kiện.”
4. “Hầu hết mọi người bị tác động bởi thế giới bên ngoài đến mức chúng ta không sử dụng thùy trán của mình một cách hợp lý.”
5. “Khi con người ý thức được rằng thế giới bên trong có tác động đến bên ngoài, chúng ta sẽ biết được tầm quan trọng của việc sử dụng thùy trán.”
6. “Thùy trán cho phép con người lưu giữ khái niệm, ý tưởng, tầm nhìn, ước mơ bên trong cơ thể và theo đồng hồ của riêng mỗi người một cách độc lập với điều kiện hoàn cảnh bên ngoài.”
7. “Thùy trán cho phép con người được hưởng một đặc quyền có thể khiến suy nghĩ trở nên thực tế hơn bất cứ thứ gì.”
8. “Thùy trán liên kết với tất cả các phần khác của não bộ. Khi bạn hỏi những câu hỏi mở ví dụ như: chuyện sẽ như thế nào hay nó sẽ trở nên ra sao, thùy trán sẽ đóng vai trò như một nhạc trưởng, kiểm soát toàn bộ não bộ, chọn ra các mạng lưới nơ-ron khác nhau và ghép chúng liền mạch với nhau để tạo ra các suy nghĩ mới.”
Tổng hợp các câu nói hay của Joe Dispenza về tầm quan trọng của suy nghĩ
1. “Mỗi khi bộ não con người nảy ra một ý nghĩ, cơ thể chúng ta sẽ sản sinh ra một dạng hóa chất. Nếu chúng ta có suy nghĩ tích cực, chất hóa học được tạo ra có thể khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu. Ngược lại nếu chúng ta có suy nghĩ không tốt, chất hóa học được tạo ra sẽ khiến chúng ta cảm thấy tiêu cực.”
2. “Suy nghĩ tương đồng dẫn đến lựa chọn tương đồng. Lựa chọn tương đồng dẫn đến hành vi tương đồng. Hành vi tương đồng dẫn đến trải nghiệm tương đồng. Trải nghiệm tương đồng sinh ra cảm xúc tương đồng. Cảm xúc tương đồng lại thúc đẩy ngược lại những suy nghĩ giống hệt nhau.”
3. “Bạn có thể thay đổi bộ não của mình bằng cách suy nghĩ khác đi.”
4. “Hiểu biết là sức mạnh, nhưng hiểu biết về chính mình mới là tiếng nói khẳng định cho sức mạnh của bản thân.”
5. “Đặc quyền của con người là chúng ta có thể làm cho suy nghĩ trở nên thực tế bất cứ điều gì khác.”
6. “Cuộc sống là quá trình quản lý năng lượng, bạn dồn nhiều sự chú ý của mình vào đâu, nơi đó chính là nơi bạn tập trung năng lượng của mình.”
7. “Chúng ta có thể nhào nặn và định hình bộ não của mình bằng cách chú ý. Nếu chúng ta có thể giữ vững một ý tưởng, chúng ta bắt đầu kết nối và hình thành bộ não của mình. ” – Joe Dispenza
8. “Khi con người dồn hết sự chú ý vào một ý tưởng hoặc khái niệm, một phản ứng thay đổi về mặt vật lý sẽ xảy ra bên trong não bộ. Bộ não sẽ lấy hình ảnh ba chiều từ thùy trán và tạo ra một mô hình kết nối liên kết với khái niệm, ý tưởng nói trên.”
9. “Chúng ta vẫn biết rằng bộ não người được định hình và phát triển thông qua môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu khoa học mới đây cho biết bộ não được định hình và phát triển bởi khả năng chú ý của mỗi người. Khi con người có khả năng chú ý, chúng ta có thể tiếp thu và xâu chuỗi kiến thức vào bên trong bộ não.”
Các trích dẫn của Joe Dispenza về Luật hấp dẫn
1. “Trường lượng tử không phản ứng không theo cách chúng ta muốn, nó phản hồi tùy thuộc vào chúng ta ra sao.”
2. “Bạn phải nghĩ mình quyền lực để có được thành công. Bạn phải cảm thấy sang chảnh để của cải ập đến. Bạn phải bộc lộ lòng biết ơn để làm chủ cuộc đời mà bạn muốn.”
3. “Hãy dành thời gian suy ngẫm xem bạn muốn trở thành một cá nhân như thế nào. Chỉ cần bạn thực hiện quá trình suy ngẫm này, bộ não của bạn đã bắt đầu thay đổi.”
4. “Khi bạn tồn tại với một ý định rõ ràng (quá trình suy nghĩ) và tâm trạng tích cực (quá trình cảm xúc), bạn sẽ mở khóa một trạng thái tâm trí hoàn toàn mới.”
5. “Hãy nhắc nhở bản thân về hình mẫu bạn muốn trở thành mỗi ngày. Điều này khiến não bộ liên tục sản sinh những hệ thống, kiểu mẫu và liên kết mới. Bất cứ khi nào bạn điều khiển bộ não của mình hoạt động khác đi cũng là lúc bạn đang thay đổi suy nghĩ của chính minh.”
6. “Con người nhận thức thực tế dựa trên cách bộ não của chúng ta cấu tạo và kết nối.”
7. “Tính cách của bạn hình thành nên hiện thực cá nhân của bạn. Tính cách được tạo ra từ cách bạn hành động, suy nghĩ và cảm nhận.”
8. “Nếu bạn để hiện thực cá nhân quyết định tính cách mình thì bạn là nạn nhân. Còn nếu tính cách là yếu tố hình thành nên hiện thức cá nhân của mình thì bạn là người sáng tạo.”
9. “Quá trình thay đổi đòi hỏi bạn phải có ý thức về chuỗi hành vi vô thức của mình.”
10. “Quá trình thay đổi đòi hỏi sự đột phá. Để thay đổi bạn cần phá bỏ thói quen của cái tôi cũ và tái tạo nên một phiên bản mới.”
11. “Nếu bạn vẫn đang duy trì lối tư duy tương tự với thế giới mình sống, cuộc sống của bạn sẽ giữ nguyên không thay đổi. Để thực sự thay đổi bạn cần phải suy nghĩ sâu rộng hơn hoàn cảnh, môi trường sống và những điều kiện cụ thể mà thế giới đó đặt bản thân bạn vào.”
12. “Điều khó nhất để tạo ra thay đổi là không lặp lại những quyết định bạn đã thực hiện trước đó.”
13. “Khi bạn quyết định suy nghĩ, hành động theo một cách khác và thể hiện ra những cảm xúc chưa từng được bộc lộ, bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Nhưng chính cảm giác khó chịu này là điểm đánh dấu bạn đã bắt đầu hành trình thay đổi bản thân.”
14. “Cách tốt nhất để dự đoán tương lai là tạo ra nó từ những điều chưa biết thay vì những điều đã biết. Khi bạn cảm thấy không thoải mái với những điều chưa rõ ràng đó, điều kỳ diệu sẽ xảy ra.”
15. “Tim bạn vận chuyển hơn 0,5 lít máu mỗi phút, 26 lít mỗi giờ, đập 10,000 lần một ngày, 40 triệu lần một năm và hơn 3 tỷ lần trong toan thời gian cuộc đời. Trái tim bơm máu liên tục dù bạn không hề cố tình điều khiển nó làm việc.”
16. “Trong cơ thể con người có nhiều hệ thống chịu trách nhiệm duy trì sự sống cho chúng ta. Các hệ thống đó bao gồm trí các bộ phận làm công việc tiêu hóa thức ăn, chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng và vận chuyển đi khắp cơ thể. Tất cả những quá trình đó vẫn đang diễn ra đều đặn hàng ngày dù bạn có nhận ra hay không.”
17. “Ngồi thiền là một phương pháp giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ phân tích phức tạp để tiến vào trạng thái tiềm thức của tâm trí. Điều này rất quan trọng vì tiềm thức là xuất phát điểm của mọi thói quen và hành vi xấu mà bạn muốn thay đổi.”
18. “Trí tuệ được coi là một loại ký ức không bao hàm cảm xúc.”
19. “Suy nghĩ tích cực có ý thức không thể vượt qua cảm xúc tiêu cực trong tiềm thức.”
20. “Những suy nghĩ có ý thức được lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ trở thành suy nghĩ vô thức.”
21. “Nếu bạn không thể vượt qua những căng thẳng, khó khăn và nỗi đau của mình, bạn sẽ không thể tạo ra một tương lai mới nơi những thứ đó không tồn tại.”
22. “Bạn sẽ không thể tạo ra một tương lai mới cho mình khi vẫn còn đang sống trong quá khứ.”
23. “Khi bạn quyết định chứng minh cho bản thân thấy bạn thực sự mạnh mẽ như thế nào, bạn sẽ không thể ngờ được mình sẽ trở nên hữu ích như nào với xã hội trong tương lai đâu.”
24. “Bạn có thể thấy họ dành nhiều tình cảm cho tương lai hơn là quá khứ của mình.”
25. “Khi bạn liên tưởng đến những kỷ niệm trong quá khứ thì bạn chỉ có thể tạo ra những kinh nghiệm cũ kỹ.”
26. “Thay đổi suy nghĩ, thay đổi cuộc đời.”
27. “Suy nghĩ có ảnh hưởng lớn đến mức chúng tạo ra hiện thực cuộc sống của bạn.”
Qua những câu nói trên, bạn có nhận ra rằng biết đâu mình đã từng kìm hãm bản thân trước điều gì đó bạn muốn đạt được?
Nhiều người trong chúng ta thường đặt ra những mục tiêu và chờ đợi một ngày nào đó chúng sẽ thành hiện thực. Vấn đề là chúng ta cũng biết một ngày nào đó kia sẽ không bao giờ đến và những mục tiêu của bạn sẽ không bao giờ được hoàn thành.
Nguyên cớ tại sao chúng ta có suy nghĩ như thế? Đôi khi chúng ta kiềm chế bản thân vì sợ hãi, hoặc vì lòng tự trọng thấp. Bất kể lý do là gì, chúng ta thường tự bắt bản thân tin rằng những hoài nghi đó là sự thật.
Tuy nhiên, hãy ngẫm nghĩ những lời chia sẻ của Tiến sĩ Joe Dispenza trên, để có thể bắt đầu thay đổi suy nghĩ và tin rằng bạn có khả năng hiện thực hóa ước mơ. Một khi bạn tin rằng mình có thể làm được, bạn sẽ bắt đầu thấy cuộc sống của mình thay đổi.
Theo: everydaypower.com
Có thể bạn quan tâm
Bộ sách Sức mạnh tâm thức