fbpx

Julian Robertson: Con hổ giữa mảnh đất của Bò và Gấu

Rất hiếm giám đốc quỹ đầu tư nào được đánh giá có tầm ảnh hưởng trong ngành cao hơn huyền thoại quỹ đầu tư, Julian Robertson, nhà sáng lập của Tiger Management Corp. Trên thực tế, công bằng khi nói rằng nếu không có những thành công vang dội của quỹ Tiger vào những năm 1980, thì có lẽ ngành quỹ đầu tư chúng ta thấy ngày nay có lẽ sẽ không tồn tại.

Julian Robertson
Julian Robertson

Sau khi tốt nghiệp Đại học Bắc California, Robertson đã phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ trước khi trở thành nhà môi giới chứng khoán tại Kidder Peabody. Ở đây, ông đã rèn giũa ý tưởng và tính nhạy bén trong đầu tư, xây dựng một mạng lưới liên lạc đầu tư tuyệt vời. Điều đó đã giúp ông có đủ tự tin và nguồn vốn để khởi động quỹ đầu tư của chính mình mang tên Tiger Management với số vốn ban đầu là 8 triệu USD – mà tại thời điểm đó đây là một mô hình đầu tư tương đối mơ hồ và không hợp thời.

Khoảng thời gian từ khi hình thành vào năm 1980 đến khi đạt đỉnh điểm vào năm 1998, quỹ Tiger đã quản lý hơn 22 tỷ usd, chi trả lãi suất gộp trung bình 31,5% mỗi năm. Năm 1986, quỹ của ông đã được mô tả trong một bài viết trên tạp chí Institutional Investor, trong đó nêu bật thực tế rằng quỹ của ông vượt trội hơn các quỹ tương hỗ khác. Trên thực tế, bài viết nhấn mạnh thành công nổi bật ở mức hai con số của quỹ Tiger chính là chất xúc tác chính cho các dòng tiền đổ vào quỹ này trong giai đoạn cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990.

Sau đó, khi “bong bóng công nghệ” vỡ ra, một vài khoản đầu tư xấu – bao gồm một khoản đánh cược cực kỳ thiếu khôn ngoan vào US Air, kết hợp với thất bại trong việc chi trả tiền mặt khi giá cổ phiếu công nghệ tăng nhanh, khiến cho ngân quỹ của ông bị thiệt hại 4% vào năm 1998 và 19% vào năm 1999 – dẫn tới việc đóng cửa một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới những năm tiếp theo.

Lý do chủ yếu khiến Robertson tránh xa cổ phiếu công nghệ đó là ông làm việc theo triết lý tránh những thứ ông cho là “đầu tư bất hợp lý”, và mặc dù cuối cùng ông đã chứng minh mình đúng khi bong bóng công nghệ bùng nổ, nhưng quỹ của ông lại không tồn tại đủ lâu để chứng kiến giai đoạn này qua đi.

Phương pháp đầu tư của Robertson

Julian Robertson
Julian Robertson

Ban đầu, Robertson là một nhà đầu tư vĩ mô và phương pháp của ông có thể tóm gọn như sau: nghiên cứu thật kỹ, tìm ý tưởng thông minh và đặt cược tất cả vào đó. Nói về phương pháp của mình vào cuối những năm 1990, Robertson cho biết:

“Nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra 200 công ty tốt nhất trên thế giới và đầu tư vào, đồng thời tìm ra 200 công ty tệ nhất trên thế giới và bán các cổ phiếu ra. Nếu 200 công ty tốt nhất không tốt hơn 200 công ty tệ nhất, có lẽ bạn nên kinh doanh lĩnh vực khác.”

Trớ trêu thay, đây chỉ là những gì xảy ra ngay sau đó, tuy vậy ông vẫn duy trì được một con số cực kỳ thuyết phục. Dù cho ông đã ngưng dùng tiền của các nhà đầu tư khác khi quỹ Tiger đóng cửa vào năm 2000, nhưng ông vẫn là một nhà đầu tư cực kỳ thành công, và 8 năm sau sự sụp đổ của Tiger, ông đã thu về hơn 400% từ các khoản đầu tư cá nhân của mình. Hơn nữa, ông là một trong số ít những nhà hoạt động trong ngành đầu tư có thể dự đoán chính xác khủng hoảng tài chính, tròn hai năm trước khi nó xảy ra.

Nhưng trong khi quỹ Tiger ngưng hoạt động, triết lý kinh doanh có ảnh hưởng cao của Robertson vẫn tồn tại dưới hình thức mà ông gọi là “Tiger Cubs – Những chú hổ con”. Sau khi Tiger Management đóng cửa, rất nhiều nhà phân tích và quản lý quỹ của ông đã tự đứng ra điều hành các quỹ riêng, nickname “Tiger Cubs” cũng xuất phát từ quỹ Tiger Management trước đó, đồng thời rất nhiều nguyên tắc, nghiên cứu và phương pháp đầu tư thấm nhuần tư tưởng của Robertson tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trong các quỹ đầu tư. Một trong rất nhiều các nhà quản lý thành công của Tiger Cub bao gồm John Griffin của Blue Ridge Capital, Andreas Halvorsen của Viking Global, Lee Ainslie của Maverick Capital, và Stephen Mandel của Lone Pine Capital.

Khi quỹ Tiger chưa bị giải thể, Robert đã cho một số nhà phân tích trẻ được khởi động chính quỹ của mình và ông đóng vai trò một người hướng dẫn dày dạn kinh nghiệm. Hai trong số “những chú hổ con” thành công nhất là quỹ Tiger Global của Chase Coleman – có doanh số trung bình trong 7 năm là hơn 43% vào năm 2007, và quỹ Tiger Asia do Bill Hwang quản lý.

Mặc dù hiện nay ông đã nghỉ hưu và không còn dính dáng đến công việc của quỹ, nhưng Robertson vẫn dồn hết tâm trí vào việc quản lý tiền của chính mình và quản lý số tiền góp vốn của mình tại các quỹ Tiger Cubs đồng thời thường xuyên trao đổi quan điểm với những người đi trước. Ngoài ra, ông còn là một nhà từ thiện năng nổ, ông hoạt động trong một số quỹ từ thiện và đóng góp một số tiền khá lớn. Ông còn hay xuất hiện trên truyền thông, chia sẻ những ý kiến về thị trường trên các kênh thông tin tài chính hàng đầu như Bloomberg và CNBC.

Trong những năm gần đây, Robertson và quỹ Tiger được quan tâm đặc biệt trên internet và các phương tiện truyền thông đại chúng như Google, Facebook và eBay. Có lẽ đây là sự thừa nhận khi ông mắc sai lầm trong việc bỏ lỡ giai đoạn bùng nổ công nghệ vào cuối những năm 1990, hoặc có lẽ là bây giờ ông tin rằng ngành công nghiệp đang bước vào giai đoạn trưởng thành mà cuối cùng nó chỉ là sự cường điệu – và trên thực tế, nó có tiềm năng phát triển ồ ạt trong những năm tới.

Dù cho có thất bại để đời đối với quỹ Tiger, nhưng trong suốt sự nghiệp của mình, Julian Robertson đã chứng minh được bản thân là một nhà đầu tư khôn ngoan bậc nhất, tạo ra nguồn lợi nhuận vững chắc và đồ sộ, đồng thời tạo nên một huyền thoại thông qua các quỹ Tiger Cubs.

Để tìm hiểu thêm về Julian Robertson và quỹ Tiger, bạn nên tìm đọc tác phẩm “Julian Robertson: A Tiger in the Land Of Bulls And Bears” (Tạm dịch: Julian Robertson: Con hổ giữa mảnh đất của Bò và Gấu) của Tác giả Daniel A. Strackman.

Nguồn: Hedgethink/ cafeland

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư tài chính happy.live

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề