fbpx

Kế hoạch tài chính nghỉ hưu: Cặp vợ chồng 55 tuổi với lương hưu 42 triệu sống tằn tiện, quyết không “mắc nợ” cháu con

Sau khi về hưu, cặp vợ chồng không kiểm soát chi tiêu, dành thời gian tận hưởng cuộc sống. Nhưng điều đó khiến cuối đời họ lâm vào khốn khó. Nhận ra việc lên kế hoạch tài chính nghỉ hưu giúp cặp đôi có sống vui vẻ và thoải mái.

Nghỉ hưu là khoảng thời gian nhàn hạ của mỗi người. Lúc này họ có thể tận hưởng cuộc sống, tiết kiệm thêm tiền, đi du lịch… và làm những gì mình thích. Cũng giống như vậy, vợ chồng ông Gia lên kế hoạch tận hưởng cuộc sống sau khi cùng nhau nghỉ hưu. Họ tự vẽ ra những viễn cảnh tuyệt vời vì không cần phải vất vả đi làm, chỉ cần chăm sóc sức khỏe và làm bất kể điều gì mình muốn.

Dưới đây là lời kể của ông Gia về câu chuyện của vợ chồng mình, được đăng tải trên diễn đàn Baidu:

Tôi và vợ là dân văn phòng, đã mất nhiều năm để cống hiến, làm việc, cuối cùng cũng đến lúc được nghỉ ngơi. Chúng tôi mơ ước được sống 1 cuộc sống tự do với khoản lương hưu ổn định, nhưng thực tế phũ phàng hơn chúng tôi tưởng rất nhiều.

Lương hưu của chúng tôi sau khi nghỉ hưu là 13.000 NDT/tháng (42 triệu đồng). Đối với chúng tôi đây không phải số tiền quá lớn nhưng cũng hy vọng có thể sống an nhàn, hưởng thụ tuổi già. Tuy nhiên, mãi sau tôi mới nhận ra 1 số quyết định tồi tệ đã làm xói mòn cuộc sống tốt đẹp mà lẽ ra có thể tận hưởng.

Chi tiêu thoải mái, không có kế hoạch

Bây giờ nhìn lại mới thấy tôi và vợ đã lầm đường lạc lối trong lúc mới nghỉ hưu. Đầu tiên có lẽ là việc cả 2 không lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Chúng tôi chi tiêu thỏa thích, không tính toán hay mảy may suy nghĩ chút nào. Hàng tháng, tôi mua sắm nhiều đồ, thậm chí không dùng đến vẫn mua vì… đam mê. Không chỉ vậy, 2 vợ chồng chẳng mấy khi chịu ăn cơm nhà mà nay lui tới nhà hàng này, mai tìm đến quán ăn khác. Chi phí sinh hoạt vì thế mà tăng lên rất nhiều so với hồi tôi chưa nghỉ hưu.

Chưa kể, cách vài tháng chúng tôi sẽ rủ bè bạn đi du lịch 1 lần. Chi phí chúng tôi bỏ ra để đi lại, ăn uống, tiền vé vui chơi… cũng không hề nhỏ. Sau 1 năm nghỉ hưu, chúng tôi chỉ đủ tiền ăn tiêu hàng tháng, nếu tháng nào đi du lịch thậm chí còn bị thiếu tiền.

Nghỉ hưu ở tuổi 55, lúc này sức khỏe của 2 vợ chồng tôi khá ổn. Thế nhưng vì cầm tiền trong tay nên chúng tôi quyết định đi khám liên tục. Chưa kể, tiền chúng tôi khám bệnh, mua các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cùng các loại bảo hiểm cũng rất tốn kém.

Kế hoạch tài chính nghỉ hưu: Cặp vợ chồng 55 tuổi với lương hưu 42 triệu sống tằn tiện, quyết không “mắc nợ” cháu con

Hai vợ chồng về hưu chi tiêu thả ga, không nghĩ tới tiết kiệm. Ảnh minh họa: Internet

Khi về hưu, chúng tôi chủ yếu quanh quẩn ở nhà. Dù người quen giới thiệu cho tôi vài công việc nhàn hạ nhưng chúng tôi cũng không nhận lời. Có lần, hàng xóm thân thiết ngỏ ý rủ tôi đi làm bảo vệ hoặc trồng rau, nuôi gà vịt, tôi đều từ chối. Tôi cho rằng cuộc sống không có bao nhiêu, chúng ta cần phải tận hưởng những điều tốt đẹp. Chính vì lẽ đó, chúng tôi sống thoải mái, không muốn nghĩ tới chữ tiền.

Nhận ra sự thật phũ phàng nên quyết tâm thay đổi

Nhìn chung, cuộc sống của 2 vợ chồng từ ngày nghỉ hưu khá yên bình. Tuy nhiên, 1 sự việc diễn ra khiến chúng tôi phải suy nghĩ lại về lối sống của mình.

Vào 1 ngày khi đang đi du lịch, vợ tôi bỗng nhiên đổ bệnh. Tôi và con trai vội vàng đưa cô ấy nhập viện, bác sĩ chẩn đoán vợ tôi bị viêm não nên cần ở lại điều trị. Khi vợ nằm trong bệnh viện, con trai duy nhất của chúng tôi vào thăm nhưng nói rằng không có đủ điều kiện lo cho bố mẹ. Con bày tỏ rằng gần đây thất nghiệp, lại phải nuôi em bé nên không dư dả là bao. Vì thế, con trai khuyên chúng tôi dùng lương hưu để chi trả tiền viện phí vì số tiền đó cũng không hề nhỏ.

Lúc này, chúng tôi chột dạ. Bấy lâu nay 2 vợ chồng già không tiết kiệm được chút tiền nào dù lương hưu vẫn nhận đều đặn. Nay vợ đau ốm, con trai còn gánh nặng tài chính, tôi biết phải tự lo cho cuộc sống của mình.

55 tuổi, có lương hưu khoảng 42 triệu đồng/tháng nhưng cặp vợ chồng phải sống tằn tiện, quyết không “mắc nợ” cháu con - Ảnh 2.

Sau khi vợ ốm, người đàn ông dần thay đổi lối sống. Ảnh minh họa: Internet

Chúng tôi bắt đầu chú ý đến sức khỏe, duy trì thái độ sống tích cực và giảm bớt chi phí y tế. Sau khi vợ xuất viện về nhà, tôi cũng quyết định đi làm bảo vệ để có thêm thu nhập, đồng thời sống 1 cuộc sống không nhàm chán, đơn điệu.

Sau 1 năm thay đổi, chúng tôi cảm thấy thoải mái hơn bao giờ hết. Chúng tôi vẫn may mắn vì có 1 khoản lương hưu ổn định và không có quá nhiều áp lực tài chính. Tôi nhận ra, tuổi già nếu có thể tự chủ thì hãy cố gắng lên kế hoạch chi tiêu phù hợp, tránh trở thành gánh nặng của con cái.

Điều này cũng khiến chúng ta nâng giá trị của bản thân, sống vui vẻ và thoải mái hơn.


Lập kế hoạch tài chính cho cuộc sống khi về hưu rất quan trọng bởi vì điều này giúp bạn xác định được các nguồn thu nhập và khoản tiền bạn cần khi về hưu. Nếu bạn có ý định nghỉ hưu sớm hoặc muốn xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân từ sớm, cuốn sách Con đường đi đến sự giàu có sẽ là một cẩm nang bạn nên sở hữu. Với lối viết gần gũi, hài hước, cuốn sách sẽ khiến bạn thú vị từ góc nhìn, cách phân tích của tác giả cho đến lộ trình mà ông đã xây dựng cho bản thân (và đã thành công). Bạn sẽ được tiếp cận một thuật ngữ mới mẻ trong lĩnh vực tài chính là F-You Money. Khoản đầu tư này sẽ là chìa khóa cho bất kỳ kế hoạch tài chính nào của bạn!

Hoai An Le (Theo Phunuso)

Có thể bạn quan tâm:

Con đường đi đến sự giàu có – JL. Collins

ĐẶT NGAY

a

Các viết cùng chủ đề