fbpx

Khám phá cách Starbucks khác biệt hóa sản phẩm

Bắt đầu từ một cửa hàng đơn lẻ tại chợ Pike Palace tại Seattle, sau 40 năm hoạt động, Starbucks đã trở thành một trong những thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực đồ uống trên toàn cầu. Để đạt được điều này, thương hiệu đã áp dụng hiệu quả chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của mình.

Cà phê là một thức uống thông dụng. Khách hàng dễ dàng tìm mua ở bất kỳ đâu, thậm chí có thể tự pha chế tại nhà. Vì thế Starbucks hiểu tầm quan trọng của việc tách biệt sản phẩm của mình với đối thủ cạnh tranh và tìm ra chỗ đứng trong thị trường.

Để khác biệt hóa sản phẩm của mình, thương hiệu cà phê “nàng tiên cá” đã áp dụng nhiều chiến lược thông minh:

– Kích cỡ đồ uống đa dạng: Starbucks có nhiều size phù hợp với những nhu cầu và sở thích khác nhau của khách hàng. Size bé nhất là Short. Tiếp theo là Tall, Grande, Venti và Trenta. Ở Việt Nam, 3 size thông dụng nhất là Tall, Grande và Venti.

– Thêm hương vị vào đồ uống: Nhằm đáp ứng sở thích cá nhân của khách hàng, Starbucks cho phép họ thêm các hương vị khác vào đồ uống như hương Caramel, Hazelnut,…

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
9 YẾU TỐ TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT HÓA SẢN PHẨM

Các thương hiệu có thể khác biệt hóa sản phẩm với những đặc tính như:

1. Mẫu (form) sản phẩm: Các sản phẩm có thể được phân biệt theo kích thước, hình dạng hoặc cấu trúc của nó.

2. Tính năng (feature): Thương hiệu cần cung cấp các tính năng mới thích hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.

3. Chất lượng hiệu suất (performance quality): Hầu hết các sản phẩm đều có một trong bốn mức hiệu suất: thấp, trung bình, cao hoặc cao hơn. Khi thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh, chất lượng trở thành yếu tố quan trọng khi khách hàng chọn lựa sản phẩm.

4. Chất lượng phù hợp (conformance quality): Khách hàng mong đợi các sản phẩm được sản xuất đều có chất lượng như nhau và đáp ứng các thông số, lời hứa về sản phẩm mà thương hiệu đã đề ra.

5. Độ bền (durability): “Tuổi thọ” của sản phẩm là một đặc tính quan trọng đối với các sản phẩm có giá trị như phương tiện di chuyển, thiết bị nhà bếp,…

6. Độ tin cậy (Reliability): Đây là thước đo xác suất một sản phẩm không bị trục trặc hoặc hỏng hóc trong một khoảng thời gian nhất định. Người mua thường sẽ chi trả một khoản phí bảo hiểm cho các sản phẩm đáng tin cậy.

7. Khả năng sửa chữa (Repairability): Đặc tính này đo lường mức độ dễ dàng sửa chữa một sản phẩm khi nó bị trục trặc hoặc hỏng hóc. Khả năng sửa chữa lý tưởng nhất là khi người tiêu dùng có thể tự sửa chữa, tốn kém ít chi phí và thời gian.

8. Phong cách (style): Phong cách mô tả vẻ ngoài của sản phẩm và khó có thể sao chép. Tính thẩm mỹ đóng một vai trò quan trọng khi khách hàng lựa chọn sản phẩm.

9. Sự tùy chỉnh (customization): Các sản phẩm được tùy chỉnh theo ý kiến cá nhân của khách hàng giúp thương hiệu tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Nguồn: Advertising Vietnam

Có thể bạn quan tâm: MARKETING GIỎI PHẢI KIẾM ĐƯỢC TIỀN –

Quyển sách được viết bởi cựu CMO Coca-Cola Sergio Zyman

Marketing giỏi phải kiếm được tiền

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề