fbpx

KHOẢN TIỀN LỚN – PHƯƠNG PHÁP CHI TIÊU CÁ NHÂN HIỆU QUẢ

Đôi khi cuộc sống khiến ta bộn bề, bận rộn trong việc kiếm tiền nhưng bỗng khi số tiền ấy ngày một lớn lên thì họ mới tìm đến câu hỏi, chúng ta nên làm gì với số tiền đó bây giờ, vì có lẽ đâu đó ngày ba bữa cơm cũng chừng đấy tiền, mua sắm đồ thiết yếu cũng không quá tốn để mà có thể vơi đi gia sản khổng lồ, vậy thì làm sao có thể biến những đồng tiền ấy sử dụng vào mục đích ý nghĩa hơn. 

Mùa đông năm ngoái, Kris và tôi thanh toán được một phần món nợ của mình, vì vậy chúng tôi chỉ phải trả 1137,69 $ cả gốc lẫn lãi thay vì 1386,60 USD như trước đây đồng thời tiết kiệm được thêm 248,91 USD mỗi tháng.

Với khoản tiền 248,91 USDchúng tôi có thể chi trả cho các khoản chi tiêu hàng tháng hay gửi vào tài khoản tiết kiệm hoặc để dành cho chuyến du lịch tới Pháp vào năm tới và làm bất cứ điều gì chúng tôi muốn. Sự thật là số tiền này đã giúp ích rất nhiều cho chúng tôi trong việc trả các khoản nợ của mình.

Không thể phủ nhận rằng tiết kiệm là chìa khóa trong việc quản lí tài chính cá nhân.

KHOẢN TIỀN LỚN - PHƯƠNG PHÁP CHI TIÊU CÁ NHÂN HIỆU QUẢ

Nhưng bạn cần hiểu rằng việc tiết kiệm từ các thứ nhỏ nhặt như mua hàng bằng phiếu giảm giá hay sửa lại các đồ dùng bị hỏng chỉ giúp bạn giữ lại trong túi được một ít tiền. Còn việc biết cách tiêu dùng thông minh thì sẽ giúp bạn tiết kiệm được tới hàng ngàn đô la mỗi tháng.

Một số người do dự quá lâu khi phải chi những khoản tiền nhỏ, nhưng lại vung tay qúa trán trước những khoản chi tiêu lớn. Tôi cho rằng họ là những người thiếu khôn ngoan và có phần ngốc nghếch khi tự làm khó mình bằng những quyết định tài chính thiếu sáng suốt. Bằng chứng là Kris có một đồng nghiệp đã từng mua một chiếc SUV trị giá 43,000 USD. Một năm sau, anh ta quyết định bán chiếc xe nhưng chỉ thu lại được có 23,000 USD. Thật là tệ!

Rõ ràng cơ hội để bạn cơ hội để bạn chi tiêu những khoản tiền hàng nghìn đô là không nhiều.

Tuy nhiên, trong một năm bạn vẫn có thể chi ra vài khoản kha khá chẳng hạn như dành tiền mua một chiếc máy ảnh hay một chiếc ti vi hoặc thay mới một vài đồ nội thất trong nhà. Và bạn có thể tiết kiệm từ chính những khoản tiền này. Bất cứ khi nào bạn nhận thấy mình đang chi ra một khoản tiền lớn, tốt nhất là bạn nên tính xem mình nhận lại được bao nhiêu từ đồng tiền bạn bỏ ra.

Dưới đây là những cách thức tôi áp dụng cho việc mua sắm của bản thân trong những dịp quan trọng:

Hiểu điều mình thực sự muốn trước khi quyết định. Nếu mua một chiếc máy hút bụi thì bạn sẽ dùng nó vào mục đích gì? Bạn muốn nó có những tính năng nào?

Ví dụ, như năm 2007 khi quyết định mua một chiếc máy ảnh, tôi đã nhanh chóng ghi ra một danh sách những tính năng tôi mong muốn như ống kính góc rộng, màn hình hiển thị lớn, giao diện dễ sử dụng, chất lượng hình ảnh tốt. Và tôi lựa chọn dựa trên những tính năng này.

Thiết lập quỹ chi tiêu cá nhân. Trước khi quyết định mua sắm, nếu bạn có thể tự mình lập ra một quỹ chi tiêu cá nhân thì thật tuyệt vời. Nhưng thực tế thì việc này rất khó thực hiện vì bạn không thể biết giá của một chiếc máy rửa bát nếu không đi tham khảo trước. Tuy nhiên khi đã biết một vài mức giá thì hãy quyết định xem bạn sẽ chi bao nhiêu cho thứ đó. Ví dụ, để mua một chiếc máy ảnh kỹ thuật số, tôi phải đã dành ra khoảng $ 300. Nên nhớ nếu không bắt đầu bằng việc thiết lập một quỹ chi tiêu cá nhân thì bạn sẽ rất dễ vung tay quá trán.

Nghiên cứu kĩ trước khi quyết định. Sau khi bạn đã liệt kê ra danh sách các tính năng bạn cần cũng như số tiền bạn sẵn sàng chi trả cho vật dụng đó thì đây là lúc bạn tìm kiếm những sản phẩm phù hợp. Cách tốt nhất là bạn nên tham khảo tạp chí Consumer Reports (tạm dịch: Báo cáo Tiêu dùng). Ngoài ra bạn có thể đến các thư viện tại địa phương để có một bản hướng dẫn mua hàng hàng năm. Website cũng là một phương thức hữu ích ví dụ như Amazon hoặc Ebay.

Đưa ra quyết định. Một khi đã nghiên cứu tất cả các sản phẩm phù hợp với nhu cầu, bạn sẽ chọn ra được một vài sản phẩm ưng ý nhất (Tuy nhiên không thể có sản phẩm nào đáp ứng 100% nhu cầu và khả năng của bạn). Bạn có thể giới hạn sự lựa chọn của mình bằng cách viết ra tên các nhà sản xuất và số hiệu của ba sản phẩm bạn lựa chọn trước khi chuyển sang bước tiếp theo.

So sánh giá cả. Bây giờ bạn đã có trong tay một danh sách giá của các sản phẩm. Kiểm tra trên Amazon một lần nữa rồi tới các nhà cung cấp trực tuyến khác cũng như các cửa hàng tại địa phương. Và đừng bỏ qua việc xem xét các mặt hàng đã qua sử dụng hoặc được tân trang lại.

Mua hàng. Một khi bạn tìm thấy những mặt hàng đáp ứng được các mục tiêu mà bạn đặt ra từ đầu thì hãy mua chúng. Bằng việc nghiên cứu cụ thể giá cả và tính năng, bạn hãy tự tin rằng mình đã mua được một sản phẩm với chất lượng tốt.

Trân trọng khoản tiền bạn bỏ ra. Càng lớn tuổi, tôi càng có thói quen giữ lại giấy bảo hành và hộp đựng sản phẩm (Nếu chúng tôi chỉ có một căn nhà nhỏ thì có lẽ tôi sẽ chỉ giữ chúng trong vài tuần. Nhưng vì chúng tôi có hẳn một chỗ trống trong nhà để xe nên tôi quyết định sẽ giữ chúng lại mãi mãi). Tốt nhất là nên có những biện pháp để tránh những rủi ro có thể gặp phải sau khi mua sản phẩm.

Tuy nhiên, phương pháp “Khoản tiền lớn” không chỉ được áp dụng khi bạn mua sắm những vật dụng đắt tiền, mà nó càng trở nên hữu dụng khi thu nhập của bạn tăng lên.

Hãy nhớ rằng: Tiết kiệm tiền vào những việc nhỏ mỗi ngày là rất tốt, nhưng tiết kiệm tiền bạc vào những việc lớn có thể tạo ra một sự khác biệt tuyệt vời cho túi tiền của bạn.

Nguồn: Saga

 

Thiết Kế Cuộc Đời Thịnh Vượng – Thái Phạm

Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng cuộc đời đáng mơ ước của bạn

Sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng - Thái phạm

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề