Khối ngoại xả ròng gần 2.000 tỷ đồng tuần qua, dòng tiền cá nhân đón đỡ
Khối ngoại bán ròng gần 2.000 tỷ đồng trong khi cá nhân trong nước là bên mua đối ứng ròng 2.182,08 tỷ đồng…
VN-Index đóng cửa tuần 41 tại 1.154,73 điểm, tăng 26,19 điểm tương đương +2,32% so với tuần trước, và ngắt mạch giảm 4 tuần liên tiếp trước đó. Đáng chú ý, 19/19 ngành (theo chuẩn phân ngành ICB cấp 2) cùng tăng điểm. Giá trị giao dịch bình quân phiên trên 3 sàn ở mức 16.431 tỷ đồng trong tuần 41, giảm -4,2% so với tuần trước và giảm 35% so với bình quân 10 tuần.
Dòng tiền tiếp tục suy yếu ở tất cả các ngành chủ chốt, bao gồm Bất động sản, Chứng khoán, Ngân hàng, Thép, Xây dựng, Thực phẩm và Bán lẻ. Ngược lại, Thiết bị và Dịch vụ Dầu khí là ngành hút dòng tiền.
Xét theo quy mô vốn hóa, nhóm vốn hóa lớn và vừa cùng ghi nhận giá trị giao dịch bình quân phiên sụt giảm so với tuần 40. Thị trường cải thiện về điểm số nhưng thanh khoản chạm mức thấp nhất trong 20 tuần, cho thấy tâm lý chung vẫn thận trọng.
Khối ngoại bán ròng 1.905,6 tỷ đồng trên HOSE, trong đó bán ròng 1.743,5 tỷ đồng qua khớp lệnh. Khối ngoại mua ròng không đáng kể ở ngành Xây dựng (HHV, PC1, VGC) và Hàng & Dịch vụ công nghiệp (GMD, GEX). Top mua ròng của NĐT nước ngoài (chỉ tính khớp lệnh) bao gồm STB, KDH, VCI, VCB, VND, DGW, DGC.
Họ bán ròng 13/19 ngành (theo chuẩn phân ngành ICB cấp 2), tập trung bán ròng ở ngành Bán lẻ, Chứng khoán, Thực phẩm và Đồ uống, Ngân hàng, Tiện ích, Bất động sản. Top bán ròng là MWG, FUEVFVND, HPG, VPB, VHM, FPT, POW.
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 2.182,08 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 2.092,6 tỷ đồng. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân trong tuần tập trung ở ngành Bán lẻ (MWG, FRT), Bất động sản (VHM, KBC), Thép (HPG), Thực phẩm và Đồ uống (MSN, SAB), Ngân hàng (VPB, BID) và Tiện ích (GAS, POW, BWE).
Ngược lại, nhà đầu tư cá nhân bán ròng nhẹ ở 4/19 ngành, bao gồm Xây dựng và Vật liệu và Chứng khoán. Top bán ròng của họ là STB, VND, MBB, VCI, SZC, ACB, GMD.
Tổ chức trong nước mua ròng 334,83 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng khớp lệnh, họ giao dịch khá cân bằng với giá trị mua ròng chỉ gần 3,2 tỷ đồng.
Top mua ròng của Tổ chức trong nước bao gồm Ngân hàng (STB, MBB, ACB, TCB), Chứng khoán (VND, VCI), Bán lẻ (MWG). Trong khi đó, top bán ròng là Bất động sản (KBC, KDH, VRE, VIC), Thép (HPG), Thực phẩm & Đồ uống (VNM, MSN).
Tự doanh bán ròng 611,35 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 352,3 tỷ đồng Top mua ròng của tự doanh trong tuần lần lượt là FUEVFVND, VNM, E1VFVN30, FRT, POW, PDR, GEX.Top cổ phiếu mà Tự doanh bán ròng lần lượt là FPT, VPB, MWG, VCB, TCB, PNJ, GMD
Sức mạnh dòng tiền: Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tiếp tục giảm ở nhóm vốn hóa lớn và tăng ở nhóm vốn hóa vừa.
Trong tuần 41, tỷ trọng phân bổ dòng tiền đạt 34,8% ở nhóm vốn hóa lớn VN30, giảm mạnh so với mức 37,3% của tuần trước. Trong khi đó, tỷ trọng tăng nhẹ từ 48,5% lên 49,6% ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và 11% lên 11,9% ở nhóm vốn hóa nhỏ VNSML.
Xét theo quy mô dòng tiền, nhóm vốn hóa lớn và vừa cùng ghi nhận thanh khoản sụt giảm trong tuần 41, cụ thể GTGD bình quân phiên giảm 618 tỷ đồng ở nhóm VN30 và giảm 193 tỷ đồng ở nhóm VNMID. Trong khi đó, thanh khoản gần như không thay đổi ở nhóm vốn hóa nhỏ VNSML.
Về diễn biến giá, nhóm vốn hóa vừa VN30 tăng mạnh nhất (3,78%) trong khi VN30 và VNSML tăng lần lượt là +2,36% và 2,59%.
Tiến Phát
Có thể bạn quan tâm: Bộ sách được chọn lọc tinh gọn dành riêng cho những F0 “chập chững”
gia nhập phương pháp đầu tư Kungfu Chứng Khoán