Không phải chiến tranh thương mại mà chính “Petro Yuan” mới là mối bận tâm chính của Washington
Những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng khốc liệt, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, hình thái ý thức, thể chế, an ninh và địa chính trị. Ý tưởng xây dựng “Vành Đai, Con Đường” do ông Tập Cận Bình đề xướng được coi là một kế hoạch dài hơi để ứng phó với chiến lược “xoay trục” và cơ chế TPP của Mỹ
Dưới đây là sơ đồ mô tả “Vành Đai, Con Đường” của Trung Quốc
Trung Quốc đang xây dựng lại cho mình một đế chế mới trong thế kỷ 21. Nếu như tham vọng của Tập Cận Bình trở thành sự thật, Trung Quốc sẽ trở thành trung tâm của trật tự kinh tế thế giới mới của hơn một nửa thương mại toàn cầu.Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ vượt qua các thời kỳ vàng của các Vương Triều Phong Kiến cách đây 1,000 năm.
Sáng Kiến “Vành Đai, Con Đường” được chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra vào năm 2013 như một Con Đường Tơ Lụa mới. Mặc dù Tập Cận Bình nói đây là “Con đường của sự hòa bình” nhưng Mỹ và Nhật lại nói rằng, mục tiêu chính đằng sau là sự mở rộng tầm ảnh hưởng của quân đội.
Con Đường Tơ Lụa Mới kết nối 76 quốc gia, phần lớn ở Châu Á và Châu Phi, Mỹ La Tinh, cùng với một vài quốc gia ở phía Đông Âu.
Phần lớn các quốc gia tham gia vào “Vành đai-con đường” là những quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển hơn so với thế giới. Trung Quốc hứa họ sẽ bắt kịp với thế giới thông qua việc hợp tác xây dựng các chương trình cơ sở hạ tầng khổng lồ. Đó là Hambantota của Sri Lanka, Piraeus của Hy Lạp, Malaysia. Đây là những quốc gia và khu vực đón nhận nhiều dòng vốn của Trung Quốc với điều kiện phải vay nợ và sử dụng nguồn lao động của Trung Quốc.
Ngày 21/8/2018, tại buổi họp báo trước khi kết thúc chuyến thăm Trung Quốc 5 ngày, thủ tướng Mahathir Mohamad đã tuyên bố hủy bỏ các dự án đường sắt cao tốc và hai đường ông dẫn năng lượng trị giá 22 tỷ đôla với Trung Quốc. Lý do là họ lo ngại khả năng vỡ nợ.
Vành Đai, Con Đường chẳng khác gì kế hoạch Marshall của Mỹ thời hậu chiến thế giới thứ II. Theo ước tính của Morgan Stenley, Trung Quốc và các đối tác địa phương sẽ chi 1,300 tỷ đô cho đường sắt, đường bộ, hải cảng và năng lượng điện trong vòng một thập niên.
Các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc sẽ là những công ty được nhà nước Trung Quốc hỗ trợ để tham gia vào các dự án này.
Kế hoạch con đường tơ lụa trên biển đòi hỏi xây nhiều bến cảng mới, đặc biệt là ở Ấn Độ Dương. Điều này cảnh báo đến Washington và New Delhi (Ấn ĐỘ). Liệu các bến cảng này có được sử dụng cho các tàu ngầm và tàu chiến Trung Quốc? Nên nhớ, hệ thống thủy quân của Anh Quốc hồi thế kỷ 19 không chỉ được phục vụ cho phát triển kinh tế mà còn về quân sự. Điều tương tự có thể lặp lại đối với Trung Quốc, Mặc dù năm 2015, Tập Cân Bình nói “mục tiêu của chúng tôi thuần chỉ là phát triển kinh tế”, nhưng khó mà tin được điều này.
Dầu và Con Đường Tơ Lụa Mới
Trung Quốc và khối Ả Rập đang xích lại gần nhau hơn trong mối quan hệ dầu mỏ. Ngày nay, Trung Quốc đang là quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Các nước vùng Vịnh đang cung cấp 60% nguồn cung dầu cho Trung Quốc. Năm 2017, Ả rập xê út trở thành quốc gia cung cấp dầu lớn thứ hai cho Trung Quốc sau Nga.
Đến năm 2030, Con Đường Tơ Lụa mới sẽ dài 3,218 km từ Kashgar (Tân Cương, Trung Quốc) đến Cảng Gwadar, Pakistan, là một vị trí chiến lược ở vùng biển Ả Rập khi được bao quanh là các quốc gia nắm 2/3 nguồn cung dầu mỏ thế giới.
Hiện nay con đường dẫn dầu từ Trung Đông đến Trung Quốc là 16,000 km nhưng trong tương lai chỉ còn giảm xuống 2,500 km theo dự án đường cao tốc, đường sắt và các hệ thống ống dẫn xuyên qua Pakistan.
Nếu như Trung Quốc vươn tầm ảnh hưởng đến khu vực Trung Đông và dầu mỏ, đó sẽ sự thay đổi lớn cho hệ thống kinh tế và tiền tệ toàn cầu. Cơ chế tiền tệ thế giới hiện nay là Petro-Dollar, tức sức mạnh của đồng đôla dựa trên việc neo vào dầu mỏ. Dầu mỏ được yết giá bằng đồng Đôla.
Nhưng hiện nay, Trung Quốc đã tiến tới cơ chế Petrol Yuan, tức dầu được yết giá bằng nhân dân tệ. Iran càng bị Mỹ chèn ép đã chính thức bán dầu cho Trung Quốc bằng đồng NDT. Nga, Venuezuela đã làm và tương lai sẽ là Ả Rập Xê Út.
Khi đồng đôla không còn neo vào dầu, sức mạnh của nó sẽ tan biến. Petrol-Dollar do chính ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tạo lập vào những năm 1980 khi Mỹ sẽ bảo đảm cho sự an toàn an ninh cho Ả Rập Xê Út.
Vào tháng 3.2018, Các hợp đồng tương lai dầu bằng đồng NDT đã được giao dịch trên sàn chứng khoán Thương Hải. Trung Quốc đang từng bước hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng cho cơ chế Petro-Yuan.
Cả Trung Quốc và Nga hiện tại đã thoát phần lớn vị thế của họ khỏi Trái Phiếu Chính Phủ Mỹ là một dấu hiệu cho thấy, cả Nga và Trung Quốc đang ráo riết xây dựng lại một hệ thống tiền tệ mới. Tờ The National bình luận, không phải chiến tranh thương mại mà chính Petro Yuan mới là mối bận tâm chính của Washington
Trương Minh Huy /Bloomberg
Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live