fbpx

Khung giá – cuộc chiến giữa những đám du côn bất phân thắng bại

Khung giá giống như một cuộc chiến giữa những đám du côn đường phố có sức mạnh ngang ngửa nhau. Hai bên đánh nhau qua lại, nhưng không bên nào có thể kiểm soát được khu phố. Xu hướng giống như một cuộc chiến mà một đám du côn mạnh hơn nhảy vào và đánh bại những kẻ yếu hơn để kiểm soát toàn bộ khu phố.

Một xu hướng tồn tại khi giá liên tục tăng hoặc giảm trong một khoảng thời gian. Trong xu hướng tăng hoàn hảo, mỗi đợt tăng giá tạo nên các đỉnh mới cao hơn so với lần tăng trước, trong khi mỗi lần giảm giá sẽ tạo ra đáy cao hơn so với đáy đợt giảm trước. Trong xu hướng giảm hoàn hảo, mỗi lần giảm giá sẽ tạo ra các đáy thấp hơn đợt giảm trước và mỗi lần hồi phục tạo ra đỉnh thấp hơn các đỉnh của lần tăng trước.

Trong khung giá, hầu hết các đợt tăng giá đều dừng lại ở cùng một mức đỉnh, và các đợt sụt giảm đều chặn lại bởi cùng một mức đáy. Tất nhiên, các mẫu hình hoàn hảo không xuất hiện phổ biến trên thị trường tài chính, và nhiều biến thể sẽ tạo ra khó khăn cho các nhà phân tích và nhà giao dịch.

Đồ thị ngày của cổ phiếu FB (Facebook), EMA 22 ngày
Đồ thị ngày của cổ phiếu FB (Facebook), EMA 22 ngày

Ngay khi quan sát nhanh các đồ thị, dễ dàng nhận ra các thị trường phần lớn thời gian là nằm trong các khung giá. Xu hướng và khung giá yêu cầu các kỹ thuật giao dịch khác nhau. Khi bạn mua trong một xu hướng tăng giá hoặc bán khống trong một xu hướng giảm, bạn phải sử dụng một mức dừng lỗ rộng để không bị độ biến động thị trường dễ dàng đánh bại. Ngược lại, trong khung giá, bạn nên dùng các mức dừng lỗ hẹp, nhanh chóng đóng vị thế ngay khi có đôi chút tín hiệu đảo ngược.

Điểm khác biệt khác trong kỹ thuật giao dịch giữa xu hướng và khung giá là xử lý độ mạnh và yếu. Bạn phải chạy theo sức mạnh của đám đông trong khi thị trường có xu hướng – nghĩa là mua trong xu hướng tăng và bán trong xu hướng giảm. Khi giá nằm trong khung giá, bạn phải làm ngược lại – mua yếu và bán mạnh.

Tâm lý đám đông

Khi xu hướng tăng, bên mua hăng hái hơn bên bán, và lực mua của họ đẩy giá tăng cao hơn. Nếu bên bán muốn đạp giá xuống, bên mua sẽ quay trở lại săn tìm các cơ hội mua đáy. Họ sẽ ngăn thị trường giảm giá, và buộc giá phải tăng lên lần nữa. Một xu hướng giảm giá xảy ra khi bên bạn trở nên năng động hơn và lực bán của họ khiến thị trường đi xuống. Bất cứ khi nào bên mua muốn nâng giá lên, bên bán sẽ nhảy vào bán khống tại các đợt hồi phục, ngăn chặn giá tăng, và đẩy giá xuống các đáy thấp hơn.

vBất cứ khi nào bên mua muốn nâng giá lên, bên bán sẽ nhảy vào bán khống tại các đợt hồi phục, ngăn chặn giá tăng, và đẩy giá xuống các đáy thấp hơn.
Bất cứ khi nào bên mua muốn nâng giá lên, bên bán sẽ nhảy vào bán khống tại các đợt hồi phục, ngăn chặn giá tăng, và đẩy giá xuống các đáy thấp hơn.

Khi bên mua và bên bán cân bằng nhau về tương quan sức mạnh, giá sẽ hoạt động trong khung giá. Khi bên mua muốn đẩy giá lên, bên bán sẽ nhảy vào bán khống tại các đợt hồi phục và làm giá giảm trở lại. Khi giá giảm, những người bắt đáy lại mua vào. Lúc này, bên bán sẽ phải đóng vị thế bán, hành động mua vào của họ giúp tạo ra năng lượng cho đợt hồi phục. Chu kỳ này có thể diễn ra trong một thời gian dài.

Khung giá giống như một cuộc chiến giữa những đám du côn đường phố có sức mạnh ngang ngửa nhau. Hai bên đánh nhau qua lại, nhưng không bên nào có thể kiểm soát được khu phố. Xu hướng giống như một cuộc chiến mà một đám du côn mạnh hơn nhảy vào và đánh bại những kẻ yếu hơn để kiểm soát toàn bộ khu phố. Mỗi lần những tay du côn yếu hơn cố gắng tổ chức tấn công nhưng thất bại và lại bỏ chạy.

Các nhà giao dịch chuyên nghiệp có khuynh hướng thu lời và giao dịch trong các khung giá.
Các nhà giao dịch chuyên nghiệp có khuynh hướng thu lời và giao dịch trong các khung giá.

Trong phần lớn thời gian, đám đông ở trong vòng quay trạng thái bâng quơ, điều này giải thích tại sao thị trường thường có phần lớn thời gian nằm trong các khung giá hơn là diễn ra theo xu hướng. Đám đông trở nên bị kích động và hối thúc để tạo ra xu hướng. Đám đông không duy trì sự hưng phấn quá lâu – nghĩa là họ quay trở lại trạng thái bâng quơ. Các nhà giao dịch chuyên nghiệp có khuynh hướng thu lời và giao dịch trong các khung giá.

Khó nhận diện khi quan sát ở bên phải màn hình

Xu hướng và khung giá có thể dễ dàng nhận ra khi quan sát ở giữa màn hình, nhưng khi bạn đang nhìn nó ở phía bên phải màn hình, hình ảnh trở nên mơ hồ. Quá khứ là cố định và rõ ràng, nhưng tương lai lại dễ thay đổi và không chắc chắn. Xu hướng dễ dàng nhận ra khi quan sát các đồ thị cũ nhưng, thật không may, các nhà môi giới không cho phép chúng ta giao dịch với quá khứ – nghĩa là chúng ta phải ra các quyết định giao dịch khi quan sát ở phía bên tay phải màn hình.

Tại thời điểm xu hướng trở nên rõ ràng, phần lợi nhuận tốt nhất đã trôi qua. Không ai rung chuông báo hiệu khi xu hướng trở thành một khung giá.

Nhiều mẫu hình đồ thị và các tín hiệu chỉ báo xung đột lẫn nhau tại bên phải màn hình. Bạn phải đưa ra các quyết định theo khả năng xác suất trong bối cảnh không chắc chắn.

Hầu hết mọi người cảm thấy không thoải mái khi đối diện với sự không chắc chắn. Khi giao dịch của họ không đi theo hướng kỳ vọng, họ thường bám chặt lấy các vị thế đang thua lỗ, chờ đợi thị trường đảo chiều để xử lý chúng. Cố gắng là một quyền xa xỉ trên thị trường tài chính. Các nhà giao dịch chuyên nghiệp sẽ cố gắng thoát khỏi vị thế thua lỗ thật nhanh. Khi thị trường chuyển động khác với dự báo, họ sẽ phải cắt lỗ mà không hề e ngại.

Các phương pháp và kỹ thuật giao dịch

Cần nhớ rằng không có một phương pháp ma thuật duy nhất nào rõ ràng và tin cậy để xác định xu hướng và khung giá. Chúng ta phải kết hợp các công cụ phân tích. Không có công cụ nào là hoàn hảo, nhưng khi chúng củng cố lẫn nhau, một thông điệp chính xác có thể nhận ra. Khi chúng xung đột lẫn nhau, tốt hơn hết không nên giao dịch.

Nguồn: Sách Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

The New Trading For A Living – Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

phương pháp giao dịch mới để kiếm sống, The New Trading For a Living

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề