fbpx

Làm chủ tuổi 20: Bạn không thể biết được rằng mình mạnh mẽ như thế nào cho đến khi mạnh mẽ là sự lựa chọn cuối cùng của bạn.

( Làm chủ tuổi 20) Để vượt qua ranh giới giữa nói và làm cần một động lực rất lớn. Đôi khi bạn cần sự thúc đẩy và tác động từ bên ngoài để vượt qua sự sợ hãi, vượt qua sự trì hoãn, vượt qua sự nghi ngờ, vượt qua sự khó chịu…

Làm chủ tuổi 20 Bạn không thể biết được rằng mình mạnh mẽ như thế nào cho đến khi mạnh mẽ là sự lựa chọn cuối cùng của bạn.

Có một câu nói luôn vang trong đầu tôi, mỗi khi tôi đưa ra quyết định: “Mặc kệ nó, làm tới đi!”. Nói thật là nó đã giúp tôi vượt qua sự sợ hãi, sự nghi ngờ của bản thân mình. Và chính vì thế tôi mới đạt được những thành tựu như ngày hôm nay

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta phải đưa ra các quyết định táo bạo và mạo hiểm. Cơ hội luôn đi đôi với rủi ro và ngược lại. Đó là điều tất yếu, nếu bạn muốn được giá, bạn phải trả giá.

Trong một số chương trình, tôi vẫn hay làm một thí nghiệm: Tôi cầm một cuốn sách và nói: “Ai chạy lên đây nhanh nhất thì tôi tặng cuốn sách này”. Bạn biết chuyện gì xảy ra không?

Ban đầu mọi người ngơ ngác nhìn nhau, sau đó một bạn ngồi ngay đầu chạy lên lấy trong sự tiếc nuối của bao nhiêu người. Câu chuyện còn thú vị hơn nữa, khi tôi giơ cuốn sách thứ hai lên và lại nói: “Ai chạy lên đây nhanh nhất thì tôi tặng cuốn sách này”. Lần này có nhiều bạn chạy lên một chút, nhưng vẫn có những người không chạy lên.

Sau đó tôi hỏi “Bao nhiêu anh chị và các bạn muốn nhận sách?”. Tất cả đều giơ lên, nhưng tôi không có cuốn ba nào nữa.

Bạn học được gì ở câu chuyện trên?

Mọi người đều muốn được tặng sách, nhưng tại sao có người chạy lên lấy, có người thì lại ngồi im? Cùng một cơ hội, nhưng tại sao có người nhanh chóng nắm bắt, người thì không chịu hành động?

“Cơ hội dành cho tất cả mọi người, nhưng chỉ những người nhanh nhất mới giành được nó.”

Tại sao có những người lại do dự khi đón nhận các cơ hội? Tôi suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng cũng tìm ra được câu trả lời ưng ý.

Thứ nhất, do họ không biết đó là cơ hội.

Thứ hai, họ nghi ngờ, phân vân đó là cơ hội hay rủi ro? Trong khi họ nghi ngờ, người khác đã lấy mất cơ hội đó!

Thứ ba, họ sợ hãi gặp phải rủi ro. Họ không dám mắc sai lầm, họ thu mình lại một góc. Né tránh cơ hội đó, họ thà để mất vài cơ hội, còn hơn gặp phải rủi ro.

Những người nghi ngờ, sợ hãi sẽ không nhận được cơ hội nào cả. Bởi vì họ đã không tham gia vào cuộc chơi, họ ở ngoài nhìn vào với sự sợ hãi và nghi ngờ. Kẻ thất bại lựa chọn dựa trên nỗi sợ hãi, họ luôn dự báo thất bại.

Họ thiếu tự tin về bản thân cũng như năng lực của họ. Họ tin rằng, nếu sự việc không tiến triển tốt, thì đó sẽ là tai họa. Và bởi vì họ luôn nhìn thấy trở ngại, họ thường không sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm.

Trong đầu của họ liên tục “tua đi tua lại” những cảnh về những rủi ro, mất mát đã xảy ra hay có thể xảy ra. Họ chỉ luôn suy nghĩ rằng: “Nhỡ may thất bại thì sao?” hoặc là “Mình không thể làm được điều này, nó quá mạo hiểm”.

Thứ tư, họ không trân trọng những cơ hội. Họ luôn nghĩ rằng nếu họ không nắm bắt cơ hội này thì sẽ cơ hội khác. Họ luôn chuẩn bị để nắm bắt cơ hội nhưng điều họ thường làm là trì hoãn. Họ do dự trong nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm và để cơ hội tuột đi mất. Và khi họ không trân trọng, chẳng có cơ hội nào đến với họ nữa.

Tôi xin kể lại cho bạn một câu chuyện Tiến sĩ John Bezhad đã chia sẻ, tôi tin chắc bạn sẽ thấy nó rất ý nghĩa và thú vị,..

Vào một buổi sáng đẹp trời nọ, một cô gái còn rất trẻ đã đi xe buýt ra vùng ngoại ô cách xa nhà cô đang ở để ngắm cảnh thiên nhiên và thư giãn. Cô quyết định đi một mình vì muốn được tự do và được làm chủ mọi quyết định trong ngày hôm ấy.

Bị thu hút bởi sự ấm áp nhưng rất mát mẻ của không khí cách xa đô thị ồn ào, cũng như bị mê hoặc bởi vẻ đẹp thiên nhiên xung quanh, cô gái trẻ đi khắp nơi để thưởng thức hương vị trong lành của vùng ngoại ô thuần khiết. Khi nào khát nước thì cô uống nước, đói thì ăn những chiếc bánh cookie ưa thích mà cô đã chuẩn bị mang theo từ nhà.

Thời gian như trôi qua rất nhanh và mặt trời đã ngả bóng dài từ hướng Tây sang. Nhìn kim đồng hồ, theo dự định ban đầu, cô gái bèn quay trở lại trạm dừng xe buýt để quay về nhà ở trung tâm thành phố. Chẳng bao lâu sau, có một chiếc xe buýt tới và dừng lại nơi cô đang chờ, lúc đó cô gái tự nhủ: “Trời vẫn còn sớm lắm, chi bằng mình hãy tiếp tục ở lại chụp thêm vài tấm hình đẹp quanh nơi này rồi hãy lên chuyến xe sau về nhà cũng không muộn!”

Nghĩ vậy nên cô gái quyết định không bước lên xe và ra hiệu cho lái xe biết cô sẽ đi chuyến xe tiếp theo. Hiểu ý, bác tài đã cho xe lăn bánh về hướng trung tâm thành phố. Cô gái ở lại, tiếp tục chụp thêm vài tấm hình ưng ý nữa cho đến khi trời đã bắt đầu xế chiều. Một chiếc xe buýt khác xuất hiện từ xa và cô gái quyết định sẽ lên chiếc xe này để về nhà.

Thế nhưng khi chiếc xe này dừng lại, cô gái nhận thấy đây là một chiếc xe buýt đã rất cũ kỹ, nước sơn xe đã bị ố màu. Bên trong xe có một số hành khách là thợ mỏ, quần áo lấm lem và không được sạch sẽ. Cô gái cảm thấy không ưng ý và ngay lập tức quyết định sẽ không lên chiếc xe này, để đi chuyến sau. Cô nghĩ rằng vẫn còn nhiều chuyến xe buýt khác sẽ dừng lại nơi đây đón khách về thành phố trước khi trời tối.

Quả thật sau khi tiếp tục chờ đợi thêm khoảng 30 phút nữa thì chuyến xe buýt cuối cùng trong ngày cũng đã xuất hiện. Cô gái mừng rỡ vẫy tay cho xe buýt dừng lại để lên xe. Khi xe dừng lại cô gái phát hiện ra trên xe không còn một chỗ trống nào cho cô cả! Đây là chuyến xe cuối cùng nên tất cả mọi người đã tranh thủ lên xe trước khi đến trạm dừng chân nơi cô ngồi chờ. Lúc đó không có hành khách nào tự nguyện bước xuống xe nhường chỗ của họ cho cô. Sau khi mất vài phút sắp xếp không được, bác tài đành phải cho xe khởi hành về thành phố theo yêu cầu của những người khách khó tính đang ngồi chờ trên xe.

Khi xe lăn bánh thì trời cũng vừa sụp tối, cô gái một mình ở lại, và tiếp tục chờ đợi chuyến xe sau để được kịp về nhà trong cùng buổi tối hôm ấy.

Nhưng tiếc thay đó đã là chuyến xe buýt cuối cùng trong ngày mà có lẽ cô gái trẻ không biết. Nên cứ vẫn tiếp tục chờ đợi…

Cuộc sống có rất nhiều cơ hội cho tất cả mọi người, và cơ hội ở khắp mọi nơi chung quanh chúng ta. Cô gái ấy đã lãng phí các cơ hội sớm được trở về nhà khi từ chối những chuyến xe buýt còn chỗ. Và cô đã lỡ chuyến xe buýt cuối cùng trong ngày vì chuyến xe đó không còn chỗ trống cho cô bước lên.

Kết thúc câu chuyện, Tiến sĩ John Bezhad đã nhận xét: “Nếu chỉ là nhỡ một “chuyến xe buýt về nhà” thì vẫn còn cơ hội để đi về bằng các phương tiện khác hoặc thậm chí có thể chờ đợi cho đến ngày hôm sau rồi cũng về được. Nhưng nếu một người mà bị nhỡ chuyến xe buýt của cả cuộc đời mình thì có lẽ còn đáng tiếc hơn rất nhiều!.

Lãng phí cơ hội và lãng phí thời gian là những sự lãng phí tài sản vô hình lớn nhất của con người. Vì cơ hội trôi qua, có thể sẽ không bao giờ quay trở lại lần thứ hai. Còn với thời gian: thời gian chính là cuộc sống của con người!

Bạn thấy đó, liệu người thành công có ngồi và tính toán mãi mọi thứ hay không? Chắc chắn là không! Họ làm tất cả những việc họ có thể trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể, rồi họ ra quyết định về việc có làm hay không.

Trích sách Làm chủ tuổi 20

Có thể bạn quan tâm: Làm chủ tuổi 20 – Kim chỉ nam thành công tuổi trẻ

Làm chủ tuổi 20

ĐẶT SÁCH

 

Các viết cùng chủ đề