fbpx

Làm giàu thông minh: đầu tư giá trị hay kinh doanh chứng khoán?

Nhiều nhà đầu tư cho rằng khi mình đang tìm kiếm những doanh nghiệp có cổ phiếu được định giá thấp và mua vào khi chúng đạt giá rẻ thì mình chính là nhà đầu tư giá trị. Điều này thoạt nghe có vẻ hợp lý, nhưng lại không chính xác…

Làm giàu thông minh: đầu tư giá trị hay kinh doanh chứng khoán?

Đầu tư giá trị là gì?

Đầu tư giá trị là trường phái đầu tư do Ben Graham đặt ra, thầy của Warren Buffett. Graham nghĩ cách tốt nhất để kiếm tiền là mua các doanh nghiệp bị định giá thấp, chờ đến khi thị trường nhận ra sai lầm của mình rồi bán ra khi cổ phiếu đạt đến giá trị…

Với Graham, ông không nghĩ doanh nghiệp đang được định giá thấp trừ phi người ta có thể mua nó với giá thấp hơn giá trị thanh khoản (liquidation value). Nói cách khác, ông không đặt bất kỳ giá trị nào cho doanh nghiệp tạo ra dòng mặt dồi dào. Nó chỉ bị định đánh giá thấp nếu ông có thể thanh lý nó và cho giá hời.

Warren Buffett và Ben Graham

Điều này không có nghĩa ông hoạt động trong lĩnh vực thanh lý doanh nghiệp – ông chỉ giả định hoạt động kinh doanh bị đánh giá thấp đến mức cuối cùng ai đó sẽ nhận ra và khiến cho giá tăng lên.

Warren Buffett yêu quý người thầy của mình và tiếp thu toàn bộ phương thức đầu tư từ Graham: chỉ cần mua doanh nghiệp ở mức giá tuyệt vời và bạn chắc chắn sẽ kiếm được tiền.

Nhưng, Graham đã đầu tư trong thời kỳ suy thoái và chiến tranh thế giới và các doanh nghiệp thường nằm ở mức giá hấp dẫn.

Warren Buffett và đầu tư giá trị

Chỉ số Dow Jones ở mức 100 vào năm 1905. Vào năm 1942, sau đó 37 năm, nó trở lại mức 100. Nếu chúng ta thấy một thị trường chứng khoán không tăng trong 37 năm, tôi đảm bảo bạn sẽ thấy một loạt các doanh nghiệp đang có giá ngang với giá trị thanh lý. Nhưng sau năm 1942, thị trường bắt đầu leo ​​lên mức 1000 đến giữa thập niên 60 và trong thời gian đó, Graham nghỉ hưu còn Buffett thì bắt đầu sự nghiệp.

Trong giai đoạn này, Warren Buffett gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các doanh nghiệp có mức giá dưới giá trị thanh lý.

Triết lý đầu tư từ Charlie Munger

3 thói quen tâm lý có thể phá hủy sự nghiệp mà tỷ phú cũng phải dè chừng

Charlie Munger, đối tác của Buffett, một nhà đầu tư tài ba khác, đã thuyết phục Warren rằng trong một thị trường không suy thoái/ không chiến tranh, các doanh nghiệp thực thụ gần như không bao giờ có giá bán thấp hơn giá trị sổ sách của họ, còn những giá trị đáp ứng yêu cầu này lại không đáng mua.

Warren gọi những loại hình doanh nghiệp này là “điếu xì gà hút dở” (cigar butt). Họ chỉ hút được vài hơi ngắn… nhưng những điếu xì gà chỉ nằm sẵn để chờ được nhặt lên.

Charlie đã lập luận thành công khi cho rằng các doanh nghiệp điếu xì gà hút dở có lý do được bán với giá rẻ mạt – chúng chủ yếu là các doanh nghiệp kinh khủng. Ông cho rằng cuộc sống quá ngắn ngủi để rối mù với các doanh nghiệp tệ do ban quản lý yếu kém điều hành.

Ông nghĩ tốt hơn là mua một doanh nghiệp tuyệt vời với giá hợp lý thay vì một doanh nghiệp hợp lý với mức giá tuyệt vời.

Đặc biệt là khi bạn đang cố gắng chuyển hàng tỷ đô la mua vào hoặc thoát khỏi doanh nghiệp. Charlie đã thắng thế Warren, sau đó Warren ngừng mua các công ty gặp vấn đề kiểu Berkshire Hathaway và bắt đầu mua Coke và The Washington Post.

… Và phần còn lại là lịch sử.

Tại sao kinh doanh chứng khoán khác với đầu tư giá trị?

Nói chung, đầu tư giá trị có nghĩa là mua cổ phiếu có tỷ lệ PE rất thấp, phản ánh triển vọng của tốc độ tăng trưởng thấp trong tương lai.

Chúng ta tìm kiếm các doanh nghiệp được định giá thấp, nhưng là các doanh nghiệp tăng trưởng. Và, tất nhiên, chúng ta từ chối mua doanh nghiệp điếu xì gà hút dở. Chúng ta phải mua với giá mà Charlie Munger gọi là “mức giá hợp lý”. Đối với Charlie và Warren, mức giá hợp lý đòi hỏi mức giảm giá lớn so với giá trị nội tại và đó là mức cơ bản để mua bất cứ thứ gì.

Để kinh doanh chứng khoán thành công, chúng ta cần tìm kiếm những doanh nghiệp có mức giá rẻ, tất nhiên giá rẻ và tuyệt vời thì càng tốt, bạn nên mua một doanh nghiệp không được tuyệt vời lắm nếu:

A) Nó đủ rẻ

B) Nó có lịch sử phát triển nhất quán và đủ bền vững để có thể đạt tiêu chuẩn (A).

Nói cách khác, mặc dù sách Payback Time – Ngày Đòi Nợ khuyên nhà đầu tư tìm kiếm tỷ lệ tăng trưởng đạt ít nhất 10% đối với 4 chỉ số lớn (lợi nhuận, doanh thu, giá trị sổ sách, tiền mặt) cùng thu nhập trên vốn ROIC và không có nợ; chúng ta không nên quá cứng nhắc.

Không dừng lại ở những chỉ số, điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ về ngành công nghiệp và lĩnh vực kinh doanh của mình. Buffett từng mua See’s Candies khi 4 chỉ số tăng trưởng đạt khoảng 4%.

Hiểu giá trị, sau đó mua với giá chiết khấu hoặc biên an toàn (MOS)

Bởi vì Charlie và Warren sử dụng các từ “giá hợp lý”, nên một số người gọi đây là loại hình đầu tư “GARP Investing”. GARP là viết tắt của “tăng trưởng ở mức giá hợp lý”. Nhưng, họ bỏ lỡ một trong những khía cạnh quan trọng nhất của đầu tư là biên an toàn (margin of safety)

Mức giá hợp lý là khi mong đợi doanh nghiệp kiếm được 15% mỗi năm nếu hoạt động theo tầm nhìn đúng đắn. Nhưng phải được mua vào ở mức giá an toàn là dưới khoảng 50% so với giá trị thực.

Chúng ta không phải là nhà đầu tư GARP và lý do là: Chúng ta không phải là Warren Buffett.

Buffett là thiên tài, và thiên tài nhìn thấy những điều bạn không thấy. Chúng ta có khả năng bỏ lỡ những thứ quan trọng, ta nên kiên nhẫn hơn một chút và chờ đợi cho đến khi nhận thấy một doanh nghiệp tuyệt vời cùng với mức giá tuyệt vời.

Đó là mức giá mà 5-10 năm sau, mọi người phải thốt lên, “Anh kiếm đâu ra khoản đầu tư này!”

Đó chính ý nghĩa của biên an toàn.

Điều quan trọng là phải hiểu giá trị và sau đó mua vào ở giá chiết khấu lớn. “Sự tuyệt vời”, đặc biệt đối với một nhà đầu tư mới là chúng ta cần có những yếu tố tuyệt vời khi hiểu về ngành, con hào kinh tế – khả năng cạnh tranh và ban lãnh đạo, để biết doanh nghiệp có giá trị gì. Nói cách khác, nếu doanh nghiệp không thể dự đoán được thì rất khó để biết giá trị của nó.

Doanh nghiệp See’s Candies rất dễ dự đoán và do đó khá dễ dàng để định giá. Tuy không phát triển nhiều, nhưng nếu bạn có thể mua với mức giá phù hợp, bạn sẽ có được mỏ vàng.

Chọn giá cổ phiếu hay chất lượng doanh nghiệp?

Điều gì quan trọng hơn, một doanh nghiệp chất lượng hay mua ở mức giá tốt?

Vấn đề với các doanh nghiệp thực sự tuyệt vời, thực sự đạt chất lượng cao, là chúng không giảm giá.

Khi mọi người đều biết doanh nghiệp tuyệt vời, các nhà đầu tư tổ chức điều hành quỹ hưu trí và quỹ tương hỗ sẽ mua nó và vì thế giá sẽ tăng lên cho đến khi thu nhập trên đầu tư (ROI) tiềm năng đạt mức trung bình 100 năm của thị trường với tăng trưởng kép vào khoảng 7%. Coke là một ví dụ.

Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có con hào kinh tế (moat), tức không tuyệt vời, thì dòng tiền tương lai sẽ thiếu triển vọng và do đó, giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai sẽ phải khá nhỏ.

Vì vậy, câu trả lời là chất lượng phải được ưu tiên trước giá cả. Nói cách khác, khoản đầu tư phải là một doanh nghiệp tuyệt vời rồi mới xét đến định giá vừa phải.

Như vậy, ta cũng có thể mua một công ty khi hiểu giá trị của nó, và đấy không nhất thiết phải là doanh nghiệp tuyệt vời nhất trong ngành. Điều quan trọng là có thể dự đoán được và có độ cạnh tranh đủ bền vững để đem lại dòng tiền dài hạn có thể dự đoán được, theo đó tôi có thể định giá rồi mua ở mức chiết khấu lớn.

Tất nhiên, với hành xử vô lý của ngài Thị trường, cách duy nhất để chúng ta có được mức giá tốt là:

A) Toàn bộ thị trường suy giảm hoặc

B) Một sự kiện xảy ra tạo ra một vấn đề ngắn hạn cho doanh nghiệp/ cả ngành

Dù kịch bản nào xảy ra, rủi ro sẽ hiện diện ở khoản đầu tư, ít nhất là sau một năm, khi những nhà đầu tư tổ chức thoái vốn. Kết quả là doanh nghiệp có giá trị đang giảm giá. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải xem xét rủi ro thực sự là gì nếu chúng ta đầu tư khi “đồng tiền khôn” thoái lui.

Rủi ro nằm ở việc bám vào cảm xúc của ngài thị trường

Ngài thị trường

Trong kinh doanh chứng khoán, rủi ro nằm ở việc theo dõi ngài thị trường. Nếu chúng ta bám theo thị trường, kết quả tăng trưởng trung bình trong dài hạn vào khoảng 7%. Bạn phải để tiền của mình hoạt động trên thị trường thông qua những đợt giảm giá lớn, những mức giảm thường xuyên và quét sạch 50% danh mục đầu tư của bạn.

Thị trường sẽ quay trở lại trong dài hạn nhưng câu hỏi luôn là “bao lâu gọi dài hạn”? Một lúc nào đó trong cuộc đời của một nhà đầu tư, thời gian dài hạn sẽ là quá dài. Rủi ro thực sự của việc có mặt trên thị trường theo cách này là khi một nhà đầu tư gần đến lúc nghỉ hưu; khủng hoảng thị trường sẽ đe dọa thời gian hưu trí của bạn.

Đây là lý do tại sao những người nghỉ hưu luôn chọn đầu tư trái phiếu trong khi Buffett lại là cổ phiếu.

Hãy lý trí

Di ngược lại ngài thị trường, chống lại đám đông, chống lại cảm xúc phổ biến, là chìa khóa để giảm thiểu rủi ro; cảm xúc của đám đông khiến các doanh nghiệp bán ở giá rẻ và giúp chúng ta mua những doanh nghiệp tốt ở mức biên an toàn, mà không chịu rủi ro. Khủng hoảng thị trường khó có thể ảnh hưởng đến các vị thế dài hạn được mua ở mức giá hợp lý.

Hãy ghi nhớ điều này: Nếu bạn cảm thấy hào hứng với một công ty vì mọi người đều hào hứng với nó, hoặc bạn nghĩ đến việc đầu tư vì mọi người đều nghĩ đến, thì có lẽ đã đến lúc lùi lại để suy nghĩ.

Kết luận  

Thực tế là cách giảm thiểu rủi ro tốt nhất đến từ việc không mua cổ phiếu lởm chứ không phải cổ phiếu chiến thắng. Cổ phiếu tệ là doanh nghiệp hoạt động kém với giá khủng, đó là những cổ phiếu chúng ta phải đề phòng. Bám sát việc mua các doanh nghiệp có sức cạnh tranh khi ngài thị trường bán rẻ chúng, thế thì bạn sẽ nghỉ hưu trong sự giàu có mà không căng thẳng.

Nguồn: Rule #1 Investing, Happy Live dịch

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town (xác định giá cả giá trị, đọc báo cáo tài chính và định giá như NĐT Warren Bufffett, Benjamin Graham)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề