fbpx

Làm thế nào để kiểm tra ban điều hành mà không phải thuê tay trong?

Làm sao chúng ta biết được ban điều hành hay vị CEO của chúng ta có những phẩm chất nào? John Templeton, một nhà đầu tư vĩ đại theo phong cách Quy tắc số 1 và là nhà sáng lập Quỹ Templeton, đã gọi tên giải pháp của vấn đề này là “Đồn thổi”.

[Đầu tư 4 chữ M] Làm thế nào để kiểm tra ban điều hành mà không phải thuê tay trong?
Giải pháp của John Templeton là phương pháp “Đồn thổi”

Mục tiêu của ông ta là tập hợp toàn bộ những lời đồn mới nhất và những câu chuyện bên lề về mọi doanh nghiệp mà ông ta quan tâm đến. Vâng, rõ ràng là ông ta có nhiều việc để làm hơn cả nhân viên trực ca đêm ở Mc Donald’s nữa. À chờ đã. Hình như không phải thế. Hơn nữa, chúng ta còn có một công cụ có tên là Internet cơ mà.

Nếu vị CEO của chúng ta đã có nhiều năm lăn lộn trên thương trường, ắt hẳn đã có kha khá thông tin viết về ông ta hay viết bởi ông ta trên Internet. Hãy bắt đầu với Wikipedia.com, một trang Web tóm tắt thông tin, có sẵn đường dẫn đến các trang nguồn, và có ghi chú rõ thông tin lấy từ nguồn nào. Hãy luôn đối chiếu thông tin, tuy nhiên, đối với những trang như Wikipedia, đôi khi cũng có những thông tin giả.

Hãy thử Google họ tên của ban điều hành

Hãy đọc tất cả những bài báo viết về ông/cô ấy trên các tạp chí kinh doanh. Nếu CEO của bạn là đối tượng dò xét của các phóng viên, họ sẽ có bài viết phơi bày sự thực khi họ tìm thấy manh mối. Hãy tìm thông tin Forbes, Fortune, Barron’s, Wired 2.0, Success, và Wall Street Journal. Tiếp đến, hãy đến trang Web New York Times và nghiên cứu về CEO của bạn.

[Đầu tư 4 chữ M] Làm thế nào để kiểm tra ban điều hành mà không phải thuê tay trong?

Một nguồn thông tin tuyệt vời khác về công ty bạn đang nghiên cứu và CEO của nó là từ đối thủ

Ai cũng thích ngồi lê đôi mách chuyện của thiên hạ cả mà. Hãy vào Website của họ.

John Mackey viết một blog công kích đối thủ của mình là Wild Oats suốt nhiều năm, dẫn đến kết quả sau cùng là Wild Oats bị Whole Foods thâu tóm vào đầu năm 2007.

[Đầu tư 4 chữ M] Làm thế nào để kiểm tra ban điều hành mà không phải thuê tay trong?
John Mackey – Giám đốc điều hành của Whole Food Market

Thực ra, Mackey đã dùng bút danh để đăng bài blog trên Yahoo! Finance vào những năm cuối thập niên 1990, và nhanh chóng được biết đến với tư cách một người nắm giữ lượng lớn cổ phiếu Whole Foods. Vào năm 2000, ông viết, “Tôi thừa nhận sự cực đoan của mình. Tôi yêu công ty và tôi muốn gắn bó lâu dài. Tôi mua hàng tại Whole Foods, tôi sở hữu một lượng lớn cổ phiếu của Whole Foods. Tôi đi theo sứ mệnh và giá trị của công ty…

Vậy thì có gì sai?

Không, tôi không cho rằng có gì đó không đúng trong luận điểm của ông! Ông ta đã khẳng định mình sở hữu cổ phiếu: “yêu công ty”, “gắn bó dài lâu”, “mua sắm”, “đi theo sứ mệnh và giá trị”. Chính tôi cũng không thể tìm lời nào hay hơn ông để giải thích cho bạn hiểu những cảm giác khi sở hữu một phần của doanh nghiệp.

Hãy đọc thư thường niên của ban điều hành gửi cho các cổ đông

Một cách để biết liệu CEO có “nổ” không là so sánh số liệu của công ty – sức tăng trưởng và ROIC (hệ số thu nhập trên tổng vốn đầu tư) – với những gì ông CEO nói trong thử gửi cổ đông. Liệu mọi thứ có nhất quán với nhau? Hay ông CEO thì vẽ cảnh trên trời, còn số thì cho bạn thấy địa ngục? Nghe thật nực cười, nhưng chuyện này vẫn diễn ra nhan nhản đấy.

Nhiều vị CEO cứ đinh ninh rằng các cổ đông là bọn ngốc. CEO của một công ty lớn đã viết trong thư gửi cổ đông vào năm 2001 rằng trong vòng ba năm, nhờ vào những công ty mới mà ông ta đang đầu tư, công ty của ông sẽ kiếm ra được 10 tỉ đô la. Nhưng trong thư thường niên năm 2005, ông ta hoàn toàn không nhắc gì đến con số 5 tỉ đô la, là doanh số của công ty vào năm đó.

Ông ta hành xử cứ như thể lời tiên đoán của ông chưa từng tồn tại, mặc kệ sự thực rằng nó vẫn còn nằm rành rành trên Website để mọi người có thể đọc được. Ông ta không chỉ phớt lờ hoàn toàn lời tiên đoán của mình, ông ta còn dám một lần nữa đưa ra lời tiên đoán tương tự cho ba năm sắp tới. Nếu đó là cách ông ta báo cáo cho những người chủ – các cổ đông, thì bạn nên gói ghém đầu tư vào công ty khác là vừa.

Nguồn: Trích sách Ngày đòi nợ

Có thể bạn quan tâm: Ngày đòi nợ (Payback Time) – Phil Town

(đầu tư theo phong cách của Warren Buffett và Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề