Lịch sử hình thành hệ thống giao dịch Ichimoku và nến Nhật
Ngay trước khi có sự bùng nổ của Thế chiến thứ II, một nhà báo có tên gọi là Goichi Hosoda bắt đầu vận dụng và sàng lọc phân tích mô hình nến bằng cách thêm vào một loạt các đường trung bình. Ông đã sử dụng bút danh “Ichimoku Sanjin”, trong đó, ký tự Trung Quốc đầu tiên của tên của ông có nghĩa là “cái nhìn thoáng qua”.
Việc sử dung đồ thị chart gia tăng khi Nhật trỗi dậy mạnh mẽ sau thời phong kiến chiến tranh liên tục, nơi mà hoàng đế ở Kyoto và thống soái quân đội của ông – các Shongun, đã mất đi sự kiểm soát (từ năm 1500 đên 1600). Một tiến trình thống nhất bắt đầu, được gọi là thời kỳ Edo, kéo dài từ năm 1600 cho đến thời Minh Trị Duy Tân năm 1868. Trong thời gian này, Nhật Bản đã bị tách khỏi với thế giới bên ngoài và phát triển một xã hội cá nhân và những giá trị riêng biệt. Nhiều nhà truyền giáo đã bị trục xuất năm 1587. Và vào năm 1633 một đạo luật đã được thông qua quy định cấm người Nhật Bản giao dịch với người nước ngoài hoặc sinh sống ở nước ngoài. Những biện pháp này nhằm tăng cường sức mạnh của chính quyền Trung ương. Nhiều người coi đây là một thời gian khi mọi khía cạnh của cuộc sống đều chỉ có người Nhật Bản.
1. Mô hình nến Nhật
Người đàn ông góp phần to lớn vào việc hoàn thiện mô hình nến Nhật, và đã tạo ra một danh tiếng và sự nghiệp lẫy lừng, là Munehisa Homma (1724-1803), người đã sống trong thời kỳ Edo mô tả ở trên. Biệt danh “Sakata”, bởi vì lần đầu tiên ông làm việc tại Shonai Sakata – một thành phố thương mại ở miền bắc Nhật Bản – ông là con trai út, và được thừa kế sự nghiệp kinh doanh của gia đình (đây là một điều ngoại lệ tại Nhật Bản lúc bấy giờ), trước khi chuyển đến Edo (Tokyo ngày nay). Sakata mặc nhiên công nhận năm quy tắc kinh doanh thành công. Sử dụng chọn lựa cẩn thận từ lặp âm chơi chữ, ông đã sử dụng các tiền tố của ‘san’ có nghĩa là ba, mà người Nhật Bản cho là một phần của con số ‘ma thuật’ (như số 7 may mắn hay số 13 không may mắn đối với một số người phương Tây). Số ba được cho là đánh dấu sự khởi đầu hay bước ngoặt của một loạt các sự kiện. Năm quy tắc Sakata là:
1. Sanzan – three mountains – ba ngọn núi
2. Sanpei – three soldiers – ba người lính
3. Sansen – three rivers – ba dòng sông
4. Sankoo – three spaces – ba khoảng không
5. Sanpo – three laws – ba điều luật
Ông sử dụng những quy tắc nhằm hướng tới và quản lý để thu lợi nhuận từ biến động giá của hợp đồng gạo – dựa trên nỗi sợ hãi và sự tham lam của các đối tác, cung và cầu. Sử dụng phương pháp của mình, Sakata được cho là đã có chuỗi chiến thắng dài nhất với 100 giao dịch có lợi nhuận liên tiếp.
Một số người nói rằng vì tất cả những biến động trong quá trình phát triển của mô hình nến, và vai trò chủ đạo của quân đội, nhiều mô hình nến còn có ý nghĩa quân sự. Tuy nhiên, “ba người lính trắng/ba người lính đen“ là thứ duy nhất ngay lập tức làm bừng sáng trong tâm trí tôi. Nhiều người trong số những người khác liên tưởng tới các ngôi sao, động vật hoặc con người. Một số, như ‘Doji’ (có nghĩa là đồng thời), thể hiện hoặc người mua hay người bán là lực lượng chiếm ưu thế (điều đang đề cập không phải trong trường hợp của một cây nến doji).
Chúng ta có thể lưu ý trong quá khứ, sự phát triển tại Nhật Bản của đồ thị giá trong thế kỷ 17, và mô hình nến trong thế kỷ 18, xảy ra trước đồ thị thanh đầu tiên của Mỹ năm 1880.
2. Ichimoku Kinko – một sự sàng lọc, làm rõ mô hình nến
Sau đó, ngay trước khi có sự bùng nổ của Thế chiến thứ II, một nhà báo có tên gọi là Goichi Hosoda bắt đầu vận dụng và sàng lọc phân tích mô hình nến bằng cách thêm vào một loạt các đường trung bình. Ông đã sử dụng bút danh “Ichimoku Sanjin”, trong đó, ký tự Trung Quốc đầu tiên của tên của ông có nghĩa là “cái nhìn thoáng qua”. Các ký tự khác có nghĩa là “một người đàn ông đứng trên một ngọn núi”, quay trở lại với ba ngọn núi của Homma, nhưng cũng để cung cấp cho một quan điểm nhận thức và làm sáng tỏ giá trị đồ thị mang lại. Bắt đầu từ những năm 1940, ông phân tích giá cổ phiếu và cuối cùng xuất bản một cuốn sách phác thảo phương pháp của ông vào năm 1968 – sau khi cùng với nhiều sinh viên nghiên cứu và làm việc với hàng ngàn con số khác nhau. Tất nhiên công việc này được thực hiên trước sự ra đời của những chiếc máy tính có giá cả phải chăng, vì vậy nó là một quá trình rất mất thời gian và công sức. Tôi tin rằng việc sử dụng các bí danh đã được phổ biến tại Nhật Bản trong rất nhiều năm. Có lẽ đây là lý do tại sao đồng nghiệp yêu quý của tôi, Harada-san, đang hài lòng với biệt danh ‘Richie’. Nghệ sĩ nổi tiếng Hokusai thay đổi bút danh của mình lên đến 36 lần, có thể mỗi lần ông đã thay đổi phong cách làm việc của mình nhưng có lẽ chỉ để phù hợp với tâm trạng của mình.
Gần đây, phương pháp Ichimoku kinko Hyo đã được hồi sinh bởi Hidenobu Sasaki của công ty Chứng khoán Nikko Citigroup, người đã xuất bản nghiên cứu về Ichimoku Kinko vào năm 1996. Và bây giờ trong phiên bản thứ 18 của mình, đây là cuốn sách được sử dụng nhiều nhất ở Nhật Bản, và đã được bình chọn là cuốn sách phân tích kỹ thuật tốt nhất trong các tờ Nikkei trong 9 năm liên tiếp.
Renko chart loại trừ yếu tố thời gian và tập trung vào sự thay đổi của giá với mức độ thay đổi tối thiểu được cho trước. Renko charts sử dụng các cây nến có dạng như một viên gạch. Các nến Renko thể hiện cố định mức di chuyển của giá. Cụ thể là nến Renko mới chỉ hình thành khi và chỉ khi giá di chuyển với một số pips cố định – chú thích của người dịch.
Nhưng nhớ rằng mô hình nến không phải là đồ thị duy nhất được sử dụng tại Nhật Bản. Bên cạnh đó, họ cũng thừa nhận các phương pháp từ Tây phương, các đồng nghiệp Nhật Bản của tôi vẫn hài lòng khi sử dụng Renko, đồ thị ba đường phá vỡ (Three-Line-Break) và đồ thị Kagi. Nhưng khi nhiều gói dịch vụ cung cấp đồ thị không cung cấp những công cụ này, nên chúng được vẽ bằng tay một cách tỉ mỉ mỗi ngày. Điều này thực sự là dành cho những người thuần túy sử dụng theo một hoặc hai công cụ chính. Như vậy rất mất thời gian và nó không thích hợp để phân tích so sánh thị trường. Tuy nhiên, khi bạn bước vào bất kỳ phòng giao dịch của Nhật Bản ngày hôm nay thì các bảng đồ thị phổ biến nhất bạn sẽ thấy sẽ là Ichimoku Kinko Clouds.
Ý nghĩa của cái tên Ichimoku
Xuất phát từ từ ‘Chân’, ám chỉ đến ý kiến cho rằng thị trường để lại dấu chân, mà sau đó có thể được theo dõi, đọc và giải thích. Đồ thị (bar chart), được gọi là Hyo. Nhìn vào bộ ký tự kế tiếp này:
Một lần nữa bạn sẽ nhìn thấy một ký tự (kanji) thể hiện cho từ “đồ thị” (chart) ở cuối cùng bên phải. Ký tự ở phía ngoài cùng bên trái, trông như một dấu trừ ‘-‘, được đánh vần là “ichi” và có nghĩa là “một” hoặc là “điểm 1”. Ký tự thứ hai, cái trông giống như một chiếc thang có nghĩa là “nhìn” (moku) và kết hợp với ký tự đầu tiên, giống như một dấu trừ (ichi) có ý nghĩa “chỉ trong nháy mắt”. (Nó không phải là thực sự là một bậc thang, nhưng hình ảnh của một nhãn cầu quay trên mặt của nó – bạn cần một chút tưởng tượng ở đây!). Ký tự ở giữa, có nghĩa là “kin” nghĩa là “cân bằng” và ký tự thứ tư từ trái qua là “ko” hay là “kou”, theo phát âm của phương Tây, và nghĩa cũng là bằng hoặc cân bằng.
Khi đọc tổng thể năm chữ này lại và đặt chúng cạnh nhau chúng ta có thể đọc là “đồ thị về một cái nhìn thoáng qua về điểm câng bằng” và như vậy chúng ta có thể hiểu tổng thể một lần nữa về Ichimoku kinko Hyo – có nghĩa là “Đồ thị cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng của thị trường”.
Tên chính xác của đồ thị này là: Ichimoku Kinko Hyo. Nhưng đồ thị này thường được gọi là đồ thị ichimoku hoặc đồ thị Ichimoku Cloud charts. Thỉnh thoảng người ta có thể gọi Ichimoku Kinko Clouds.
Nguồn: Sách Hệ thống giao dịch Ichimoku Charts
Có thể bạn quan tâm: