fbpx

Lỗi không phải ở thị trường mà là… hệ thống tâm trí tàn dư từ thời tiền sử

Thị trường đôi khi bị thao túng trắng trợn, điều này không có gì phải bàn cãi. Để lại sau đó là sự bực tức đến sôi máu vì thua lỗ, tâm trạng khó chịu này sẽ mãi đeo đuổi nhà đầu tư… cho đến khi họ hiểu được đây là một phần phản ứng tự nhiên của thị trường và của cả bản thân mình.

Lỗi không phải ở thị trường mà là… hệ thống tâm trí tàn dư từ thời tiền sử

Thị trường đôi khi bị thao túng trắng trợn, điều này không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, hành động thị trường là kết quả cuối cùng của hoạt động cạnh tranh của hàng chục ngàn nhà giao dịch, ở nhiều khung thời gian, với các mục tiêu và quan điểm khác nhau; mọi thứ đều được xếp vào các mô hình hành vi thị trường và phần lớn trong số đó là nhiễu động. Thay vì tức giận khi bị quét lỗ, hãy coi đó như một phản ứng tự nhiên hoặc nếu do bạn đặt sai điểm dừng, hãy sửa lỗi.

Đó là vì nhiều công cụ nhận thức mà chúng ta sở hữu có thể là tàn dư còn sót lại từ quá trình phát triển từ loài vật; mặc dù chúng có thể hữu ích trong thời tiền sử, nhưng chúng thường khiến chúng ta thất bại hoàn toàn trong cuộc sống hiện đại. 

Lỗi không phải ở thị trường mà là... hệ thống tâm trí tàn dư từ thời tiền sử

Điều tốt nhất chúng ta có thể làm là nhận thức được những thiên kiến (bias) và cố gắng chống lại chúng.

Nhận ra các mô hình trong sự ngẫu nhiên

Bạn đã bao giờ nhìn thấy mặt người trong những đám mây, hoặc trong những vân gỗ đồ nội thất chưa? Bạn đã bao giờ nghe thấy những giọng nói thì thầm, nằm ngoài phạm vi nhận thức, khi bạn áp sát một cái vỏ sò vào tai chưa?

Đây là những trải nghiệm phổ biến và chúng rất có thể do một sai sót nhỏ của một số bộ máy nhận thức mạnh mẽ gây ra. Ví dụ, xử lý và nhận dạng khuôn mặt thực sự là một nhiệm vụ cực kỳ phức tạp, nhưng gần như tất cả con người đều có thể làm điều này một cách tự nhiên và tức thì. Có những vùng não cụ thể đã phát triển để giải quyết công việc phức tạp này, nhưng những vùng não tương tự cũng sẽ lấy các mô hình ngẫu nhiên trong các đám mây và ép chúng vào cái khuôn của mặt người.

Từ quan điểm tiến hóa, việc có thể xử lý chính xác dữ liệu ngẫu nhiên sẽ không có giá trị gì, không có lý do gì mà chọn lọc tự nhiên lại duy trì kỹ năng này. Thay vào đó, những người có thể nhanh chóng nhận ra các khuôn mặt và quản lý các tương tác xã hội với đồng loại có lẽ có khả năng sống sót trong thời tiền sử cao hơn nhiều so với những người ban đầu không nổi trội về những kỹ năng này.

Bộ não “nhanh nhảu” nhưng đầy thiên lệch

Chúng ta là những cỗ máy nhận dạng mô hình. Bộ não của chúng ta rất giỏi trong việc nhận biết các mô hình, chúng sẽ dễ dàng tạo ra các mô hình kể cả ở những nơi mà chúng không tồn tại. Chúng ta cố gắng tạo ra trật tự trong sự hỗn loạn bằng cách áp các mô hình có cấu trúc vào sự ngẫu nhiên. Các nhà giao dịch thường không đánh giá đầy đủ thực tế này – họ không hiểu rằng phần lớn những gì họ nhìn thấy trên thị trường, cho dù mô hình đó nhìn có vẻ thuyết phục đến mấy, có thể chỉ đơn giản là do những biến động ngẫu nhiên trên thị trường. Đừng bao giờ đánh giá thấp sự nguy hiểm của thiên kiến này.

Sự tự nghiệm – Heuristics

Sự tự nghiệm là một quy tắc chung, một lối tắt nhận thức để có thể nhanh chóng tìm ra câu trả lời cho một vấn đề nan giải. Chúng cực kỳ nhanh và hiệu quả; một số vấn đề cần hàng giờ hoặc hàng ngày phân tích logic để giải quyết thì sự tự nghiệm chỉ cần vài giây hoặc vài phút. Căn nguyên của tư duy tự nghiệm là khả năng liên hệ những trải nghiệm mới với thông tin cũ đã được xử lý – “Ồ, cái này trông như thế à”. Chúng ta học hỏi, suy nghĩ và đối mặt với thế giới bên ngoài bằng cách khái quát hóa và sắp xếp trải nghiệm của mình thành các phạm trù rộng và khi gặp các tình huống mới, chúng ta liên hệ chúng với các phạm trù rộng lớn này. Trên thị trường, chúng ta thường liên hệ các tình huống và mô hình với các nhóm mô hình mà chúng ta đã tạo ra hoặc đã chú ý trước đó, cho dù mối liên kết giữa hai tập hợp đó có logic hay không.

Tự nghiệm rất hữu ích, thậm chí là cần thiết cho các nhà giao dịch, nhưng điều quan trọng là chúng phải được xây dựng từ thông tin hợp lệ và được huấn luyện cẩn thận. Nếu không được kiểm chứng, có thể sinh ra những tự nghiệm sai lầm và chúng lại được củng cố trong môi trường thị trường có tính ngẫu nhiên cao. Ví dụ, một nhà giao dịch có thể có tự nghiệm khiến anh ta phải mua vào ở mức đỉnh ngày hôm trước trong hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán, bởi vì có thể anh ta đã ghi nhớ nhiều các giao dịch thắng lớn kiểu này.

Một nhà giao dịch khác có tự nghiệm chuẩn vì anh ta đã kiểm chứng, trong trường hợp này, lại bán khống tại những đỉnh đó. Cả hai nhà giao dịch đều có thể nhanh chóng đưa ra quyết định, nhưng nhà giao dịch có trực giác dựa trên các nguyên tắc chính xác của hành vi thị trường sẽ đưa ra quyết định đúng đắn.

Đổ lỗi cho người khác

Nếu bạn đã có thời gian tiếp xúc với các nhà giao dịch, bạn sẽ nghe thấy những thử kiểu như thế này: “Ồ, chúng nó lại quét lỗ tôi nữa rồi”, “Cha đó lại chơi tao rồi. Mày tin được không?”, “Ồ, tụi nó luôn làm vậy. Lũ tội phạm! Làm thế nào chúng có thể luôn làm điều này với tôi chứ?”.

Các nhà giao dịch có xu hướng đổ lỗi khoản lỗ của họ cho một thế lực bất chính, vô hình nào đó đang thao túng thị trường đằng sau – chính phủ Hoa Kỳ đang mua các hợp đồng tương lai cổ phiếu (Đội bảo vệ Plunge), các nhà giao dịch tại sàn đang thao túng thị trường, các thuật toán giao dịch cao tần (HFT) ăn cắp từ các nhà giao dịch, hoặc các ngân hàng lớn đang bất cẩn đẩy thị trường đi lung tung. Những điều này có thể xảy ra, nhưng đây mới là vấn đề: Chúng chả có nghĩa lý gì cả. Bạn sẽ cảm nhận được những chủ định này trên thị trường cho dù nó có tồn tại hay không.

Chính bộ não làm cho bạn cảm thấy có một thế lực vô hình nào đó. Chúng có thể có thật hoặc không, nhưng việc bạn cho rằng có một bên thứ ba đang thao túng thị trường nói lên nhiều điều về nhận thức của chính bạn hơn là về chính thị trường.

Thị trường đôi khi bị thao túng trắng trợn, điều này không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, hành động thị trường là kết quả cuối cùng của hoạt động cạnh tranh của hàng chục ngàn nhà giao dịch, ở nhiều khung thời gian, với các mục tiêu và quan điểm khác nhau; mọi thứ đều được xếp vào các mô hình hành vi thị trường và phần lớn trong số đó là nhiễu động. Thay vì tức giận khi bị quét lỗ, hãy coi đó như một điều tự nhiên hoặc, nếu do bạn đặt sai điểm dừng, hãy sửa lỗi.

Nếu kết quả không mong muốn này xảy ra thường xuyên đến mức khiến bạn trầm cảm, có thể bạn đang làm điều gì đó trái với bản chất thị trường. Đó là một lựa chọn đơn giản: Tiếp tục phản đối và tức giận với cách thị trường di chuyển, hoặc tự điều chỉnh bản thân bạn cho phù hợp với nó.

Nguồn: Happy Live tổng hợp từ “The art and Science of Technical Analysis”

Có thể bạn quan tâm

The art and Science of Technical Analysis: Sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật trong ĐTCK

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề