fbpx

Lời khuyên tài chính trên TikTok: Hữu ích hay nguy hại? Lắng nghe quan điểm từ chuyên gia kinh tế

TikTok thường bị lên án về việc có những ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ. Bài viết này không bàn về những ảnh hưởng đó, mà tập trung khẳng định: TikTok không phải là nơi quá tệ để học về tài chính cá nhân.

Lời khuyên tài chính trên TikTok: Hữu ích hay nguy hại?

Lời khuyên tài chính trên TikTok: Hữu ích hay nguy hại?

Vài năm trước, James Choi đến từ Trường Quản lý Yale đã đặt lên bàn cân so sánh giữa những lời khuyên tài chính phổ biến nhất với các nghiên cứu học thuật. Ngày nay, giới trẻ học hỏi về tài chính từ những người có ảnh hưởng (influencer) trên mạng xã hội nhiều hơn là qua sách vở.

Lấy cảm hứng từ nghiên cứu của Choi, tác giả bài viết này cũng dành thời gian theo dõi video của một số finfluencer nổi bật trên TikTok. Mặc dù không phải lời khuyên nào cũng phù hợp với các nghiên cứu tài chính – kinh tế, nhưng nhìn chung họ truyền tải khá nhiều mẹo hữu ích. Dĩ nhiên, trên nền tảng nào cũng có những người lập dị, nhưng phần lớn nội dung vẫn khá tương đồng với kiến thức sách vở, bên cạnh đó được điều chỉnh phù hợp hơn với nhu cầu của các bạn trẻ tuổi 20.

Thông tin từ Tiktok có cách tiếp cận khác đôi chút với kinh tế học. Các nhà kinh tế không đưa mục tiêu làm giàu (ví dụ, có một triệu đô la ở tuổi 30) làm ưu tiên, mà quan trọng hơn là đảm bảo mức sống ổn định xuyên suốt. Khi bạn mới 22 và chưa kiếm được nhiều, tiết kiệm có thể chưa phải ưu tiên hàng đầu. Lời khuyên của các nhà kinh tế dành cho bạn lúc này là nên có một ít tài sản rủi ro thấp – tuy nhiên không nhất thiết phải vậy nếu bạn đang mắc những khoản nợ thẻ tín dụng với lãi suất cao, bởi lãi suất thẻ thường vượt xa lãi suất tiết kiệm.

Cách đầu tư cũng có sự khác biệt. Cả TikTok và giới học thuật đều đề cao đa dạng hóa và ưu tiên đầu tư chỉ số thay vì quản lý danh mục chủ động. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích đa dạng hóa ở cả cổ phiếu nước ngoài, trong khi các TikToker có tâm lý thiên về cổ phiếu nội địa.  Điều này khiến nhà đầu tư thiếu đa dạng hoá, vì rủi ro đang tập trung vào thành quả duy nhất của quốc gia bạn sống, vốn bị tác động trực tiếp bởi mức lương của bạn. Quỹ S&P 500 cũng dễ bị chi phối bởi một vài cổ phiếu lớn.

Thực tế, trên TikTok khái niệm quản lý rủi ro không được nhắc đến nhiều (ngoài việc sở hữu S&P 500 và quỹ khẩn cấp). Học thuyết danh mục đầu tư hiện đại (Modern Portfolio theory) đánh giá tài sản mới dựa trên ảnh hưởng của chúng đến tổng thể rủi ro – chứ không chỉ là khoản lợi nhuận kiếm thêm. Đặc biệt chú ý cách danh mục của bạn chịu ảnh hưởng bởi suy thoái, bởi đây là lúc nguy cơ mất việc cao (đặc biệt với người trẻ) và phần lớn cổ phiếu đều rớt giá.

Tuy nhiên, không có cách nào chắc chắn để trở thành triệu phú trước 30 tuổi – trừ khi bạn là người thừa kế, ngôi sao giải trí hoặc vận động viên chuyên nghiệp – nếu không muốn chấp nhận quá nhiều rủi ro. Các influencer thì không giải thích rõ ràng điều này.

Điểm thú vị ở TikTok là họ coi việc sống cùng bố mẹ như một chiến lược tài chính khả thi, thay vì là biện pháp khi mọi thứ đổ bể. Sống cùng bố mẹ đúng là tiết kiệm tiền, nhưng tự lập cũng rất tốt cho sự phát triển bản thân.

Nhìn chung, tác giả thấy khá nhiều lời khuyên tài chính tốt trên TikTok. Video TikTok thực tế và lôi cuốn, khác hẳn các bài viết hàn lâm khô khan. Rất nhiều influencer hướng dẫn từng bước chi tiết, vô cùng giá trị và khiến những lo ngại khác của tác giả trở nên thứ yếu.

Tác giả nhớ lại thời 25 tuổi mải mê nghiên cứu cách tối ưu đầu tư và tạo nền tảng tài chính vững chắc. Lúc đó tiền thuê nhà đã quá cao khiến tác giả chẳng thể mua nổi quỹ chỉ số. Dĩ nhiên hồi đó chưa có TikTok, nhưng mà nếu có, hẳn là quyết định khi ấy đã khác.

Happy Live Team, lược dịch từ bloomberg

Có thể bạn quan tâm: 101 Lời khuyên tài chính cá nhân từ Thái Phạm

Từng bước xây dựng tương lai tài chính của bạn và gia định thịnh vượng, bền vững

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề